Mảng 1 chiều là một trong những cấu trúc dữ liệu đơn giản và phổ biến trong các ngôn ngữ lập trình. Bài viết của Văn Hoá Đời Sống cùng chuyên mục Học Tập Và Đời Sống sẽ giới thiệu đến bạn mảng 1 chiều trong C/C++ và cách khai báo mảng trong C/C++ đơn giản, dễ hiểu.
Mảng một chiều trong C/C++ là gì?
Mảng (array) là một cấu trúc dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình, được biểu diễn thành một dãy hữu hạn các phần tử gồm nhiều phần tử có cùng tên, cùng kiểu dữ liệu. Mỗi phần tử trong mảng được truy xuất thông qua chỉ số của nó trong mảng.
Mảng 1 chiều có khích thước gồm n phần tử, được xác định từ lúc bắt đầu khai báo và không bao giờ đổi. Phần tử đầu tiên của mảng bắt đầu từ vị trí i = 0 (array[0]) trải dài cho đến phần tử cuối cùng là i = n-1 (array[n-1]).
Ví dụ: A = {-14; 0 ; 69; 208}.
Giải thích: Mảng A có kích thước gồm 4 phần tử (n = 4), các phần tử gồm:
- Phần tử 1, vị trí i = 0: A[0] = -14
- Phần tử 2, vị trí i = 1: A[1] = 0
- Phần tử 3, vị trí i = 2: A[2] = 69
- Phần tử 4, vị trí i = 3: A[3] = 208
Cách khai báo mảng 1 chiều
Cú pháp khai báo mảng 1 chiều
Kiểu dữ liệu Tên mảng[Số lượng phần tử];
Giải thích cú pháp khai báo mảng 1 chiều
- Kiểu dữ liệu: chỉ định kiểu dữ liệu của các phần tử trong mảng; là số nguyên, số thực, ký tự hay là kiểu dữ liệu nào đó.
- Tên mảng: là tên gọi của biến mảng.
- Số lượng phần tử: xác định kích thước của mảng, là tổng số lượng phần tử có thể được lưu trữ trong mảng. Số lượng phần tử của mảng phải là một số nguyên dương.
Ví dụ cú pháp khai báo mảng 1 chiều
- int mang[10];
- char alphabet[26];
- float array[n];
Cách gán giá trị cho mảng 1 chiều ngay khi khai báo kiểu dữ liệu
Khởi tạo từng giá trị cho mảng
Khởi tạo từng giá trị cho mảng bằng cách nhập đầy đủ thông tin gồm số lượng phần tử của mảng và liệt kê cụ thể các giá trị.
Cú pháp: <kiểu dữ liệu> <tên mảng>[<số lượng phần tử>] = { <giá trị 0>, <giá trị 1>,…, <giá trị cuối> };
Ví dụ: int mang[6] = { 1, 4, 9, 17, 25, 31 };
Khởi tạo giá trị cho một số phần tử đầu mảng
Nếu số lượng phần tử bạn nhập trong dấu ngoặc nhọn {…} nhỏ hơn số phần tử của mảng thì những giá trị còn lại của mảng sẽ có giá trị là 0
Cú pháp: <kiểu dữ liệu> <tên mảng>[<số lượng phần tử>] = { <giá trị 0>, <giá trị 1>,…};
Ví dụ: int mang[6] = { 15, 12, 2000};
Khởi tạo giá trị “0” cho mọi phần tử của mảng
Nếu trong dấu ngoặc nhọn {…} bạn không nhập bất cứ giá trị nào thì mặc định tất cả giá trị sẽ bằng 0
Cú pháp: <kiểu dữ liệu> <tên mảng>[<số lượng phần tử>] = { };
Ví dụ: int mang[6] = { };
Tự động xác định số lượng phần tử của mảng
Tự động xác định số lượng phần tử của mảng dựa trên tổng số lượng giá trị được nhập vào mảng.
Cú pháp: <kiểu dữ liệu> <tên mảng>[] = {<giá trị 0>, <giá trị 1>,… };
Ví dụ: int mang[] = { 4, 9, 16, 25, 36, 49 };
Gán giá trị cho mảng 1 chiều sau khi khai báo kiểu dữ liệu
Sau khi khai báo hoặc trong quá trình thiết kế thuật toán, bạn có nhu cầu gán giá một giá trị mới từng giá trị của mảng sau khi khai báo
Cú pháp gán giá trị
<tên mảng> [vị trí i] = <giá trị>;
Giải thích cú pháp gán
- Tên mảng: là tên gọi của biến mảng
- <vị trí thứ i> là chỉ số phần tử trong mảng và các giá trị trong mảng sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến n – 1.
Ví dụ
Gán giá trị cho mảng A gồm tập hợp 3 số nguyên tố ngẫu nhiên nhỏ hơn 100
Giải thuật
#include
using namespace std;
int main()
{
int a[3];
a[0] = 19;
a[1] = 31;
a[2] = 73;
}
Trên đây là tổng quan về mảng 1 chiều trong C, C++ và cách khai báo mảng 1 chiều trong C, C++đơn giản và dễ hiểu nhất. Văn Hoá Đời Sống hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy thú vị nhé!
Nguồn tham khảo: HowKteam