Bản sắc Việt

Những phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Phong tục truyền thống ngày Tết Việt Nam luôn là một nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ và phát huy. Bài viết hôm nay của Văn Hoá Đời Sống và chuyên mục Bản Sắc Việt sẽ giới thiệu đến các bạn một số phong tục được cha ông ta nuôi dưỡng trong những ngày Tết!

Cúng ông Công ông Táo

Theo truyền thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng Chạp hằng năm tức ngày 23/12 âm lịch. Vào ngày này, nhà bếp – nơi thờ ông Táo, sẽ được dọn dẹp sạch sẽ để bày biện cúng.

Lễ cúng thường phải có cá chép vàng để tiễn ông về trời, mong ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp của gia chủ một năm vừa qua.

Cúng ông Công ông Táo

Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tét là hai món ăn truyền thống của người Việt trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Ở miền Bắc người dân sẽ gói bánh chưng, còn miền Nam gói bánh tét.

Công việc gói bánh trải qua nhiều công đoạn, mỗi người phụ trách một khâu như rửa lá, lau lá, vo gạo, ngâm gạo, nấu đậu, ướp thịt,… Cuối cùng là khoảnh khắc cả gia đình cùng nhau ôn lại chuyện cũ đêm giao thừa.

Gói bánh chưng, bánh tét

Chuẩn bị mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là một trong những thứ quan trọng bày trên bàn thờ gia tiên của người Việt. Nó là lễ vật dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và gửi gắm ước mong những điều tốt lành của gia chủ trong năm mới.

Chuẩn bị mâm ngũ quả

miền Bắc, mâm ngũ quả sẽ có chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Với người miền Trung, sẽ lựa theo tiêu chí mùa nào thức nấy. Người miền Nam thường sẽ chưng năm loại quả cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung với ý nghĩa “Cầu vừa đủ xài, sung túc”.

Dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, nhà cửa

Việc tân trang nhà cửa trước Tết có ý nghĩa xóa bỏ những bụi bặm, sự không may mắn của năm cũ để năm mới mọi thứ trở nên gọn gàng, tốt đẹp hơn. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình có cơ hội gắn kết cùng nhau.

Dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, nhà cửa

Thăm mộ ông bà (Tảo mộ)

Tảo mộ ngày Tết là một trong những phong tục tốt đẹp của người Việt Nam, nhắc nhở con người về tấm lòng hiếu thảo, sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Đây còn là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét.

Thăm mộ ông bà (Tảo mộ)

Hằng năm, cứ từ khoảng 20 tháng chạp đến chiều 30 Tết, mỗi gia đình Việt Nam lại thực hiện nghi thức tảo mộ. Trong quan niệm của người dân, khi năm mới đến, mọi thứ đều phải được sửa sang cho mới mẻ, kể cả với những người đã khuất.

Mua sắm thức ăn, hoa quả Tết

Thức ăn thịt cá, bánh kẹo, hoa quả,… đầy đủ các loại hàng hóa được mua bán tấp nập. Đi chợ Tết với một giỏ đầy đồ từ lâu đã là một hình ảnh quen thuộc với người Việt.

Mua sắm thức ăn, hoa quả Tết

Dựng cây nêu đón Tết

Từ bao đời nay, trong số những phong tục tín ngưỡng của người Việt Nam ngày Tết Nguyên đán, việc dựng cây nêu trước nhà đã trở thành một nét đẹp đối với con người, dân tộc Việt.

Mọi nhà sẽ dựng cây nêu, trên cây nêu sẽ treo đèn lồng vào buổi tối để soi đường cho hương linh ông bà tổ tiên về đón tết cùng con cháu. Qua đó, nói lên ý nghĩa cao quý  là tinh thần hiếu đạo, tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Dựng cây nêu đón Tết

Cúng tất niên

Người Việt Nam thường có tục lệ cúng tất niên (hay còn được gọi là Lễ Tết Niên) như một dấu mốc quan trọng. Theo tiếng Hán, Tất nghĩa là xong, Niên là năm. Tất Niên là kết thúc 365- 366 ngày của một năm để bước sang một năm mới.

Cúng tất niên

Cúng rước ông bà

Vào ngày 30 tháng Chạp, khi mọi công đoạn dọn dẹp chuẩn bị đón Tết gần như hoàn thành, nhà nhà bắt đầu thực hiện phong tục cúng rước ông bà về ăn tết cùng gia đình hay còn gọi là lễ đón ông bà tổ tiên.

Cúng rước ông bà

Cúng rước ông bà tổ tiên ngày 30 tết không chỉ là phong tục truyền thống mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt. Điều này thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ của con cháu đối với ông bà tổ tiên cũng như những người đã khuất trong gia đình.

Đón giao thừa

Giao thừa là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Từ “giao thừa”, có nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy – lúc năm cũ qua, năm mới đến.

Đón giao thừa

Với người Việt Nam, giao thừa là phút giây thiêng liêng. Vào đêm 30 Tết, hay còn gọi là đêm trừ tịch, được coi là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới.

Khai bút đầu năm

Khai bút đầu xuân bày tỏ hy vọng 1 năm học hành tấn tới, sự nghiệp thuận lợi, vạn sự đều đạt được thành công như ý. Những nét chữ đầu tiên của năm thường gửi gắm mong muốn về những điều tốt lành, may mắn, hạnh phúc.

