Phong tục tết 3 miền Bắc, Trung, Nam có gì đặc trưng?

Tết Nguyên Đán đến rất gần rồi, bạn đã biết những phong tục Tết 3 miền đặc sắc và thú vị này chưa? Hãy cùng Văn Hoá Đời Sống và chuyên mục Bản Sắc Việt tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tết miền Bắc

Hoa trang trí

Hoa đào

Tết đến xuân về, cả một vùng Bắc bộ như khoác lên mình một cánh mới trong sắc hồng của những cành đào tươi thắm.

Hoa đào mang màu hồng rất đằm thắm, cánh hoa không bung nở hết mình mà e ấp. Loài hoa này vừa tạo không khí mùa xuân tươi vui, vừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, đem lại may mắn vào năm mới.

Hoa đào
Hoa đào

Cây quất

Ngoài ra, trong mỗi gia đình thường có thêm cây quất xum xuê. Người ta thường lựa cây có tán đẹp, đủ cả quả vàng, quả non, lá xanh mướt, hoa… tượng trưng cho sự trù phú, tài lộc, ăn nên làm ra.

Cây quất
Cây quất

Ẩm thực ngày tết

Mâm ngũ quả

Năm loại quả xuất hiện trong mâm cúng của người miền Bắc tượng trưng cho ngũ hành, sự đơm hoa kết trái, viên mãn, tròn đầy. Chuối xanh tượng trưng cho hành mộc, như bàn tay hứng lấy may mắn.

Quả phật thủ hay quả bưởi có màu vàng là hành thổ, với ý nghĩa đem phúc lộc đầy nhà. Các loại quả đỏ như cam, quýt, hồng là hành hỏa; quả trắng như roi, đào là hành kim; và quả đen như mận, hồng xiêm, nho là hành thủy.

Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả

Cách bày trí mâm ngũ quả truyền thống của miền Bắc là quả chuối sẽ nằm dưới cùng, bao bọc từng loại quả như bưởi vàng, quýt đỏ, táo xanh hay nho tím.

Tuy nhiên ngày nay, người ta không còn cứng nhắc phải là “ngũ quả” nữa mà phong phú hơn nhiều, có thể là thập, bát, cửu nhưng nhìn chung vẫn mang ý nghĩa cầu mong sung túc an khang.

Mâm cỗ Tết: Mâm ngập tràn, đa dạng sắc màu

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ – Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Thịt đông, gà luộc, giò lụa, cá kho riềng, bánh chưng là những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người dân xứ Bắc.

Bánh chưng dẻo, béo ngậy nhân đậu xanh, thịt mỡ ăn kèm với dưa hành giòn giòn, chua chua, cay nhẹ thật đúng vị. Khi khách đến thăm nhà, món nem rán thơm lừng thường được dọn ra như là món quà thể hiện sự mến khách.

Mâm cỗ Tết: Mâm ngập tràn, đa dạng sắc màu
Mâm cỗ Tết: Mâm ngập tràn, đa dạng sắc màu

Người miền Bắc thường rất coi trọng và cầu kỳ trong việc lựa chọn và chế biến mâm cỗ Tết. Mâm cơm thể hiện sự quây quần, đủ đầy, mong ước có một năm mới no đủ, thịnh vượng.

Phong tục ngày tết

Vốn là “cái nôi văn hóa” của đất nước, người miền Bắc rất xem trọng ngày tết cổ truyền nên đi kèm với đó là nhiều phong tục thể hiện tinh thần văn hóa dân tộc.

23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Táo về trời, ngoài lễ vật cần thiết thì người Bắc còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời.

Phong tục ngày tết
Phong tục ngày tết

Trước khi chia tay năm cũ để chào đón năm mới thì bao giờ cũng bắt đầu bằng những bữa cơm tất niên bên gia đình ngày sum họp. Mâm cơm Tết lúc nào cũng đầy đủ đồ ăn thức uống và cầu kỳ, vừa để dâng lên tổ tiên vừa là nơi để cả nhà quây quần.

Điều kiêng kỵ

  • Kiêng quét nhà: Người Việt quan niệm kiêng quét nhà trong ba ngày Tết vì cho rằng sẽ quét hết vận đỏ đi khỏi nhà.
  • Kiêng đổ rác: Chuyện kể rằng một người lái buôn do nhặt được một tiên nữ giáng trần nên trở nên giàu có. Một hôm, tiên nữ biến thành đống rác, do không biết nên ông đã quét đi. Từ đó, ông trở lại cuộc đời nghèo khổ.
  • Kiêng không treo những tranh “xui xẻo”: Một số bức tranh như: đánh ghen, kiện tụng… thường không được treo trong nhà dịp Tết mà phải tìm treo tranh mang ý tài lộc như lợn, gà, cậu bé…
Điều kiêng kỵ
Điều kiêng kỵ
  • Kiêng cho lửa ngày Tết: Người Việt từ xa xưa luôn quan niệm kiêng cho lửa trong ngày Tết vì lửa tượng trưng cho sự may mắn.
  • Rắc vôi bột ở 4 góc vườn: Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Dân gian có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Đầu năm bạn mua muối tặng cho mọi người cũng chính là lời chúc năm mới làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.
  • Xông nhà: Những người “nặng vía”, có tang, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm.
Điều kiêng kỵ
Điều kiêng kỵ
  • Tránh nói giông (nói những điều xui rủi): Ngày đầu năm, ta phải để ý những ngôn ngữ, hành động để đem lại sự không may. Đây còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: “Chết rồi!” hay “Tiêu rồi!”.
  • Kiêng cho nước đầu năm: Nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vào như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc trong năm mới.
  • Kiêng làm vỡ bát đĩa: Trong những ngày Tết không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén. Đồng thời tránh cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
  • Kị mai táng: Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng.
Điều kiêng kỵ
Điều kiêng kỵ

