Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao và mùi vị thơm ngon, sữa chua được dùng phổ biến ở mọi gia đình. Bên cạnh đó, có một số loại thực phẩm ăn cùng với sữa chua là điều kiêng kỵ. Người tiêu dùng cần tránh để không bị ngộ độc thực phẩm. Vậy để tăng cường sức khoẻ không nên ăn sữa chua với gì? Cùng VANHOADOISONG.VN tìm hiểu dưới đây nhé!
Những thực phẩm tuyệt đối không ăn cùng sữa chua
Sữa chua chứa đa dạng các loại vitamin, lợi khuẩn, axit béo,… hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, giúp phát triển trí não. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số thức ăn cấm kỵ ăn kèm với sữa chua để phát huy tốt nhất chất dinh dưỡng có trong sữa nhé!
Các loại thịt đã qua chế biến
Trong các loại thịt đã qua chế biến có rất nhiều nitrat. Mục đích trì hoãn quá trình thối rữa thực phẩm. Nếu chất này tác dụng với axit hữu cơ trong sữa chua sẽ sinh ra chất axit nitro gây ung thư đường tiêu hoá.
Thức ăn có dầu
Ăn sữa chua sau bữa ăn có các món được chế biến nhiều dầu mỡ khiến quá trình tiêu hoá chậm lại. Đồng thời, tạo cảm giác mệt mỏi, uể oải khắp cơ thể.
Chuối, xoài
Một trong những sai lầm thường thấy là ăn sữa chua kèm với trái cây cắt nhỏ. Đặc biệt là chuối, xoài. Dù cách làm này có thể thúc đẩy cơ thể theo hướng tích cực nhưng điều này vô tình gia tăng nguy cơ mắc ung thư, nhiễm độc tố và các vấn đề khác.
Hành tây
Giống như xoài, hành tây là thức ăn sinh nhiệt mà sữa chua lại có tính lạnh. Sự mâu thuẫn giữa nóng và lạnh bên trong quá trình tiêu hoá là nguyên nhân mắc bệnh da liễu hoặc kích ứng da như phát ban, chàm và vảy nến.
Thuốc
Không nên uống thuốc chung với sữa chua hoặc trước khi ăn sữa chua. Việc này làm giảm thuộc tính và độ hiệu quả của thuốc. Đồng thời, ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.
Đậu nành
Trong đậu nành có một loại chất có khả năng ức chế quá trình hấp thu canxi từ sữa chua. Việc sử dụng hai loại thức ăn này làm mất giá trị dinh dưỡng đặc trưng của sữa chua. Về lâu dài, cơ thể sẽ thiếu hụt canxi.
Cá
Cá và sữa chua là hai nguồn giàu protein. Do đó bổ sung quá nhiều chất đạm gây ra chứng khó tiêu, đầy bụng hoặc các vấn đề liên quan đến dạ dày.
Sữa
Mặc dù sữa là thành phần chính chế biến sữa chua nhưng việc dùng chung trở thành điều kiêng kỵ. Trong sữa và sữa chua chứa rất nhiều lactose, sử dụng quá nhiều gây ra hiện tượng dư thừa, quá tải. Hậu quả là hiện tượng chướng bụng, ợ chua và tiêu chảy.
Đối tượng không nên ăn sữa chua
Sữa chua được xem như một phương thức phòng và điều trị bệnh đau dạ dày bởi khả năng hỗ trợ tiêu hoá tương đối mạnh nhờ các lợi khuẩn. Chính vì vậy, không phải ai cũng thích hợp ăn sữa chua. Đối với người già và trẻ em có dạ dày yếu, sau khi ăn nhiều sữa chua có thể bị tiêu chảy.
Ngoài ra, những người có bệnh lý nền liên quan tiểu đường, viêm túi mật,.. hạn chế ăn sữa chua hoặc ăn các loại sữa chua không đường tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng vì loại sữa chua có đường có hàm lượng đường và axit béo cao.
Một số lưu ý khác khi ăn sữa chua
Không nên ăn quá nhiều sữa chua
Giống nhiều thức ăn khác, việc tiêu thụ quá nhiều sữa chua là không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nhiều bác sĩ khuyến khích chỉ nên dùng 100 – 250gr (tương đương 1 – 2 hộp/ngày). Tốt nhất nên ăn sữa chua sau bữa ăn 1 – 2 tiếng.
Không ăn sữa chua vào lúc đói
Nhiều người quan niệm rằng ăn sữa chua chống đói. Thực tế, mật độ axit trong dạ dày tăng cao. Từ đó, làm mất đi những vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Công dụng tăng cường sức khoẻ cũng giảm dần.
Không đun nóng sữa chua
Việc đun nóng sữa chua bằng lò vi sóng hoặc ngâm nước nóng là điều nghiêm cấm trước khi ăn sữa chua. Trong quá trình chế biến, sữa chua được lên men tạo lợi khuẩn. Hành động này làm mất chất dinh dưỡng và giảm chất lượng của sữa chua.
Nếu sữa chua lạnh hãy để bên ngoài môi trường khoảng 30 phút hoặc có thể ngâm nước với tỷ lệ hai nước sôi, một nước lạnh.
Không ăn khi đông cứng
Việc để sữa chua trong ngăn đá làm lạnh đến khi cứng trước khi ăn là một cách làm không đúng. Bởi vì khi sữa chua đông cứng như vậy, một số vi khuẩn có lợi sẽ bị tiêu diệt do nhiệt độ quá lạnh. Thói quen ăn như vậy không đem lại lợi ích gì cho sức khỏe.
Không kỳ vọng ăn sữa chua để giảm cân
Mặc dù việc ăn sữa chua có thể hỗ trợ quá trình giảm cân, nhưng không thần kỳ như tin đồn. Nếu ăn sữa chua ở mức độ phù hợp, chúng có thể kích thích tiêu hóa, giúp duy trì trọng lượng cơ thể. Ngược lại, việc ăn quá nhiều sữa chua có thể dẫn đến tăng cân.
Thêm vào đó, việc tiêu thụ lượng lớn sữa chua có thể làm tăng cảm giác đói và kích thích sự thèm ăn. Vì vậy, bạn nên ăn sữa chua khoảng ngày 2 hộp và ưu tiên sữa chua không đường nếu muốn tránh tăng cân.
XEM THÊM:
- Rửa mặt bằng sữa chua hàng ngày có tốt không? Lưu ý khi dùng
- Trẻ 5 tháng tuổi ăn được sữa chua không? Ăn bao nhiêu là đủ?
- Cách nhận biết sữa chua bị hư hỏng, hết hạn sử dụng dễ dàng
Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc không nên ăn sữa chua với gì cũng như những lưu ý khi ăn sữa chua. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ bài viết đến người thân và bạn bè xung quanh nhé!