Khai bút đầu năm

Phong tục xông đất

Theo quan niệm truyền thống của người Á Đông từ xa xưa, “có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Vì vậy mỗi khi bước sang năm mới, vào mùng 1 Tết, tất cả mọi người đều phải chú ý từ lời ăn, tiếng nói cho đến việc xuất hành.

Phong tục xông đất

Người Việt tin rằng việc xông đất cũng không ngoại lệ, nó ảnh hưởng sâu sắc tới vận mệnh, công việc làm ăn của gia đình trong cả năm. Nếu ngày mùng 1 mọi chuyện suôn sẻ thì cả năm sẽ được an lành, nhiều điều may mắn.

Chúc tết và mừng tuổi

Mừng tuổi ngày đầu năm là một phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt cũng như nhiều nước, với mong muốn có thế nhận được nhiều may mắn và những điều tốt đẹp nhất đến với nhau vào ngày đầu năm mới.

Chúc tết và mừng tuổi

Người châu Á quan niệm rằng màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường nhất trong các màu. Bên cạnh đó, mừng tuổi đầu năm còn tượng trưng cho tài lộc, chúc may mắn đến người nhận được lì xì.

Phong tục xuất hành

Đầu năm mới ngoài tục xông đât, người Việt còn có tục xuất hành. Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình.

Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý nhân, tài thần, hỷ thần,… Thông thường, người dân theo các hướng tốt sẽ xuất hành đi lễ chùa, đền hoặc đi chúc Tết.

Phong tục xuất hành

Đi lễ chùa, hái lộc đầu năm

Tết là dịp để cùng nhau đi lễ chùa (đi lễ đầu xuân) cầu mong cho gia đình an khang, thịnh vượng, vừa vãn cảnh chùa để tâm hồn thư thái, chào đón một năm mới yên vui, thái bình.

Hái lộc cũng là một hoạt động thường thấy. Người ta sẽ ngắt các nhành non mới nhú mang về nhà như một biểu tượng của sự tươi mới, may mắn.

Đi lễ chùa, hái lộc đầu năm

Xin chữ đầu năm

Tục xin chữ – cho chữ, có lẽ bắt nguồn từ những người hiếu học, trân trọng con chữ đẹp, nên ngày xuân xin về, như xin một thứ phúc lộc may mắn, giỏi giang.

Xin chữ đầu năm

Mâm cỗ đầu năm

Ở mỗi nhà vào những ngày Tết Nguyên đán đều phải có 1 mâm cỗ để kính nhớ tổ tiên, ông bà và thể hiện mong ước cho một năm mới sung túc, thịnh vượng. Mỗi vùng miền sẽ có mâm cỗ ngày đầu xuân với nhiều món ăn riêng biệt.

Mâm cỗ đầu năm

Màu của năm mới

Những màu sắc quen thuộc ngày Tết là đỏ, vàng,… và kị các màu trắng đen. Chúng tượng trưng cho những hy vọng, mong muốn được nhiều điều tốt lành vào năm mới đến.

Màu của năm mới

Cúng sao, giải hạn

Trong quan niệm của người Á Đông, theo vòng quay của sao Thái Tuế, mỗi người sinh ra đều có một vì sao chiếu mệnh tùy theo năm.

Cúng sao, giải hạn

Trong 9 ngôi sao có sao tốt, có sao xấu. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật,… gọi là vận hạn, nặng nhất là “Nam La hầu, nữ Kế đô”, phải tìm cách giải.

Vía Thần Tài mùng 10

Người ta tin rằng trong ngày Vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng hằng năm, nếu sắm lễ thờ cũng sẽ rước lộc may mắn cho cả năm. Mỗi gia đình, nhất là các gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài.

Vía Thần Tài mùng 10

Xem thêm:

Trên đây là một số phong tục truyền thống ngày Tết Việt Nam được các gia đình gìn giữ mỗi dịp Tết đến. Văn Hoá Đời Sống hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và thú vị!

0/5 (0 Reviews)
Thúy Hằng

Recent Posts

130+ stt về áo dài, cap về áo dài hay thả thính về áo dài Việt Nam

Một trend chụp hình được nhiều người yêu thích hiện nay chính là mặc áo…

26 phút ago

TPBank là ngân hàng gì? Sản phẩm, dịch vụ của TPBank có tốt không?

TPBank là một ngân hàng có tuổi đời khá trẻ nhưng đã nhanh chóng nhận…

17 giờ ago

GPBank là ngân hàng gì? Ngân hàng GPBank có uy tín không?

GPBank là một trong những ngân hàng lâu đời tại Việt Nam, cung cấp nhiều…

20 giờ ago

UOB là ngân hàng gì? Cung cấp dịch vụ nào? Ngân hàng UOB có uy tín không?

Ngân hàng UOB Việt Nam trực thuộc tập đoàn UOB của Singapore, có nguồn vốn…

23 giờ ago

NCB là gì ngân hàng gì? Cung cấp sản phẩm, dịch vụ nào? Ngân hàng NCB có tốt không?

Ngân hàng Quốc Dân là một ngân hàng đã hoạt động lâu năm, có nhiều…

23 giờ ago

Shinhan Bank là gì ngân hàng gì? Ngân hàng Shinhan có tốt không?

Ngân hàng Shinhan Bank thuộc tập đoàn tài chính Shinhan, là một trong những ngân…

1 ngày ago

This website uses cookies.