Cách trị tiêu chảy cho bé và những thực phẩm nên ăn để mau khỏi bệnh

 

Tiêu chảy là tình trạng phổ biến xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa biết cách trị tiêu chảy cho bé phù hợp, dẫn đến tình trạng sức khỏe tệ hơn. Văn Hoá Đời Sống cùng chuyên mục Cẩm Nang Mẹ Và Bé  mời ba mẹ xem ngay bài viết dưới đây để nắm rõ về tiêu chảy ở trẻ cũng như cách xử lý phù hợp.

Biểu hiện của bệnh tiêu chảy

Các loại tiêu chảy ở trẻ em

Tùy vào từng bé mà số lần đi ngoài khác nhau. Ví dụ có bé đi ngay sau lúc ăn, có bé 2 ngày mới đi 1 lần, trẻ khác thì 1 lần/tuần. Tuy nhiên, những trẻ dưới 2 tuổi đa số đi phân mềm, đóng thành khuôn. Khi quan sát bé có số lần đi ngoài dưới đây thì khả năng cao đang bị tiêu chảy:

  • Trẻ dưới 1 tháng tuổi: 4 – 10 lần/ngày.
  • Trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi: 2 lần/ngày.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ là khi bé có số lần đi ngoài nhiều gấp đôi ngày thường, những trẻ lớn hơn sẽ đi ngoài trên 3 lần/ngày. Phân được thải ra ở trạng thái lỏng hoặc toàn nước. Có 3 loại tiêu chảy chính ở trẻ:

  • Tiêu chảy cấp.
  • Tiêu chảy kéo dài: Tình trạng này diễn ra dài hơn 14 ngày.
  • Tiêu chảy xâm lấn có nhầy máu.
Các loại tiêu chảy ở trẻ em
Các loại tiêu chảy ở trẻ em

Thời điểm trẻ dễ bị tiêu chảy nhất trong năm

Bệnh tiêu chảy hầu như xuất hiện xuyên suốt năm, nhưng theo các bệnh viện thống kê về ca bệnh thì có hai thời điểm cao nhất:

  • Mùa nóng:

Lúc này điều kiện môi trường thuận lợi cho những vi khuẩn phát triển mạnh. Bên cạnh đó, người dân cũng thường xuyên ăn thực phẩm bên ngoài. Những điều đấy khiến bệnh tiêu chảy dễ dàng xuất hiện do bị nhiễm khuẩn.

Thời điểm trẻ dễ bị tiêu chảy nhất trong năm
Thời điểm trẻ dễ bị tiêu chảy nhất trong năm
  • Mùa lạnh:

Thời điểm này người dân thường ở nhà quây quần bên nhau. Điều này giúp tạo môi trường thuận lợi cho virus lây lan, phát triển. Nên dù trẻ chỉ quanh quẩn trong nhà vẫn có thể mắc các dịch tiêu chảy do virus, đặc biệt là Rotavirus.

Thời điểm trẻ dễ bị tiêu chảy nhất trong năm
Thời điểm trẻ dễ bị tiêu chảy nhất trong năm

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy

Có rất nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến bệnh tiêu chảy nhưng dưới đây là 3 nguyên nhân chủ yếu nhất:

  • Đầu tiên là do nhiễm trùng đường ruột ở trẻ do các loại virus gây nên, đặc biệt là virus Rota. Nó là loại virus gây nên hàng loạt bệnh như viêm dạ dày, viêm ruột cùng một số bệnh nhiễm trùng khác.

"<yoastmark

  • Không cung cấp đủ các loại enzym cần thiết cho trẻ, quan trọng nhất là lactase. Bởi đây là enzym giúp tiêu hóa lactose, làm giảm lactose đang tích tụ ở ruột. Từ đó không mắc các vấn đề về đường ruột, điển hình là tiêu chảy.

"<yoastmark

  • Hệ tiêu hóa của bé còn rất non nên chỉ cần chút thay đổi sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, dễ bị tiêu chảy. Ví dụ trường hợp bé đang bú sữa mẹ nhưng đổi qua một công thức mới hoặc những món ăn lạ trong thực đơn ăn uống hằng ngày.

"<yoastmark

Cách trị tiêu chảy cho bé

Bổ sung nước và chất điện giải

Tiêu chảy khiến cơ thể của bé bị giảm sút do mất nhiều thứ như nước, điện giải. Cách điều trị tốt nhất lúc này đó là cho trẻ uống Oresol. Phụ huynh cần lưu ý sử dụng Oresol đúng cách để đảm bảo cho sức khỏe của bé:

  • Oresol chỉ giúp trẻ cung cấp lại lượng nước, điện giải đã mất, hoàn toàn không phải thuốc điều trị bệnh tiêu chảy.
  • Pha Oresol theo đúng chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm. Chỉ pha cùng nước đã được đun sôi, tuyệt đối không pha với nước khác. Buộc pha đúng tỷ lệ, không ít hay nhiều hơn hướng dẫn.
  • Sau khi pha, cho trẻ uống từ từ và uống thay nước. Nên cho trẻ uống từ 50 – 100ml (tương đương 10 – 20ml muỗng cà phê) sau mỗi lần trẻ đi ngoài.
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi không nên dùng Oresol mà có thể thay bằng nước dừa, nước cơm, súp.
  • Khi trẻ không chịu uống hoặc ói ngay sau khi uống, lúc này phải theo dõi chặt chẽ tình trạng mất nước của con.
Bổ sung nước và chất điện giải
Bổ sung nước và chất điện giải

