Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa Tết Nguyên Đán. Vậy hãy cùng VANHOADOISONG và chuyên mục Bản sắc Việt theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhé!
Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm Âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam.
“Tết” là cách đọc âm Hán – Việt của chữ “Tiết”, “Nguyên” theo chữ Hán có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”.
Vào dịp trước Tết mọi người ở mỗi miền Bắc Trung, Nam sẽ cùng nhau sắm sửa cho nhà mình những cây đào, mai, quất – đây được coi là sự chuẩn bị không thể thiếu vào dịp Tết này.
Trong những ngày Tết Nguyên Đán, mọi người trong gia đình sẽ tụ họp, sum vầy. Cùng nhau dành những lời chúc tốt đẹp, thăm hỏi chuyện một năm đã qua và thờ cúng tổ tiên.
Tết Nguyên Đán diễn ra vào thời gian nào?
Do được tính theo Âm lịch nên Tết Nguyên Đán sẽ đến muộn hơn Tết Dương lịch hay Tết Tây. Quy luật 3 năm nhuận 1 lần khiến ngày đầu năm của Tết Nguyên Đán sẽ luôn sau ngày 21/01 Dương lịch và trước ngày 19/02 Dương lịch.
Tết Nguyên Đán thường diễn ra trong vòng 7 – 8 ngày cuối của năm cũ và tiếp tục đến 7 ngày đầu của năm mới tức là từ 23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng.
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Nguyên Đán
Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán
Mãi đến nay vẫn chưa ai có thể lý giải được nguồn gốc của Tết Nguyên Đán. Hầu hết thông tin đều cho rằng ngày Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm Bắc thuộc.
Nhưng theo sự tích “Bánh chưng bánh giầy” thì người Việt đã ăn Tết từ thời vua Hùng thứ 6, tức là trước cả khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc.
Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán (Tết cổ truyền)
Tết Nguyên Đán là thời điểm giao thoa đất trời
Năm cũ qua đi, năm mới chính thức bắt đầu, đây là dịp mọi người tổng kết lại năm cũ. Xem lại nhưng dự định của năm cũ đã hoàn hiện hay chưa. Sau đó bắt tay vào chuẩn bị kế hoạch chỉn chu hơn cho năm mới. Vì vậy Tết Nguyên Đán được xem là thời điểm giao thoa đất trời.
Dịp lễ quan trọng này là cơ hội để chúng ta gần gũi hơn với thần linh. Lý giải cho việc phải có một mâm cơm cúng vào đêm Giao thừa. Mâm cơm đầu tiên của năm gửi gắm tấm lòng đến Thần Nông, Thổ địa, ông Công, ông Táo, tổ tiên ông bà,… Mục đích là để cảm ơn và cầu mong các Ngài tiếp tục phù hộ năm mới thuận lợi, may mắn hơn.
Tết Nguyên Đán là dịp đoàn tụ gia đình
Dù có đi học, đi làm ở xa đến đâu thì ngày Tết vẫn là ngày mà bất cứ người con nào cũng sẽ trở về tổ ấm của mình. Đoàn tụ cùng gia đình vào dịp Tết cũng là một cách những đứa con báo hiếu cho ông bà, cha mẹ.
Tết Nguyên Đán là dịp tưởng nhớ ông bà tổ tiên
Khoảng thời gian Tết đến là dịp gia đình quây quần bên nhau để trò chuyện và dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho người thân. Không chỉ vậy, đây cũng là dịp để bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến tổ tiên ông bà – những người thân đã khuất. Điều này cũng thể hiện truyền thống con cháu hiếu thảo bao đời nay của dân tộc ta.
Tết Nguyên Đán là dịp cầu mong may mắn, tài lộc
Năm mới đến đồng nghĩa với việc chúng ta có một khởi đầu mới. Vì vậy, vào dịp Tết Nguyên Đán thì người ta thường đi chùa đầu năm để cầu may mắn, tài lộc, sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Tết Nguyên Đán là dịp cúng trả lễ thần linh
Người Việt tin rằng những thành quả đạt được trong năm cũ một phần là nhờ thần linh phù hộ độ trì chúng ta. Do đó, vào dịp Tết Nguyên Đáng thì thường sẽ cũng trả lễ thần linh.
Ví dụ như những người nông dân có nhiều vụ mùa bội thu thì họ sẽ cúng trả lễ cho Thần Nông. Thể hiện tấm lòng biết ơn khi nhận được những thành quả tuyệt vời ở năm cũ.
Tết Nguyên Đán là dịp sinh nhật mọi người
Nếu sinh nhật của bạn hoặc người thân rơi vào đúng dịp Tết thì quá tuyệt vời. Đây là dịp đoàn tụ gia đình nên bạn sẽ nhận được thêm nhiều lời chúc may mắn vào đầu năm. Niềm vui sẽ được nhân đôi thêm.
Những phong tục ngày Tết Nguyên Đán
Phong tục trước ngày Tết
- Dọn dẹp nhà cửa cho thật sạch sẽ.
- Trang trí nhà cửa theo chủ đề Tết.
- Mua sắm quần áo mới
- Gói bánh chưng/bánh tét/… tùy vùng miền.
- Chuẩn bị bánh mứt và phong bao lì xì.
- Chuẩn bị trái cây để làm mâm ngũ quả.
- Chuẩn bị cơm cúng giao thừa, cơm cúng ngày mùng 1 Tết.
Phong tục trong những ngày Tết
- Xông nhà đầu năm lấy may.
- Chúc tết họ hàng và khách tới nhà chơi.
- Lì xì.
- Xin câu đối, câu chúc đầu năm.
- Đi lễ đầu Xuân để cầu may mắn, bình an cho gia đình và bạn bè.
Background Tết Nguyên Đán
Hình ảnh Tết Nguyên Đán
Câu hỏi liên quan về Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán 2024 vào ngày nào dương lịch?
Theo lịch vạn niên, ngày 30 Tết năm 2024 sẽ rơi vào ngày 09/02/2024 (thứ Sáu) dương lịch. Còn mùng 1 Tết Nguyên đán 2024 Giáp Thìn rơi vào ngày 10/02/2024 (thứ Bảy) dương lịch.
Tết nguyên đán 2024 là năm con gì?
Tết Nguyên đán 2024 (tức ngày Tết Âm lịch 2024) là năm con Rồng, cụ thể là năm Giáp Thìn. Theo đó, năm Giáp Thìn 2024 sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 10/02/2024 dương lịch và kết thúc vào ngày 28/01/2025 dương lịch.
Tết Nguyên Đán còn được gọi là Tết gì?
Tết Nguyên Đán còn được gọi với nhiều tên khác như: Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết năm mới, Tết Ta,… Đây là một ngày lễ cực kỳ quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam. Nó đánh dấu thời điểm chuyển sang năm với nhiều may mắn và cơ hội mới.
Xem thêm:
- Tổng hợp các bài thơ chúc Tết ông bà, cha mẹ, thầy cô hay nhất
- Bài văn khấn cúng gia tiên sáng ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán
- Cách chi tiêu để không cháy túi sau tết
Hy vọng bài viết lần này đã giải đáp cho những ai còn thắc mắc ý nghĩa Tết Nguyên Đán là gì? VANHOADOISONG xin chúc các bạn có một năm mới an khang, thịnh vượng nhé!