Bản sắc văn hóa dân tộc Hoa, nét đẹp từ trong đời sống tinh thần đến vật chất

Dân tộc Hoa là một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam. Di sản văn hóa truyền thống của họ hết sức đa dạng và phong về cả giá trị vật thể và phi vật thể. Vậy bản sắc văn hóa dân tộc Hoa là gì? Hãy cùng vanhoadoisong.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Dân tộc Hoa là gì?

Người Hoa là một thành phần trong số 54 dân tộc anh em, có nguồn gốc từ Trung Quốc, định cư tại nước ta và đa số đã nhập quốc tịch Việt Nam. Họ sinh sống ở nhiều nơinông thôn lẫn thành thị, vùng núi hay đồng bằng, từ Bắc đến Nam.

Dân tộc Hoa là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam
Dân tộc Hoa là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam

Người dân tộc Hoa ở Việt Nam thường sinh sống tập trung với nhau tạo thành khu vực đông đúc và gắn kết với nhau. Tại nông thôn họ sống chủ yếu bằng nghề nông, với đối tượng canh tác chính là lúa nước. Ở thành phố, họ buôn bán, làm nghề dịch vụ,…

Người Hoa sống tập trung ở nhiều khu phố với nhau
Người Hoa sống tập trung ở nhiều khu phố với nhau

Theo thống kê, tại Việt Nam, tổng số người Hoa là 862371 người, chiếm khoảng 1.13% dân số nước ta. Họ xếp thứ 4 trong 54 dân tộc, trong đó khoảng 50% dân tộc Hoa sinh sống tại khu vực Chợ Lớn của Thành phố Hồ Chí Minh.

Văn hóa đặc trưng của dân tộc Hoa

Phong tục tập quán

Phong tục tập quán của người Hoa không có quá nhiều khác biệt với người Kinh. Trong một năm họ có nhiều ngày Lễ, Tết như: Tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ, Nguyên tiêu, tiết Thanh Minh, Trung Thu.

Tết người Hoa tại Việt Nam
Tết người Hoa tại Việt Nam

Vào ngày giao giữa năm cũ sang năm mới (theo lịch âm) họ đón Tết Nguyên Đán và kéo dài tới ngày Rằm tháng Giêng. Mọi hoạt động tập trung của văn hóa tín ngưỡng truyền thống của họ đều được thể hiện vào Lễ Nguyên tiêu.

Văn hóa thờ cúng

Văn hóa thờ cúng của người Hoa nổi bật với một số tín ngưỡng dân gian như thờ cúng ông bà, tổ tiên, dòng họ,…

Đồng thời, họ cũng thờ một số vị thần phù hộ là thổ địa, thần bếp, thần tài,… Một số vị Thánh, Bồ Tát như: Ông Bổn, Quan Công, Quan Thế Âm Bồ Tát,…

Bàn thờ tổ tiên là khu vực trang trọng nhất trong ngôi nhà người Hoa
Bàn thờ tổ tiên là khu vực trang trọng nhất trong ngôi nhà người Hoa

Hệ thống chùa miếu của người Hoa cũng khá phát triển, thường gắn liền với trường học, hội quán. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng, đồng thời là địa điểm diễn ra các lễ hội.

Nhà cửa

Những người làm nghề nông thường sống thành thôn xóm nhỏ với nhau, ưu tiên ở địa điểm gần nguồn nước và giao thông thuận lợi.

Ngoài ra, họ thường bố trí nhà sát nhau theo dòng họ. Tại thành thị họ thường sống tập trung thành các khu phố riêng.

Nhà ở cổ truyền của người Hoa đã có nhiều sự thay đổi theo thời gian
Nhà ở cổ truyền của người Hoa đã có nhiều sự thay đổi theo thời gian

Nhà ở cổ truyền của người Hoa theo kiểu hình cái ấn thể hiện những dấu ấn đặc trưng của người phương Bắc như: 5 gian đứng, mái lợp ngói âm dương, tường xây bằng một lớp gạch rất dày,… Gian chính vừa là nơi thờ tổ tiên vừa là nơi tiếp khách.

