Bé được 12 tháng tuổi trở lên sẽ bắt đầu chuyển từ ăn bột sang ăn cơm. Mẹ nên tham khảo ngay thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm dưới đây để luôn đem đến những món ăn đa dạng mỗi ngày cho con. Từ đó, giúp bé thường xuyên được đổi mùi và kích thích vị giác.
Cơm nát là gì?
Cơm nát hiểu đơn giản chính là nghiền nhuyễn các hạt cơm nhỏ. Khi con bắt đầu giai đoạn ăn dặm thì món ăn này thường xuyên được bổ sung vào thực đơn vừa giúp bé no lâu vừa dễ dàng kết hợp với nhiều nguyên liệu, trái cây và rau củ khác.
Mặc dù, cơm nghiền nhuyễn có một độ nhất định nhưng kết cấu vẫn là nhão như cháo nên con sẽ cảm thấy quen thuộc và dùng bữa một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Bé mấy tháng ăn được cơm nát?
Về mặt lý thuyết, trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi đã có thể tập ăn dặm thay cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Để theo kịp khả năng nhai của hàm và hệ tiêu hóa ở bé thì thức ăn sẽ được thay đổi dần từ dạng lỏng, sang đặc, cuối cùng là rắn.
Mỗi trẻ có thời gian phát triển khác nhau nên ba mẹ phải dựa vào nhiều yếu tố trước khi quyết định cho con ăn cơm. Hệ tiêu hóa của con đã phát triển tốt chưa? Khả năng nhai, nghiền thức ăn ở mức nào? Có cần uống sữa mẹ, sữa công thức để bổ sung dinh dưỡng?
Thực tế, khi trẻ được 12 – 19 tháng đã mọc tối thiểu 13 răng, đủ 4 răng hàm. Đây là lúc con có thể tự nghiền nát thức ăn và cơm nhuyễn. Tuy nhiên, để đảm bảo việc nhai, hệ tiêu hóa ổn định thì cháo vẫn là giải pháp tối ưu cho con.
Các chuyên gia cho biết rằng khi trẻ mọc đủ 8 răng hàm thì đó chính là thời điểm tốt nhất để tập cho bé ăn cơm. Khi ăn, ba mẹ nên cho em ngồi đúng tư thế để chất dinh dưỡng được hấp thu dễ hơn. Vì vậy hãy sắm cho con một ghế ngồi đa năng vào giai đoạn này nhé!

Cách nấu cơm nát cho bé 1 tuổi
Cơm nát là cơm đã được nghiền nhuyễn, phù hợp với những bé đang tập ăn thô, chuyển từ giai đoạn cháo đặc sang cơm. Mời mẹ tham khảo một vài cách nấu cơm nát bên dưới để có thể thêm vào thực đơn cho bé:
- Sử dụng nồi cơm điện để nấu
Mẹ vo gạo và trích ra 1 phần gạo đủ cho bé ăn, rồi để vào chén nhỏ bằng sứ cùng lượng nước hơi nhiều một chút. Sau đó, nấu cơm như bình thường đối với phần gạo đã lấy. Đặt chén gạo của con vào giữa nồi cơm. Vì được cho nhiều nước nên cơm của con sẽ nhão hơn.