Tết miền trung

Hoa trang trí: Đủ sắc màu

Người miền Trung có thể trưng mai vàng hoặc đào thắm, không câu nệ. Tết miền Trung đủ sắc hoa. Ngoài ra, người dân còn thường chọn thêm nhiều loại cây, hoa cảnh để bày trong nhà dịp Tết đến xuân về.

Hoa trang trí: Đủ sắc màu
Hoa trang trí: Đủ sắc màu

Ẩm thực ngày tết

Mâm ngũ quả: “Có gì cúng nấy”

Mâm ngũ quả: “Có gì cúng nấy”
Mâm ngũ quả: “Có gì cúng nấy”

Mâm ngũ quả của người miền Trung thường là có gì cúng nấy, chủ yếu là thành tâm dâng kính tổ tiên. Tuy nhiên, họ không hay dùng chuối xanh (đắng, chát), mà thường lựa những loại quả ngọt ngào, tròn thơm (táo, cam, nho,…).

Mâm cơm ngày tết: Nổi bật món cuốn

Miền Trung quanh năm bão lũ, đất đai cằn cỗi, thời điểm Tết đến cũng chính là lúc mọi người vừa khắc phục xong thiệt hại từ thiên tai. Khó khăn là thế nhưng người miền Trung lại rất chăm chút cho từng mâm cỗ.

Mâm cơm ngày tết: Nổi bật món cuốn
Mâm cơm ngày tết: Nổi bật món cuốn

Nổi bật nhất trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung là thói quen ăn các món cuốn. Khi thì cuốn thịt luộc, khi lại cuốn tai heo,… kèm theo đó là đủ các loại rau, chấm cùng với mắm nêm đậm đà tự làm nữa là ngon số một.

Để cho đỡ ngán, người miền Trung chuẩn bị thêm trên mâm cỗ nem chua, thịt giấm nhằm kích thích vị giác. Bên cạnh đó, đĩa bánh tét dẻo thơm là một phần không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết.

Phong tục ngày tết

Những ngày áp tết, từ khoảng 20 tháng Chạp Âm lịch, đường phố bắt đầu rực rỡ sắc màu với hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa ly, hoa lay-ơn,… Nhà ai cũng chuẩn bị lau dọn bàn thờ tổ tiên, thay cát trắng, đánh lư đồng để đón ông bà tổ tiên về sum họp gia đình.

Các mẹ các bà sắm sửa vật dụng, đồ ăn trong những ngày Tết. Trong bếp nhà nào không ít thì nhiều cũng đều có những bình to bình nhỏ dưa kiệu mới làm.

Phong tục ngày tết
Phong tục ngày tết

Sau khi cúng Tất niên, cả gia đình thường họp mặt gia đình để tổng kết cuối năm cũng như chia sẻ những kế hoạch năm mới. Sáng 30 Tết, đàn ông trụ cột của gia đình đi mộ thắp hương cho ông bà tổ tiên, mời ông bà cùng về ăn Tết với con cháu.

Phong tục ngày tết
Phong tục ngày tết

Ở miền Trung cũng có tục “xông đất “như người Bắc vào sáng mùng một. Thường gia đình sẽ nhờ người lớn tuổi, còn mạnh khỏe, có vai vế, uy tín trong xã hội hoặc những đứa trẻ thông minh, hoạt bát, vui vẻ đến “xông đất” đầu năm.

Ngày đầu tiên của năm mới, mọi người thường đến thăm và chúc Tết bà con họ hàng gần xa. Mùng hai mùng ba hàng xóm, láng giềng khắp nơi sẽ đến chúc Tết nhà mình.

Điều kiêng kỵ

  • Kiêng các món chế biến từ tôm: Người miền Trung thường kiêng ăn các món được chế biến từ tôm trong các ngày Tết Nguyên Đán vì họ quan niệm rằng tôm sẽ “đi giật lùi”, khiến cho năm mới không thể tiến tới.
Điều kiêng kỵ
Điều kiêng kỵ
  • Kiêng trứng vịt lộn, thịt vịt: Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo.
Điều kiêng kỵ
Điều kiêng kỵ

Ngoài ra, một số nơi ở miền Trung người ta thường kiêng mặc đồ màu trắng trong suốt tháng Giêng đầu năm mới.

