Những tư thế ngồi cho mẹ bầu đúng chuẩn an toàn cho thai nhi

Tư thế ngồi của mẹ bầu cũng ảnh hưởng nhiều đến cơ thể của mẹ và bé. Cùng vanhoadoisong tìm hiểu các tư thế ngồi cho mẹ bầu đúng chuẩn an toàn trong bài viết dưới đây nhé!

Bà bầu ngồi nhiều có sao không?

Mẹ bầu ngồi nhiều sẽ gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé. Việc ngồi một chỗ quá lâu dễ dẫn đến những triệu chứng như táo bón, cơ thể nặng nề, khó sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của cả mẹ và bé.

Tốt nhất, các mẹ nên đứng lên và đi lại nhẹ nhàng trong 510 phút sau mỗi một tiếng đồng hồ. Việc này giúp tuần hoàn máu cho cơ thể, tránh đau lưng, nhức mỏi toàn thân, sưng phù chân, tăng cân,…

Mẹ bầu ngồi nhiều cũng gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé
Mẹ bầu ngồi nhiều cũng gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé

Tác hại khi bà bầu ngồi quá nhiều

Việc ngồi một chỗ quá nhiều, quá lâu, mẹ bầu rất dễ gặp tình trạng táo bón trong thai kỳ, dần dần sẽ dẫn đến bệnh trĩ. Do ngồi nhiều trong khoảng thời gian dài, khiến quá trình tuần hoàn máu chậm, tắc tĩnh mạch, đặc biệt là đường hậu môn trực tràng.

Ngồi quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng táo bón và nguy cơ bệnh trĩ
Ngồi quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng táo bón và nguy cơ bệnh trĩ

Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của mẹ bầu cũng dễ rối loạn hơn khi ngồi quá lâu, do thức ăn được tiêu hóa chậm và gây sức ép lên đường ruột. Rối loạn tiêu hóa thường xuyên sẽ khiến mẹ trướng bụng, chán ăn, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của thai nhi.

Rối loạn tiêu hóa khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn
Rối loạn tiêu hóa khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn

Ngoài ra, các mẹ bầu làm việc văn phòng thường phải ngồi một chỗ cả ngày. Việc này dễ dẫn đến tình trạng đau lưng, đau cột sống do thể trọng người mẹ tăng, gây áp lực lên xương sống, dẫn đến tình trạng đau thắt lưng, cột sống.

Tình trạng đau lưng tăng vì thể trọng của mẹ tăng
Tình trạng đau lưng tăng vì thể trọng của mẹ tăng

Tư thế ngồi cho bà bầu chuẩn nhất

Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên ngồi với tư thế thẳng, không chúi về trước, mông chạm vào lưng ghế, thả lỏng vai và chân tạo thành góc 90 độ so với mặt đất. Khi chuyển từ đứng sang ngồi cần chuyển chậm rãi, nhẹ nhàng, dùng tay đỡ bụng và lưng từ từ tựa vào ghế.

Ngồi đúng tư thế giúp mẹ bầu hạn chế đau lưng và chân sưng phù
Ngồi đúng tư thế giúp mẹ bầu hạn chế đau lưng và chân sưng phù

Mẹ bầu lưu ý: Không chọn ghế ngồi quá cao, nên ưu tiên ghế có chiều cao khoảng 40cm sao cho khi ngồi có thể chạm bàn chân xuống sàn, giúp mẹ bầu tránh trường hợp mất thăng bằng, té ngã.

8 tư thế ngồi của bà bầu nên tránh

Nửa nằm nửa ngồi

Tư thế ngồi có vẻ thoải mái nhất cho mẹ bầu khi ngồi trên giường. Tuy nhiên, tư thế này sẽ gây áp lực lên cột sống, khiến mẹ bầu dễ đau nhói vùng lưng khi ngồi lâu.

Tư thế ngồi này khiến mẹ dễ đau cột sống và thắt lưng hơn
Tư thế ngồi này khiến mẹ dễ đau cột sống và thắt lưng hơn

Ngồi không tựa lưng

Tư thế ngồi này làm tăng áp lực lên cột sống rất nhiều, các mẹ nên để lưng có nhiều điểm tựa nhất có thể, nên giữ cột sống luôn thẳng và tránh ngồi các loại ghế không tựa hoặc có phần tựa lưng quá ngắn.

Kiểu ngồi này làm tăng áp lực lên cột sống và không tốt cho mẹ
Kiểu ngồi này làm tăng áp lực lên cột sống và không tốt cho mẹ

Ngồi gập bụng

Tư thế ngồi gập bụng sẽ gây áp lực lên bụng, khiến mẹ bầu vừa không thoải mái, lại gây ảnh hưởng rất nguy hiểm đến cơ thể mỏng manh của thai nhi.

Ngồi gập bụng sẽ gây áp lực lên cả thai nhi và cơ thể mẹ
Ngồi gập bụng sẽ gây áp lực lên cả thai nhi và cơ thể mẹ

Ngồi bắt chéo chân

Tình trạng sưng phù chân rất thường gặp ở các mẹ bầu. Với tư thế ngồi chéo chân khiến máu dồn về chân nhiều hơn, dễ khiến tình trạng sưng phù chân càng trầm trọng hơn.

Ngồi chéo chân có thể làm chân sưng phù nặng hơn
Ngồi chéo chân có thể làm chân sưng phù nặng hơn

Ngồi buông thõng vai

Mẹ tránh ngồi với tư thế hai vai buông thõng vì cột sống phải chịu áp lực lớn, áp lực từ thai nhi, trọng lượng cơ thể, thêm áp lực từ vai nữa sẽ khiến cột sống “quá tải“, dẫn đến tình trạng đau lưng nhiều hơn.

Áp lực cơ thể lên cột sống và thân dưới khiến tình trạng đau lưng và chân sưng đau nhiều hơn
Áp lực cơ thể lên cột sống và thân dưới khiến tình trạng đau lưng và chân sưng đau nhiều hơn

Ngồi xổm

Ngồi xổm khi mang thai sẽ làm cơ thể mẹ bị kéo căng hơn, gây áp lực lên bàng quang, hai chân, khó tuần hoàn máu và gây ra tình trạng tắc mạch máu, suy giãn tĩnh mạch, mất thăng bằng và rất dễ té ngã.

Ngồi xổm dễ khiến mẹ mất thăng bằng, dễ té ngã
Ngồi xổm dễ khiến mẹ mất thăng bằng, dễ té ngã

Ngồi khoanh chân

Tư thế này cũng gây áp lực lớn lên chân, làm tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng đến dây thần kinh đùi. Việc này ảnh hưởng nhiều đến thai nhi cũng như tình trạng sưng phù chân cũng nghiêm trọng hơn.

Ngồi khoanh chân dễ làm tắt mạch máu đến đùi và chân
Ngồi khoanh chân dễ làm tắt mạch máu đến đùi và chân

Ngồi nửa mông

Tư thế ngồi nửa mông ở cả trên giường lẫn trên ghế đều gây ra áp lực lớn lên cột sống, Khi ngồi quá lâu có thể dẫn đến tình trạng đau nhói ở vùng thắt lưng của mẹ.

Ngồi nữa mông sẽ dẫn đến tình trạng đau nhói lưng nhiều hơn
Ngồi nữa mông sẽ dẫn đến tình trạng đau nhói lưng nhiều hơn

Xem thêm:

Với những nội dùng về các tư thế ngồi cho mẹ bầu đúng chuẩn an toàn trên đây, hy vọng sẽ cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho mẹ bầu, chọn được những tư thế ngồi đúng và an toàn hơn.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Xem nhiều