Tất Niên là gì? Ý nghĩa, phong tục ăn Tất niên 3 Miền

Tất niên không chỉ là một thời khắc, một thời điểm quan trọng mà Tất niên còn mang một ý nghĩa vô cùng to lớn trong lòng người dân Việt. Vậy Tất niên là gì? Ở ba miền Bắc, Trung, Nam Tất niên có gì khác nhau? Hãy cùng Văn Hoá Đời Sống và chuyên mục Bản sắc Việt theo dõi bài viết nhé!

Tất niên là gì?

Tất niên là một sự kiện nhằm đánh dấu việc kết thúc một năm đã qua và chuẩn bị để bước sang một năm mới được diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch. Thường là vào ngày 30 Tết (nếu là năm đủ) hoặc 29 Tết (nếu là năm thiếu).

Tất niên sẽ diễn ra vào buổi chiều tối, các gia đình sẽ làm những mâm cỗ để dâng lên ông bà tổ tiên. Mọi người sum vầy bên nhau bên bữa cơm đầy, thưởng thức những món ăn ngon, chia sẻ những câu chuyện của một năm đã qua.

Tất niên là gì?
Tất niên là gì?

Tùy vào văn hóa, phong tục tập quán ở mỗi vùng mà việc cúng tất niên có phần khác nhau. Có thể gia chủ sẽ mời thêm khách, bạn bè, họ hàng thân thuộc đến và dùng bữa cùng gia đình.

Ý nghĩa ngày Tất niên

Với người Việt Nam, Tất niên là dịp để sum họp, mọi người cùng nhau sẻ chia những câu chuyện vui buồn của một năm qua và đón chào những điều tốt đẹp trong năm mới.

Đối với dân công sở, đây cũng là dịp để các công ty, doanh nghiệp, các anh chị em đồng nghiệp tề tụ vui vẻ bên nhau. Trao cho nhau những cái bắt tay, cùng nhau nâng ly, gửi đến nhau những lời chúc thật ý nghĩa để đón chào một năm mới đến.

Ý nghĩa ngày Tất niên
Ý nghĩa ngày Tất niên

Còn đối với những người con xa nhà, đây là dịp để trở về, là dịp đoàn viên với gia đình sau một năm xa cách vì công việc bận rộn. Cùng nhau thưởng thức mâm cỗ Tất niên bên gia đình thực sự vô cùng ý nghĩa và hạnh phúc.

Phong tục ăn tất niên ở 3 Miền

Phong tục ăn tất niên ở miền Bắc

Ở miền Bắc, mâm cúng Tất niên thường có 4 bát 4 đĩa vì mọi người quan niệm rằng điều này tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Những mâm cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa tượng trưng cho sự phát lộc, phát tài.

Với mâm cỗ miền Bắc, mọi thứ phải thật đầy đủ, chỉn chu bắt mắt, không được qua loa tạm bợ. Thường mâm cỗ cúng Tất niên miền bắc gồm rất nhiều món ăn phong phú như gà luộc, giò lụa (chả lụa), nem rán (chả giò), giò, thịt heo, xôi gấc,…

Phong tục ăn tất niên ở miền Bắc
Phong tục ăn tất niên ở miền Bắc

Một số món ăn khác không thể thiếu trong mâm cỗ người bắc là thịt đông, nộm (gỏi), gà tần, móng giò hầm măng lưỡi lợn, miến nấu lòng gà, mọc, dưa hành muối…

Phong tục ăn Tất niên ở miền Trung

miền Trung, mâm cỗ Tất niên thường mộc mạc và giản dị hơn, tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà mâm cỗ Tất niên sẽ khác nhau. Tuy vậy, trong mâm cỗ miền Trung cũng phong phú với các món ăn như như thịt gà, thịt lợn, thịt đông, thịt giấm, tôm rim, cá chiên, chả Huế,…

Phong tục ăn Tất niên ở miền Trung
Phong tục ăn Tất niên ở miền Trung

Phong tục ăn Tất niên ở miền Nam

Ở miền Nam, mâm cúng Tất Niên thường sẽ có hoa, mâm ngũ quả, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trà, rượu, trầu cau bánh chưng và mâm cỗ thức ăn. Trong mâm cỗ Tất niên không thể thiếu các món ăn như thịt luộc, chả giò, thịt ngâm nước mắm,…

Bên cạnh đó, trong mâm cỗ miền Nam không thể thiếu các món ăn “huyền thoại” như thịt kho hột vịt, canh khổ qua dồn thịt.

Phong tục ăn Tất niên ở miền Nam
Phong tục ăn Tất niên ở miền Nam

Theo quan niệm của người miền Nam, thịt kho hột vịt với quả trứng được để nguyên quả tượng trưng cho một năm mới trọn vẹn và đầy đủ. Còn canh khổ qua dồn thịt thì đúng như tên gọi của nó, cầu mong những điều khổ cực sẽ chóng qua và những điều may, hạnh phúc sẽ đến.

Xem thêm:

Văn Hoá Đời Sống hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được tất Niên là gì. Nếu thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ đến cho nhiều người biết nhé. Chúc các bạn một năm mới bình an, sung túc bên người thân và bạn bè!

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Xem nhiều