Đồng bào Khmer Nam Bộ hay Khơ Me là một trong số 54 dân dân tộc anh em Việt Nam. Với nét văn hóa Champa cổ đặc sắc, họ có đời sống văn hóa và tín ngưỡng riêng biệt. Hãy cùng Vanhoadoisong.vn tìm hiểu về dân tộc Khmer thông qua nơi sinh sống, trang phục truyền thống, tín ngưỡng,…
Đồng bào dân tộc Khmer tại Việt Nam
Khmer là một trong những dân tộc thiểu số ở Việt Nam, với khoảng 1.3 triệu người, tập trung sinh sống ở các tỉnh như Nam Bộ như Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Vĩnh Long,… Họ sống bằng nghề trồng lúa nước và thủ công mỹ nghệ.
Ngôn ngữ của người dân Khmer thuộc nhóm Môn – Khơ Me. Mặc dù sống gần nhau trong một khoảng thời gian dài với các dân tộc khác như dân tộc Kinh, người Hoa,… họ vẫn giữ được đặc điểm cư trú riêng, thường được biết với tên gọi phổ biến là “sóc” và “phum“.
Nét đẹp lễ tết cổ truyền của đồng bào Khmer
Tết cổ truyền đồng bào Khmer thường được gọi với cái tên Chôl Chnăm Thmây, trong đó “Chôl” nghĩa là “Vào” và “Chnăm Thmây” là “Năm mới“. Người Khmer coi đây là sự khởi đầu của một năm thuận lợi vì là thời kỳ tiếp giáp giữa 2 mùa mưa nắng với cây cỏ tươi tốt.
Người dân Khmer ăn Tết cổ truyền trước mùa vụ, không chỉ giúp đoàn kết cộng đồng mà còn là thời điểm con người cộng cảm với thiên nhiên qua nghi thức cầu mưa. Với mong ước mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, đồng thời cũng là dịp để tưởng nhớ tổ tiên.
Khác với người Việt và người Hoa đón Tết cổ truyền sau khi mùa vụ kết thúc, thì đồng bào Khmer ăn Tết vào thời điểm chuẩn bị mùa vụ. Thông qua đó, thể hiện sự phóng khoáng, tính cách chất phác, sự lạc quan trước mọi khó khăn và luôn hướng tới tương lai tươi đẹp.
Trang phục truyền thống của người Khmer
Áo srây, áo wên
Áo srây, áo wên hay áo tầm vông là tên một loại áo dài của người Khmer, được làm vải màu đen, rộng và dài qua đầu gối, may bít tà, khi mặc phải chui đầu với phần xẻ cổ trước ngực. Phần tay áo bó chặt, 4 miếng vải được may thêm từ sườn áo dọc từ nách đến đầu.
Khăn quấn Kama
Thường được thấy trong cộng đồng dân cư người Việt và người Chăm ở Nam Bộ, nhưng khăn Kama là trang phục truyền thống người Khmer. Họ nhuộm vải bằng quả mặc nưa với kỹ thuật lâu đời nên khăn quấn có màu đen tuyền và bền bỉ theo theo thời gian.
Người Khmer may các họa tiết hoa văn văn hình carom, màu xanh hay màu đỏ nổi trên nền hình vuông hoặc màu trắng nền thường bền và đẹp. Khăn Kama thường được dùng làm khăn choàng, khăn lau mặt, quấn đầu, khăn tắm và võng cho trẻ em nằm.
Một số nét thay đổi trong trang phục người Khmer Nam Bộ hiện nay
Ngày nay, đồng bào dân tộc Khmer chỉ mặc trang phục truyền thống trong ngày hội, ngày cưới hoặc lễ Tết cổ truyền như Đôn ta, Chôl Chnăm Thmây, Ok om bok,… Để đi thăm viếng nhau hoặc đến chùa.