- Sử dụng nồi riêng để nấu cơm nát
Mẹ có thể dùng một nồi nhỏ hơn để nấu riêng phần cơm cho bé. Khi nấu mẹ nên đổ nhiều nước để cơm được độ nhão nhất định lúc chín. Giảm lửa khi cơm sôi, đậy vung, nấu đến khi cơm cạn nước và quan sát độ nhão thích hợp cho con.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm
Trước khi xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm nát, mẹ cần biết 4 nguyên tắc như sau:
- Nguyên tắc 1: Cần chú ý kết hợp 4 nhóm thực phẩm trong cùng 1 bữa, bao gồm nhóm tinh bột (cơm, cháo,…), nhóm chất đạm (thịt, cá,…), nhóm chất béo (trứng, sữa, lạc,…) và nhóm vitamin hay khoáng chất (rau, củ, hoa quả tươi).
- Nguyên tắc 2: Nên chọn những nguyên liệu thơm ngon để chế biến món ăn cho bé. Đồng thời, mẹ hạn chế sử dụng các loại gia vị như đường, muối, hạt tiêu, ớt,… Bởi hệ tiêu hoá của con chưa hoàn thiện dễ bị đầy bụng, khó tiêu.
- Nguyên tắc 3: Khi trẻ 1 tuổi, mẹ cần xây dựng thực đơn 3 bữa chính, trùng với thời gian của cả gia đình. Hơn nữa, phụ huynh nên bổ sung các bữa phụ vào lúc 9 giờ, 16 giờ hoặc 21 giờ tuỳ theo nhu cầu của con.
- Nguyên tắc 4: Mẹ cần phải duy trì 300 – 500ml sữa/ngày ngoài thực đơn ăn cơm cho trẻ 1 tuổi.

Thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm
Thực đơn 1
- Cơm nát
- Cà chua nghiền
- Trứng bác
- Canh thịt bằm
- Cam

Thực đơn 2
- Cơm nát
- Sốt bí đỏ dashi cá bào
- Su su luộc
- Lươn om chuối đậu
- Sinh tố xoài chuối
Khi thực hiện thực đơn số 2, mẹ nên nấu món lươn om chuối theo phong cách tối giản, hạn chế nêm nếm gia vị.

Thực đơn 3
- Cơm nát
- Tôm xào súp lơ xanh
- Canh mồng tơi cua đồng
- Sữa chua

Thực đơn 4
- Cơm nát
- Lươn đồng xào nghệ
- Canh bí đỏ mềm
- Chuối cắt lát nhỏ

Thực đơn 5
- Cơm nát
- Cá hồi phi lê sốt cà chua
- Canh ngao nấu mồng tơi
- Bưởi

Thực đơn 6
- Cơm nát
- Cá hồi áp chảo sốt kem bơi
- Canh rong biển
- Đậu phụ sốt dashi cá bào
- Salad rau củ rắc mè
- Măng cụt

Thực đơn 7
- Cơm nát
- Đậu phụ rán
- Canh cà rốt tôm băm
- Xoài chín tráng miệng

Thực đơn 8
- Cơm nát rắc bột đậu
- Canh bắp cải
- Đậu phụ sốt rau củ rắc cá bào
- Trà lúa mạch
- Lươn kho củ cải
- Chuối tráng miệng

Thực đơn 9
- Cơm nát
- Thịt bò bằm xào hành tây
- Canh rau đay
- Đu đủ chín tráng miệng

Thực đơn 10
- Canh mướp đậu Nhật
- Cơm nát nấu đậu lăng đỏ
- Salad súp lơ xanh, cà rốt trộn cùng sốt kem sữa phomai
- Đậu phụ sốt
- Cá sirasu
- Chuối tráng miệng

Thực đơn 11
- Cải cầu vồng
- Gan, tim bồ câu xào mướp
- Cơm nát rắc phô mai
- Trứng chiên măng tây cá hồi
- Xoài

Thực đơn 12
- Cà ri thịt sườn
- Canh cải bó xôi
- Cơm trắng nấu nát
- Nho đen không hạt

Gợi ý một số món ngon cho bé ăn cơm đưa miệng
Trứng hấp thịt băm
Trứng hấp thịt băm là món ăn vô cùng đơn giản, dễ chế biến với mẹ nội trợ. Bạn chỉ cần vài bước đã hoàn thành xong, cụ thể như sau:
- Bước 1: Đập vỏ trứng, tách riêng lòng đỏ cho vào tô. Mẹ nên đổ thêm ít nước ấm đánh đều trứng. Sau đó, dùng rây lọc và sử dụng màng thực phẩm bọc kín lại, rồi đem hấp.
- Bước 2: Về phần thịt lợn, mẹ rửa với nước sạch, xào chín, để tăng hương vị thì nên thêm một chút hành. Cuối cùng, đổ thịt lợn lên trứng rồi cho bé dùng bữa

Cá hồi áp chảo, sốt bơ tỏi
Mẹ nên ngâm cá trong giấm hoặc sữa tươi không đường từ 5 – 10 phút. Kế đến, vớt cá ra để ráo nước rồi áp chín hai mặt trên chảo. Đặt nồi lên bếp, phi thơm hành tỏi cùng bơ, đổ hỗn hợp lên trên cá hồi. Hãy thêm một chút tiêu giúp món ăn thêm phần thơm ngon.

