Áo bị ẩm mốc là một trong những nguyên nhân gây mùi hôi khó chịu và một số bệnh cho cơ thể. Vậy có cách nào giặt áo không hôi trong mùa mưa đơn giản và hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu cùng vanhoadoisong.vn qua bài viết này nhé!
Mặc áo ẩm mốc có sao không?
Quần áo ẩm và có mùi là nguyên nhân gây kích ứng, phát ban và mẩn ngứa trên da vì các loại nấm, vi khuẩn dễ phát triển trong môi trường ẩm ướt. Vì vậy, không nên mặc áo khi ẩm để tránh gây các bệnh về da nhé.
Khi áo ẩm để lâu sẽ sản sinh ra nhiều loại nấm gây hại, đặc biệt là Stachybotrys chartarum có thể gây nhiễm trùng cơ quan hô hấp. Nếu bạn thường xuyên mặc áo ẩm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang, nhiễm trùng phổi, viêm mũi,…
Ngoài ra, khi quần áo chưa khô sẽ gây ra mùi hôi khó chịu khiến bạn cảm thấy xấu hổ và ngại giao tiếp với những người khác. Vì vậy, bạn cần phải làm khô và sạch thơm quần áo trước khi mặc nhé!

Cách giặt áo trong mùa mưa
Giặt áo vào thời tiết khô thoáng
Mọi người thường có suy nghĩ giặt quần áo vào ban đêm sẽ giúp chúng có nhiều thời gian để khô ráo. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Mặc dù giặt vào ban đêm sẽ khiến quần áo có nhiều thời gian ráo nước, tuy nhiên chúng lại dễ bốc mùi ẩm rất khó chịu.
Vì vậy, bạn nên giặt và phơi quần áo vào buổi sáng đến trưa. Lúc này nhiệt độ cao khiến hơi nước bốc hơi nhanh giúp quần áo mau khô hơn và không gây ra các mùi khó chịu.

Không dồn quá nhiều áo
Bạn nên chia ra từng mẻ nếu có quá nhiều áo phải giặt, nhất là khi giặt tay. Điều này giúp áo khô nhanh hơn và sạch sẽ hơn là dồn vào một lúc để giặt. Đặc biệt là đối với những bạn có ít không gian diện tích để phơi quần áo.

Giặt bằng nước nóng
Giặt quần áo bằng nước nóng sẽ giúp diệt vi khuẩn và loại bỏ các vết cứng đầu bám trên quần áo, từ đó sẽ hạn chế và phòng ngừa vi khuẩn gây nên các căn bệnh ngoài da và hô hấp.
Lưu ý: Nước quá nóng sẽ khiến quần áo bị bay màu và mục vải. Vì vậy, bạn chỉ nên giặt quần áo với nước trong nhiệt độ khoảng từ 50 – 60 độ C vào những ngày mưa thôi nhé!

Sử dụng máy sấy
Nếu có điều kiện, bạn hãy sắm cho mình một chiếc máy sấy quần áo chuyên dụng hoặc máy giặt có chức năng sấy khô sẽ khiến bạn tiết kiệm thời gian và rất tiện dụng cho những ngày mưa.
Bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc nếu đang cần áo gấp mà không có những thứ trên. Thực hiện sấy khô áo bằng máy sấy tóc qua các bước như sau:
- Bước 1: Dùng kéo cắt góc đáy túi ni lông thành đường chéo khoảng 5cm rồi lấy áo ẩm ướt cho vào.
- Bước 2: Lấy máy sấy tóc vào rồi túm đầu ni lông lại cho kín, sau đó bật công tắt sấy. Nên xoay đầu máy sấy tóc đều để quần áo được sấy khô hết.
- Bước 3: Sấy khoảng 1 phút thì áo sẽ khô tương đối. Nếu muốn khô thêm nữa thì bạn sấy thêm 1 phút. Tuy nhiên, sấy liên tục trong thời gian dài sẽ dễ làm máy quá tải gây hỏng và dễ làm cháy áo. Vì vậy, bạn hãy sấy vừa đủ khô thôi nhé!

Dùng tinh dầu
Ngoài dùng nước xả vải, bạn cũng có thể dùng tinh dầu để quần áo của mình thơm lâu hơn. 2 tinh dầu được nhiều người lựa chọn nhất là hoa nhài và oải hương vì mùi thơm dễ chịu, thoang thoảng và dịu nhẹ. Tham khảo một số cách dùng như sau:
- Sấy quần áo: Lấy vài giọt tinh dầu nhỏ lên miếng vải, cho chung vào lúc sấy đồ sẽ khiến quần áo thơm hơn rất nhiều.
- Xả quần áo: Ở bước xả quần áo, giữa chu kỳ giặt máy hãy cho vài giọt tinh dầu để quần áo lưu giữ được hương thơm lâu hơn.

Lưu ý khi giặt áo thể thao
- Dù giặt bằng tay hay bằng máy thì nên ngâm nước xả vải từ khoảng 10 – 15 phút để áo được thơm lâu hơn.
- Tránh phơi áo vào ban đêm tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc tạo ra mùi hôi khó chịu.
- Trong những ngày mưa, hãy phơi áo ở những nơi thoáng mát. Cách phơi áo nhanh khô nhất và không bị kéo giãn gây mất form là vắt lên dây phơi rồi dùng kẹp cố định lại.

XEM THÊM:
Trên đây là tác hại và các cách giặt áo không hôi trong mùa mưa đơn giản và hiệu quả mà chúng tôi đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn phòng ngừa được các căn bệnh do nấm mốc gây ra. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ nó đến người thân và bạn bè nhé!