Do quá trình sống chung với cộng đồng các dân tộc khác như Kinh, Hoa, Chăm,… nên văn hóa và trang phục của dân tộc Khmer đã có nhiều biến đổi. Đặc biệt, để tránh phân biệt chủng tộc thời Ngô Đình Diệm, họ mặc trang phục như người Việt.
Tín ngưỡng tôn giáo dân tộc Khmer
Tín ngưỡng thờ Phật
Đa phần người dân Khmer Nam Bộ đều có tín ngưỡng thờ phụng Phật giáo, hệ phái Nam Tông. Những di sản đậm đà bản sắc nhất của văn hóa thường thấy là kiến trúc nghệ thuật xây dựng chùa tháp.
Mỗi người dân Khmer sẽ lớn lên dưới sự tu dưỡng tinh thần Phật pháp, giáo lý Phật học và văn hóa tại trường trước khi trưởng thành, sống tự lập.
Bên cạnh việc học chữ thì các thầy còn dạy trẻ em Khmer về đạo đức, phong tục tập quán, cách cư xử,… Đồng thời, mang đến cho các em những kiến thức cơ bản nhất về văn hóa, nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc như hát dân gian, điệu múa, trang phục,…
Tín ngưỡng thờ Arak và Neakta
NeakTa với “Neak” là con người nói chung, “Ta” là đàn ông đứng tuổi hay có thể hiểu là một ông Tà, chuyên trông coi và bảo hộ con người, đất đai trong một số khu vực nhất định, tương tự với Thổ địa hay Thành Hoàng của văn hóa Việt.
Miếu thờ thần NeakTa thường được xây dựng đơn giản bằng các vật liệu như tre, lán nhà đất hay nhà sàn, được làm ven đường hay dưới gốc cây. Trong khuôn viên chùa, miếu thường được xây ở một góc nhỏ hướng Đông Bắc, bên trong sẽ có thờ tượng thần.
Vào thời điểm bắt đầu mưa mỗi năm, khoảng tháng 5 dương lịch, người Khmer sẽ cúng thần NeakTa. Tùy vào nơi sinh sống và phạm vi ảnh hưởng, quy mô buổi lễ sẽ lớn hoặc nhỏ. Đa số người dân sẽ cúng với lễ vật đơn giản, với mong muốn cầu mưa thuận gió hòa.
Tín ngưỡng thờ thần Lúa
Tín ngưỡng thờ thần Lúa hay nông nghiệp của dân tộc Khmer, khá tương tự như những dân tộc khác, thể hiện mối quan hệ kinh tế cộng đồng có nền nông nghiệp sơ khai và tự nhiên. Các nghi lễ thường bắt đầu vào mùa vụ chính, là giao điểm mùa khô và mùa mưa.
Quan niệm về thần Lúa (với biểu tượng là người phụ nữ cầm nhánh lúa, cưỡi trên lưng cá) của người Khmer có 19 hồn. Trước khi gặt thì hồn Lúa phải được gọi về đầy đủ, sau khi gặt xong để hồn Lúa bay đi phải đặt một nặng đè lên.
Lễ vật dâng cúng cho thần Lúa thường là một khay trầu, một mâm cơm, một ly nước hay một vài nhúm lúa. Trong nghi lễ nông nghiệp còn có các lễ cầu mưa, tiễn mưa và đón mặt trời. Họ đọc kinh, mổ lợn, chèo thuyền trên cạn,…
Xem thêm:
- Tất Niên là gì? Ý nghĩa, phong tục ăn Tất niên 3 Miền
- Những việc nên làm ngày rằm tháng giêng để cả năm an lành, may mắn, thuận lợi
- Tìm hiểu một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh
Dân tộc Khmer là một trong những dân tộc thiểu số anh em trên đất nước hình chữ S. Họ có những nét đẹp văn hóa riêng thể hiện thông qua trang phục truyền thống, nghi lễ ngày Tết và tín ngưỡng tôn giáo thờ Thần.