Thịt bò hấp bí đỏ
Thịt bò hấp bí đỏ được biết đến như món ăn vô cùng thơm ngon, giúp bé ăn cơm dễ dàng dàng hơn. Đặc biệt, nó dễ chế biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Các bước thực hiện như dưới đây:
- Bước 1: Đầu tiên, mẹ thái nhỏ gia vị, ướp cùng nước tương, bột ngô, gừng và dầu vừng.
- Bước 2: Quả bí đỏ cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn, thịt bò xếp quanh rồi mang hấp trong vòng 30 phút. Đặc biệt, mẹ nên rắc rau mùi lên trên và phi tỏi để hương vị thêm phần thơm ngon.

Thịt kho trứng cút
Đối với đa số người dân Việt, thịt kho trứng cút là món ăn thơm ngon, phổ biến. Mẹ chỉ cần làm theo các bước sau:
- Bước 1: Thái thịt thành từng khúc vừa ăn, ướp cùng một số loại gia vị như hạt tiêu, đường, nước mắm và hành trong 30 phút đến 1 giờ. Kế đến, mẹ cho thịt vào nồi đảo đều lên đến khi săn lại thì đổ thêm nước dừa tươi, ninh với lửa nhỏ.
- Bước 2: Trứng cút luộc chín, bóc vỏ đợi đến khi thịt đã mềm thì cho vào để chúng ngấm gia vị nhanh hơn.

Bò cuốn lá lốt
Bò cuốn lá lốt vừa ngon miệng vừa chứa nhiều vitamin, khoáng chất thích hợp cho quá trình phát triển toàn diện của bé 1 tuổi. Bố mẹ chỉ cần:
- Bước 1: Trộn đều hỗn hợp mỡ heo và bò băm. Sau đó, nêm với gia vị như dầu mè, dầu hào, đường, tiêu, bột canh, lá lốt thái nhỏ cùng tỏi băm. Nên để trong khoảng 15 phút cho ngấm hoàn toàn.
- Bước 2: Cho bò lá lốt lên chảo, chế biến với lửa vừa, lật đều tay các cuốn để chúng chín đều. Mẹ nên rắc thêm một chấu đậu phộng giã nhỏ.

Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm
Khi xây dựng thực đơn ăn cơm cho bé 1 tuổi, mẹ lưu ý một số điểm sau đây:
- Xây dựng thực đơn đa dạng, thay đổi món ăn liên tục nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Mẹ nên xay nhuyễn hoặc nấu mềm giúp bé dễ ăn. Bên cạnh đó, hãy bổ sung thêm các khoáng chất thiết yếu như chất xơ, trái cây, rau xanh,…
- Khi chế biến món ăn cho bé, các mẹ không nên thêm một số gia vị như bột ngọt, muối đường. Đặc biệt, nếu con không thích thì không nên ép. Phụ huynh hãy cho bé tập làm quen dần dần, bắt đầu từ 2 – 3 muỗng cơm nát.
- Sau mỗi bữa ăn, mẹ nên cho bé dùng hoa quả hay sữa chua tráng miệng. Phương pháp này vừa kích thích khả năng tiêu hoá của cơn vừa bổ sung dinh dưỡng.

Xem thêm:
- 7 sai lầm khi vệ sinh bình sữa cho bé bố mẹ nên tránh
- Bình sữa cho bé loại nào tốt nhất mà các mẹ nên mua sử dụng
- Bình sữa BEBU có tốt không? Có nên mua không? Các loại bình sữa BEBU
Hy vọng bài viết đã giúp phụ huynh đa dạng thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm. Hãy ghé thăm Vanhoadoisong để cập nhật những thông tin hữu ích khác nhé!