Hình ảnh nhà ở cổ truyền 5 gian của người Hoa
Hình ảnh nhà ở cổ truyền 5 gian của người Hoa

Nổi bật trong nhà ở của dân tộc Hoa là bàn thờ tổ tiên, dòng họ, thờ các vị thần và Phật cùng các câu đối, liễn hay các giấy hồng chữ Hán. Chúng thường có nội dung cầu lợi, cầu phúc cầu bình yên.

Ẩm thực

Lương thực chính của người Hoa là gạo nhưng trong bữa ăn họ chế biến thành nhiều món khác nhau như: hủ tiếu, mì xào,…

Ở gia đình có thu nhập thấp thì họ ăn điểm tâm sáng bằng cháo trắng với trứng vịt muối. Gia đình tốt hơn thì xíu mại, bánh bao, hủ tiếu,…

Kỹ thuật nấu ăn của người Hoa rất tốt
Kỹ thuật nấu ăn của người Hoa rất tốt

Kỹ thuật nấu ăn của dân tộc Hoa rất tốt, đặc biệt là các món xào với gia vị. Đồ uống của người Hoa vừa có tác dụng giải khát vừa là loại thuốc mát, đồng thời giúp bồi bổ lục phủ, ngũ tạng.

Người Hoa thường sử dụng những loại trà tốt cho cơ thể
Người Hoa thường sử dụng những loại trà tốt cho cơ thể

Vào những ngày hội, lễ hoặc Tết, đàn ông thường uống rượu. Ngoài ra, thuốc lá được nhiều người dùng, kể cả phụ nữ, đặc biệt với những người phụ nữ lớn tuổi.

Trang phục

Trang phục của đàn ông Hoa thường dùng quần áo như đàn ông các dân tộc Mông, Dao, Nùng,… Phụ nữ mặc quần dài, áo 5 thân cài cúc vải ở phía nách phải, dài qua mông. Các thầy lễ cúng sẽ có trang phục riêng khi hành nghề.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Hoa
Trang phục truyền thống của phụ nữ Hoa

Hiện nay, người ta chỉ thấy trang phục truyền thống của người Hoa ở một số người cao tuổi hay các tại nghi lễ cưới xin, tang ma. Bình thường họ mặc trang phục tương tự như người Kinh.

Thường ngày, người Hoa sử dụng trang phục tương tự người Kinh
Thường ngày, người Hoa sử dụng trang phục tương tự người Kinh

Về trang sức, phụ nữ thích chất liệu làm từ vàng hay đá quý như: dây chuyền, bông tai, nhẫn,… Đàn ông sử dụng răng vàng và xem nó như một món trang sức.

Văn nghệ

Người Hoa thích cá hát “sơn ca” hay “san cưa”, với các chủ đề khá phong phú như tình yêu đôi lứa, quê hương, cuộc sống, tinh thần tranh đấu,… Họ sử dụng nhiều nhạc cụ khác nhau, bao gồm: kèn, nhị, sáo, hồ, đàn tỳ bà, não bạt,…

Vào dịp Tết Nguyên Đán, dân tộc Hoa thường biểu diễn múa quyền thuật hay múa sư tử.

Lễ hội cũng là thời gian tổ chức các hoạt động đua thuyền, chơi đu, đánh cờ, vật,… Tổ chức văn nghệ truyền thống dân gian ở mức độ nghiệp dư được gọi là nhạc xã.

Người Hoa tổ chức văn nghệ vào các dịp lễ, tết
Người Hoa tổ chức văn nghệ vào các dịp lễ, tết

Xem thêm:

Thông qua bài viết trên, vanhoadoisong.vn đã giới thiệu một số đặc điểm nổi bật trong văn hóa dân tộc Hoa. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và đừng quên theo dõi những nội dung đặc sắc sau này nhé!

0/5(0 Reviews)

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Bài viết xem nhiều