Bé bị dị ứng đạm sữa bò, mẹ nên kiêng những thực phẩm gì?

Hiện tượng bé bị dị ứng đạm sữa bò không hề hiếm gặp, tuy nhiên nhiều mẹ vẫn rất lo lắng và băn khoăn nên kiêng những thực phẩm gì và bổ sung những thực phẩm gì để tốt cho con. Vậy khi bé dị ứng đạm sữa bò mẹ nên ăn gì? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề trên.

Các loại thực phẩm có chứa đạm sữa bò

Bé bị dị ứng đạm sữa bò không nên ăn các thực phẩm có thành phần từ sữa bò như:

  • Sữa: bao gồm sữa nguyên kem, sữa ít béo, sữa tách béo, sữa đặc không đường, sữa đặc có đường, bột sữa, buttermilk, sữa dê.
  • Phô mai: bao gồm cả phô mai làm từ gạo và đậu nành, vì có thể có chứa đạm casein, một chế phẩm từ sữa
  • Bơ sữa: thực vật, các sản phẩm thay thế bơ, các loại kem phết lên bánh, kem phết lên thức ăn có chứa đạm whey, một loại đạm sữa.
  • Kem: bao gồm cả kem chua (sour cream), hỗn hợp sữa nguyên kem và kem tươi, kem sữa chua, kem lạnh.
  • Các món tráng miệng: Bánh bông lan, bánh quy, bánh nướng, bánh muffins, bánh custard, các loại pudding, nước sốt kem, bánh trứng, nước giải khát xay với sữa, cocktail trứng, kẹo có bột sữa…
  • Thịt: Thực phẩm thịt chế biến sẵn có đạm casein, xúc xích, thịt nguội, súp kem, súp có đạm từ sữa, cá ngừ đóng hộp chứa đạm casein, pizza
  • Một số loại rau: Rau đông lạnh có nước sốt, bơ, món xay nhuyễn có kem, khoai tây nghiền kiểu Pháp, một số loại khoai tây chiên có bột sữa…
Các thực phẩm có chứa đạm sữa bò

Các biểu hiện của bé khi dị ứng với đạm sữa bò

Cơ quan Triệu chứng
Da
  • Viêm da cơ địa
  • Sưng môi và mi mắt (phù mạch)
  • Nổi mề đay
Tiêu hóa
  • Thường xuyên trào ngược và nôn trớ
  • Tiêu chảy / táo bón
  • Máu trong phân
Hô hấp Sổ mũi, ho kéo dài, khò khè
Toàn thân Mệt mỏi kéo dài hay đau quặn (>3 giờ mỗi ngày/ kích thích) ít nhất 3 ngày trong 1 tuần kéo dài trên 3 tuần
Biểu hiện chung
  • Bỏ ăn, chậm tăng trưởng, thiếu máu thiếu sắt, bức rức, khó ngủ, khó thở.
  • Các triệu chứng nguy kịch, sốc phản vệ

Nguyên nhân bé dị ứng với đạm sữa bò 

Dị ứng với đạm sữa bò là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay, chiếm khoảng 2-7,5%. Dị ứng thường xảy ra từ vài phút đến vài giờ sau khi trẻ uống sữa. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ chấm dứt khi trẻ được từ 1-4 tuổi.

Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này ở trẻ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, dị ứng đạm có tính di truyền. Nếu ông bà hoặc bố mẹ có tiền sử dị ứng với thực phẩm chứa sữa thì khả năng thế hệ con cái bị dị ứng đạm sữa bò là rất cao.

Nguyên nhân bé bị dị ứng đạm sữa bò

Hoặc có thể do cơ chế miễn dịch của bé nhạy cảm, nhận diện các thành phần đạm sữa là có hại, nên cơ thể trẻ sẽ tự động sản xuất ra kháng thể miễn dịch IgE để trung hòa những protein này, từ đó dẫn đến các biểu hiện dị ứng với đạm sữa bò.

Chế độ ăn uống của bé khi dị ứng đạm sữa bò

Mẹ cần có một chế độ ăn uống phù hợp dành cho bé khi dị ứng đạm sữa bò để bé phát triển khỏe mạnh, tùy vào độ tuổi của bé để điều chỉnh chế độ khác nhau.

Dưới 6 tháng tuổi

  • Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đến sáu tháng tuổi và tiếp tục cho con bú cùng với các thực phẩm bổ sung thích hợp cho đến hai tuổi hoặc sau đó nữa.
  • Đối với bé bú mẹ, bà mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn chế độ ăn loại bỏ đạm sữa bò (sữa đặc, sữa tươi, phô mai…) có hoặc không kèm theo loại bỏ trứng và đậu nành. Mẹ cần bổ sung calci và vitamin D khi thực hiện chế độ ăn này.
  • Đối với trẻ không may mắn có sữa mẹ, thì lựa chọn là các sản phẩm công thức đạm sữa bò thủy phân hoặc sữa công thức amino acid.
  • Tìm các loại sữa bao bì có ghi “Hypoallergenic formula” (công thức giảm dị ứng), “Extensively hydrolyzed formula” (công thức thủy phân tích cực/thủy phân toàn phần/thủy phân hoàn toàn), “Amino acid-based formula” (công thức acid amin).
Nuôi con bằng sữa mẹ và cho con uống các sản phẩm sữa có công thức giảm dị ứng

Lưu ý:

  • Sữa không được khuyến cáo cho trẻ khi chẩn đoán dị ứng với đạm sữa bò là “Sữa thủy phân một phần trên bao bì sẽ có dòng chữ “Partially hydrolyzed” (thủy phân một phần) hoặc “hydrolyzed” (được thủy phân)
  • Trẻ có thể dị ứng chéo với đạm sữa của các động vật khác như dê, cừu… hoặc dị ứng đạm đậu nành. 

Trên 6 tháng tuổi

  • Lựa chọn thức ăn bổ sung cho bé theo nguyên tắc “dị ứng món gì thì phải tránh món đó”.
  • Khi chọn thực phẩm cho trẻ, đọc nhãn thực phẩm quan tâm đến “Ingredients” bằng cách đọc nhãn thực phẩm.
  • Khi chế biến thức ăn cho trẻ không được thêm các sản phẩm chứa sữa bò vào.
  • Cần thận trọng khi cho trẻ ăn thịt bò, dị ứng đạm sữa bò cũng có thể dị ứng đạm sữa các động vật khác như cừu, dê hoặc dị ứng đạm đậu nành.
Tránh các thực phẩm có chứa đạm sữa bò

Một số lưu ý cần nhớ đối với bé dị ứng đạm sữa bò

  • Nếu trẻ có tình trạng chậm tăng cân hay suy dinh dưỡng mẹ cần đưa trẻ đi khám và nghe tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.
  • Đối với trẻ gặp khó khăn trong việc sử dụng sữa thay thế vì nhiều lý do (mùi vị sữa, giá tiền, nơi mua) mẹ nên khuyến khích trẻ ăn dặm, bổ sung calci, vitamin D từ thực phẩm hoặc thuốc bổ.
  • Bé cần phải được chẩn đoán chính xác là dị ứng đạm sữa bò hay không. Gia đình không được tự ý nghĩ rằng con mình dị ứng đạm sữa bò.
Đưa bé đi khám để được chuẩn đoán chính xác

Hy vọng với các thông tin mà bài viết đưa ra, mẹ sẽ có được những kiến thức hữu ích để biết bé bị dị ứng đạm sữa bò mẹ nên kiêng ăn gì, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho con và nuôi con phát triển khỏe mạnh.

Bài viết thịnh hành

Bài viết liên quan