Mùng 9 tháng Giêng là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa lễ cúng vía Trời đầu năm

Đầu năm là thời điểm có rất nhiều lễ cúng đặc biệt mà bạn không nên bỏ qua nếu mong muốn một năm mới thật nhiều may mắn, an lành. Một trong những ngày lễ đầu năm vô cùng quan trọng, được mọi người quan tâm là ngày cúng vía Trời (vía Ngọc Hoàng) được diễn ra vào mùng 9 tháng Giêng. Nếu bạn chưa biết rõ về ngày lễ đặc biệt này thì hãy cùng của Văn Hoá Đời Sống và chuyên mục Bản sắc Việt theo dõi hết bài viết này nhé!

Mùng 9 tháng Giêng là ngày gì?

Hằng năm vào ngày Mùng 9 tháng Giêng hay còn gọi là ngày Thánh Đản, ngày vía Ngọc Hoàng. Phong tục cúng Ngọc Hoàng vào ngày này được xuất phát từ văn hóa tín ngưỡng của người gốc Hoa.

Người ta quan niệm rằng ngày này Ngọc Hoàng sẽ xuống hạ giới và được rất nhiều thần tiên nghênh đón như: Phúc Lộc Thọ, Thổ Công, Táo Quân, Địa Phủ, Thành Hoàng, Thổ Địa, thần sông, thần núi, thần đường, thần giếng, thần cửa, thần cây,…

Mùng 9 tháng Giêng là ngày gì?
Mùng 9 tháng Giêng là ngày gì?

Những vị thần này sẽ đón Ngọc Hoàng hạ phàm để định xét phúc tội, thực hiện xá tội hoặc ban phúc cho 6 cõi 10 phương. Vào thời gian này tại hạ giới sẽ làm lễ cầu phúc. Đó là lý do vì sao bạn có thể thấy ở những đền, thành, quán, miếu,… có lễ dâng món ăn cũng như là sớ cầu ban phúc/ xá tội gửi tới Ngọc Hoàng.

Mùng 9 tháng Giêng hằng năm là ngày vía Ngọc Hoàng
Mùng 9 tháng Giêng hằng năm là ngày vía Ngọc Hoàng

Tại sao chọn mùng 9 tháng giêng là ngày vía Trời?

Việc lựa chọn ngày mùng 9 tháng Giêng hằng năm làm ngày vía Trời (vía Ngọc Hoàng) được xuất phát từ văn hóa Trung Quốc. Dựa theo văn hóa và tín ngưỡng người Trung Hoa thì các con số từ 1 tới 9 đều có những ý nghĩa riêng của mình.

Việc lựa chọn một con số để làm ngày đặc biệt phải dựa trên ý nghĩa vốn có của con số đó chứ không được chọn bừa.

Tại sao chọn mùng 9 tháng giêng là ngày vía Trời?
Tại sao chọn mùng 9 tháng giêng là ngày vía Trời?
  • Số 1: tượng trưng cho sự lớn lao và vĩ đại mà tạo hóa mang đến.
  • Số 2: tượng trưng cho trời và đất trong nhân gian.
  • Số 3: tượng trưng cho tam tài gồm thiên – địa – nhân.
  • Số 4: tượng trưng cho khí tượng gồm nhật – nguyệt – tinh – thần.
  • Số 5: tượng trưng cho ngũ hành gồm kim – mộc – thủy – hỏa – thổ.
  • Số 6: tượng trưng cho sự hòa hợp 4 phương gồm đông – tây – nam – bắc.
  • Số 7: tượng trưng cho chòm sao Bắc Đẩu.
  • Số 8: tượng trưng cho bát quái gồm càn – cấn – khảm – chấn – tốn – ly – đoài – khôn.
  • Số 9: tượng trưng cho sự bao la rộng lớn của 9 phương trời, ứng với ngôi Chí Tôn của càn khôn thế giới.

Chính vì ý nghĩa của những con số trên mà mùng 9 tháng Giêng (ngày 9 tháng 1 âm lịch) được chọn làm ngày vía Trời (vía Ngọc Hoàng) vì thể hiện được sự bao la rõ nét về thế giới vũ trụ. Quan trọng nhất là thể hiện niềm tôn kính của người dân đối với Ngọc Hoàng, chỉ có Người mới có đủ quyền năng điều khiển vạn vật trong trời, đất sinh sôi nảy nở.

Ý nghĩa của lễ cúng Ngọc Hoàng

Lễ cúng Ngọc Hoàng không chỉ là một ngày lễ bình thường mà mang rất nhiều ý nghĩa. Mùng 9 tháng Giêng là ngày đầu năm mới, là thời điểm bắt đầu cho rất nhiều hy vọng, dự định trong năm. Vì vậy ngày này chọn làm lễ cúng Ngọc Hoàng để cầu xin Ngọc Hoàng ban phước lành, may mắn, sức khỏe – gia đình – tiền tài được như ý.

Ý nghĩa của lễ cúng Ngọc Hoàng
Ý nghĩa của lễ cúng Ngọc Hoàng

Đặc biệt, đối với những người làm nông, lễ cúng này là mong ước, Ngọc Hoàng đại đế sẽ giúp người dân có một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

XEM THÊM:

Văn Hoá Đời Sốnghy vọng với bài viết trên bạn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ngày cúng mùng 1 tháng Giêng. Nếu thấy bài viết hữu ích bạn hãy chia sẻ với bạn bè cùng biết nhé! Chúc bạn có những ngày đầu năm thật ý nghĩa và một năm mới thành công.

0/5(0 Reviews)

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Bài viết xem nhiều