Tết miền nam

Hoa trang trí: Mai vàng rực rỡ

Với khí hậu nắng ấm gần như quanh năm, người miền Nam thường chưng mai vàng rực rỡ mỗi độ Tết đến, xuân về. Màu vàng tươi sáng của hoa mai là biểu tượng của sự vinh hiển, thành đạt, tài lộc.

Người dân thường chọn cây có nhiều nụ và lộc, vì hoa nở đúng lúc giao thừa hay sáng sớm mùng một sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc cho gia đình trong năm mới.

Hoa trang trí: Mai vàng rực rỡ
Hoa trang trí: Mai vàng rực rỡ

Ẩm thực ngày tết

Mâm ngũ quả: “Cầu vừa đủ xài”

Với tâm hồn phóng khoáng, người miền Nam thường bày các loại quả chính là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài;đọc chệch thành “cầu vừa đủ xài”, với mong muốn có một năm mới nhiều tài lộc.

Các gia đình cho thêm quả sung – tượng trưng cho sự sung mãn về sức khỏe, tiền bạc. Ngoài ra, mâm còn có thêm các loại quả đẹp mắt như dưa hấu, táo, đào tiên

Mâm ngũ quả: “Cầu vừa đủ xài” 
Mâm ngũ quả: “Cầu vừa đủ xài”

Tuy nhiên, khác với người miền Bắc, họ không bày cam quýt vì quan niệm “cam đành quýt đoạn” – tượng trưng cho sự ly tán, chia lìa; hay chuối vì quan niệm “chúi nhủi” – làm ăn không thể tấn tới.

Mâm cơm ngày Tết: Trù phú và phóng khoáng

Mâm cơm Tết của người miền Nam đơn giản hơn, nhưng vẫn không kém phần đủ đầy, ngon miệng. Phần lớn các món thường được nấu sẵn, chỉ việc này ra, trong đó không thể thiết thịt kho tàu, bánh tét, chả nem và khổ qua dồn thịt.

Phụ nữ trong gia đình thường không tốn quá nhiều công sức cho mâm cơm, thay vào đó, họ dành thời gian làm đẹp, vui chơi, quây quần bên gia đình.

Mâm cơm ngày Tết: Trù phú và phóng khoáng
Mâm cơm ngày Tết: Trù phú và phóng khoáng

Phong tục ngày tết

Giáp Tết, các gia đình sẽ tổ chức đi chạp mộ (tảo mộ). Chiều 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời. Ngày 30 làm một mâm cơm cúng tổ tiên, gọi là lễ “rước ông bà”. Đến ngày mồng 3 tháng Giêng thì làm lễ “đưa ông bà”.

Trước giao thừa, các gia đình thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm (cúng gia tiên). Lễ vật cúng giao thừa ngoài hương hoa quả phẩm còn có thêm quả dừa, bánh phồng, bánh tráng và gà trống luộc.

Ba ngày tết là ba ngày vui chơi, ăn uống, thăm viếng, chúc nhau những điều mới mẻ, tốt lành. Bao điều không vui, không vừa lòng năm trước đều bỏ đi.

Phong tục ngày tết
Phong tục ngày tết

Tục lì xì phổ biến ở miền Nam trước khi lan ra các vùng khác của Việt Nam. Tiền mới được bỏ vào phong bao có màu đỏ vàng, tặng trẻ nhỏ trong gia đình để lấy may, mau ăn chóng lớn, mọi sự được như ý.

Điều kiêng kỵ

  • Về nhà trước Giao thừa: Dù đi đâu làm gì xa thì cũng phải về nhà trước giờ giao thừa. Nếu ai không về kịp thì đồng nghĩa cả năm mới sẽ phải bôn ba khắp nơi làm ăn vất vả.
  • Cất chổi sau khi quét dọn: Nếu trong ngày Tết mà để mất chổi thì có nghĩa cả năm đó gia đình sẽ bị trộm cắp của cải.
  • Kiêng để cối xay gạo trống vào ngày đầu năm: Ở một số vùng quê Nam bộ còn có tục kiêng không để cối xay gạo trống vào những ngày đầu năm. Điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm tới.
Điều kiêng kỵ 
Điều kiêng kỵ

Dọn cỗ ngày Tết: tại Nam Bộ vào những ngày Tết nếu có khách đến nhà dù bất kể giờ giấc nào thì gia chủ cũng dọn cỗ mời ăn uống. Khách không được từ chối, kể cả đang no thì cũng phải nhấm nháp một chút.

Xem thêm:

Trên đây là những phong tục Tết 3 miền Bắc, Trung, Nam. Văn Hoá Đời Sốnghi vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về văn hóa của từng vùng miền. Chúc bạn sẽ có một cái Tết thật bình an. Và đừng quên chia sẻ bài viết này nếu thấy thú vị nhé!

0/5(0 Reviews)

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Bài viết xem nhiều