Để chào đón một năm mới nhiều bình an – may mắn, người Việt có rất nhiều phong tục, tập quán được lưu giữ cho đến ngày hôm nay. Trong đó, phải kể đến cách bày mâm ngũ quả ngày tết. Do đó, bài viết của Văn Hoá Đời Sống và chuyên mục Bản sắc Việt hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về cách bày trí này trong Tết cổ truyền sắp tới nhé!
Nguồn gốc, ý nghĩa mâm ngũ quả
Theo chủ nghĩa duy vật cũ, mọi vật chất đều được cấu tạo bởi ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Quy luật này cũng được áp dụng trong cách bày mâm ngũ quả ngày Tết trên bàn thờ của người Việt Nam.
Mâm ngũ quả ngày Tết thường được tạo thành từ 5 loại quả khác nhau, do đó chúng thường gọi tắt phong tục cúng này là ngũ quả. Điều này thể hiện mong muốn của người Việt là cầu mong ngũ phúc bao gồm: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh sẽ ghé đến nhà trong năm mới sắp đến.

Bên cạnh đó, việc đặt một mâm trái cây ngũ trên bàn thờ ngày Tết còn mang ý nghĩa thể hiện lòng thành kính với tổ tiên cũng như tuân theo đạo lý uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc ta.
Ngoài ra, quả còn tượng trưng cho việc con cháu mang thành quả lao động vất vả của mình dâng lên ông bà để thể hiện lòng hiếu thảo. Việc lựa chọn ngũ quả bày trên bàn thờ ngày Tết cũng khác nhau tùy theo quan niệm và loại trái cây đặc sản của từng vùng miền.
Ý nghĩa các loại quả
Quả | Ý nghĩa |
Chuối xanh | Màu xanh tượng trưng cho hành Mộc, có ý nghĩa như một bàn tay dang rộng che chở mang đến hòa bình, thịnh vượng, nhân ái và đoàn kết. |
Quả phật thủ | Phật thủ được tạo hình đặc biệt giống như bàn tay Phật để bảo vệ gia đình. Phật thủ thường được đặt ở chính giữa, là điểm cao nhất của mâm ngũ quả. |
Quýt/ tắc/ quất | Theo chữ Hán, tên quý/ tắc/ quất có cách phát âm giống như chữ cát. Do đó, việc bày quất cùng mâm ngũ quả mang ý nghĩa thịnh vượng, ăn ngon và sinh khí dồi dào. |
Bưởi | Biểu trưng cho phúc lộc và viên mãn. |
Xoài | Thể hiện sự cầu mong một năm không thiếu thốn. |
Thanh long | Biểu trưng cho rồng mây hội tụ, tượng trưng cho sự cát tường, thịnh vượng. |
Sung | Với mong muốn có sự sung túc, tròn đầy, sung mãn về sức khỏe, hay tiền bạc. |
Đu đủ | Biểu tượng của đầy đủ, thịnh vượng. |
Lê | Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ. |
Lựu | Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống. |
Đào | Thể hiện sự thăng tiến trong cuộc sống, công việc. |
Táo | Biểu trưng cho sự phú quý, giàu sang. |
Dưa hấu | Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn. |
Quả trứng gà | Lộc trời cho. |
Dừa | Tương tự như Xoài, mong cầu sự no đủ, không thiếu thốn trong năm mới. |
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết
Người miền Bắc
Ở miền Bắc, thông thường mam ngũ quả được phối theo 5 màu khác nhau. Tượng trưng cho Kim (trắng), Mộc (xanh), Thủy (đen), Hỏa (đỏ), Thổ (vàng). Vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc thường chuộng 5 loại quả là: chuối, bưởi, táo, hồng và quýt.
Cách bày biện phổ biến và truyền thống nhất là đặt một quả chuối dưới cùng và giúp đỡ tất cả các loại quả khác. Chính giữa là quả bưởi vàng hoặc quả Phật thủ vàng, xung quanh là táo, hồng, quýt xen kẽ là quất, táo xanh hay những trái ớt chín đỏ trong những khoảng trống.

Người miền Trung
Ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, mâm ngũ quả được tạo thành từ các loại trái cây như: thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam và quýt. Thông thường người miền Trung sẽ xếp mâm ngũ quả của mình theo hình tháp hoặc hình long phụng với cặp dưa ở hai bên cùng với hiều loại trái cây khác.

Người miền Nam
Với sự phong phú và đa dạng của các loại trái cây được ông trời phú cho vùng đất miền Nam trù phú, người miền Nam thường trưng mâm ngũ quả với các loại quả bao gồm như: mãng cầu, dừa, đu đủ xoài, và sung.
Thường thì người miền Nam sẽ bày mâm ngũ quả ngày Tết bằng cách xếp 3 loại quả chính là đu đủ, dừa và xoài phía trước sao cho mâm ngũ quả trông thật đẹp mắt. Tiếp đó, mới sắp xếp các loại trái cây còn lại lên trên để tạo thành một kim tự tháp.
Khi quyết định mua, người miền Nam thường chọn những quả đu đủ còn xanh, có những đốm vàng đẹp mắt nhất. Mặt khác, xoài phải có màu vàng đẹp mắt và mãng cầu phải có hình dạng đẹp.

Những lưu ý chung
Để tránh những sai lầm khi bày trí mâm ngũ quả ngày tết, bạn cần nắm rõ thuyết ngũ hành. Cụ thể như mâm ngũ quả mà không có đủ 5 màu hoặc phối hợp hoa quả không hợp lý và không đủ số lượng.
Ngoài ra, mâm ngũ quả chỉ bày trí hoa quả, không bày trí thêm bất kỳ hoa hay các loại thực phẩm khác. Đặc biệt, bạn nên lưu ý rằng, số quả trong mâm quả chỉ tính loại quả chứ không tính số quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc mua những quả chín quá sớm vì chúng rất nhanh hỏng khi mua về. Không rửa trái cây trước khi bày lên bàn thờ, bởi nước còn đọng lại có thể làm cho quả bị thối hoặc khô héo.

Xem thêm:
- Tất Niên là gì? Ý nghĩa, phong tục ăn Tất niên 3 Miền
- Những việc nên làm ngày rằm tháng giêng để cả năm an lành, may mắn, thuận lợi
- Tìm hiểu một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh
Tóm lại dù khác biệt trong văn hóa vùng miền, song cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đều giữ một ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tính ngưỡng của người Việt, thể hiện ước vọng cho một năm mới nhiều tài lộc và sung túc. Nếu bạn thấy bài viết hay đừng quên chia sẻ nó cho bạn bè của mình cùng tìm hiểu nhé! Văn Hoá Đời Sống chúc bạn có thật nhiều may mắn và đầy đủ sức khỏe đón Tết Qúy Mão 2023 bên gia đình và những người thân yêu.