Sử dụng thuốc

Một số thuốc thường dùng mà phụ huynh cần lưu ý:

  • Thuốc kháng sinh: Bệnh tiêu chảy ở trẻ đa phần do virus gây ra. Nên không cần sử dụng kháng sinh, bởi thuốc chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn.
  • Thuốc kháng tiêu chảy: Không nhất thiết dùng loại này bởi dễ gây nguy hiểm đến trẻ. Những thuốc giúp cầm tiêu chảy, làm che đi các triệu chứng nhận biết. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc điều trị bị chậm trễ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
  • Men vi sinh Probiotics: Đây là loại men có thể hạn chế cơn tiêu chảy kế tiếp đến, thời gian cầm cự lên đến gần 1 ngày.
  • Kẽm: Nó chỉ cần thiết đối với những trẻ có nguy cơ thiếu kẽm ví dụ như sụt cân nặng, đang trong tiêu chảy cấp. Kẽm có tác dụng giúp giảm tái phát lần tiêu chảy kế tiếp trong nhiều tháng liền kề.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Khi bị tiêu chảy, cơ thể bé trở nên mệt mỏi, biếng ăn. Để sức khỏe mau chóng hồi phục, ba mẹ có thể tham khảo những thực phẩm dễ dàng tìm thấy ở dưới đây.

Chữa bệnh tiêu chảy bằng gừng tươi

Gừng chứa gingerol, shogaol, đây là những hợp chất có khả năng giảm đau, kháng viêm. Không những thế, gừng còn làm nhu động ruột di chuyển chậm hơn, giúp giảm tốc độ chất thải đi qua hệ tiêu hóa, cải thiện bệnh tiêu chảy.

Chuẩn bị một củ gừng, gọt vỏ và rửa sạch những vết dơ dưới nước. Cho gừng vào máy ép và lấy nước. Nên cho trẻ uống khoảng 2 muỗng canh nước ép gừng mỗi ngày sẽ hỗ trợ đẩy lùi tiêu chảy.

Chữa bệnh tiêu chảy bằng gừng tươi
Chữa bệnh tiêu chảy bằng gừng tươi

Chữa bệnh tiêu chảy bằng sữa chua

Công dụng của sữa chua đã không còn gì xa lạ với mọi nhà khi nó vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa hỗ trợ điều trị những vấn đề đường ruột như đầy hơi, không tiêu,… Nên cho trẻ ăn 1 – 2 hộp mỗi ngày nhằm tăng sức đề kháng cơ thể, đường ruột khỏe mạnh và không bị tiêu chảy nữa.

Chữa bệnh tiêu chảy bằng sữa chua
Chữa bệnh tiêu chảy bằng sữa chua

Chữa bệnh tiêu chảy bằng súp cà rốt

Cà rốt không chỉ chứa nhiều vitamin mà còn những chất dinh dưỡng khác tốt cho hệ đường ruột làm giảm tiêu chảy.

Lấy 500g cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, sau đó đun sôi. Cho vào nồi 1 muỗng cà phê muối, 8 thìa cà phê đường. Khi thấy cà rốt chín, bạn cho nó vào máy xay nhuyễn, cho lên chút muối, đun sôi lần nữa là có thể cho bé ăn.

Chữa bệnh tiêu chảy bằng súp cà rốt
Chữa bệnh tiêu chảy bằng súp cà rốt

Chữa bệnh tiêu chảy bằng gạo lứt rang

Gạo lứt nổi tiếng với độ dinh dưỡng cao, cực kỳ tốt cho sức khỏe. Nước gạo rang nguyên chất sẽ có vị ngọt tự nhiên, tính bình, lượng carbohydrate cao, giàu vitaminkhoáng chất.

Loại nước này không chỉ làm đẹp da mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn, thanh lọc cơ thể, chữa chứng khó tiêu, tiêu chảy, giúp bù nước. Thường xuyên sử dụng nước gạo rang sẽ thấy được lợi ích đặc biệt mà nó mang đến.

Lấy 100g gạo lứt rồi rang trong cháo nóng đến khi gạo ngả vàng. Bắt đầu cho khoảng 2 lít nước vào và đun sôi, để nhỏ lửa đến khi nào gạo chín mềm thì ngưng. Chắt lấy nước gạo rang và chia thành 2 lần uống hết ngay trong ngày.

Chữa bệnh tiêu chảy bằng gạo lứt rang
Chữa bệnh tiêu chảy bằng gạo lứt rang

Xem thêm:

Bài viết trên đã cung cấp chi tiết những thông tin về cách trị tiêu chảy cho bé phù hợp cũng như vài lưu ý nho nhỏ đối với phụ huynh chăm con bệnh tiêu chảy. Hãy ghé Văn Hoá Đời Sống để cập nhật các vấn đề hữu ích trong cuộc sống.

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Xem nhiều