Sự độc đáo ở phong tục đón tết Trung Thu 12 quốc gia Châu Á

Tết Trung Thu thường diễn ra vào Rằm 15 tháng 8 Âm lịch, không riêng gì Việt Nam mà một số nước trong khu vực châu Á cũng đón ngày Lễ này. Hãy cùng Văn Hoá Đời Sống và chuyên mục Ngày Trong Năm tìm hiểu phong tục đón tết Trung Thu và món ăn truyền thống ở các nước nhé!

Tết Trung Thu ở Việt Nam

Khi mặt Trăng tròn và sáng nhất vào Rằm tháng 8 âm lịch, người dân Việt Nam sẽ đón tết Trung Thu. Vào ngày này, mọi người sẽ tặng cho trẻ em những đồ chơi quen thuộc như: đèn ông sao, lân, đầu sư tử, mặt nạ,

Tết Trung Thu là dịp lễ đáng mong chờ của thiếu nhi
Tết Trung Thu là dịp lễ đáng mong chờ của thiếu nhi

Ở một số địa phương, người ta tổ chức múa sư tử (hay múa lân) tạo nên không khí Trung Thu tưng bừng trong tiếng trống vang rền, bạn có thể thấy nhiều em nhỏ đi theo đàn múa và xem những điệu múa đẹp nhất. Sau đó, chủ nhà sẽ cho đoàn múa một chút lộc lấy may.

Trẻ có thể theo dõi những đoàn múa lân
Trẻ có thể theo dõi những đoàn múa lân

Khi nhắc đến Tết Trung Thu ở Việt Nam thì không nào bỏ qua món bánh truyền thống này được. Bánh dẻo làm bằng nếp, có màu trắng, nhân bên trong bằng các loại đậu. Bánh nướng từ bột mì, với nhiều nhân khác nhau, giúp người dùng có thêm lựa chọn.

Một phần không thể thiếu trong mỗi dịp lễ là bánh Trung Thu
Một phần không thể thiếu trong mỗi dịp lễ là bánh Trung Thu

Tết Trung Thu ở Trung Quốc

Tết Trung Thu ở Trung Quốc xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ 8, thời Đường Huyền Tông. Người dân còn gọi ngày này là Tết ngắm trăng, vì ban đầu chỉ uống rượu thưởng trăng. Nhưng về sau được biết đến là Tết đoàn viên, vì họ dùng dịp này để sum họp gia đình.

Trung Thu xuất hiện khá sớm tại Trung Quốc
Trung Thu xuất hiện khá sớm tại Trung Quốc

Tương tự, như Việt Nam thì tại Trung Quốc, trẻ em cũng sẽ tham dự rước đèn cùng các đoàn múa lân, tạo nên không khí sôi động, vui nhộn. Ngoài ra, vào Trung Thu những thành viên trong gia đình sẽ tự hợp ăn bữa cơm sum vầy.

Người dân ưu tiên quây quần cùng gia đình trong dịp lễ
Người dân ưu tiên quây quần cùng gia đình trong dịp lễ

Ở Trung Quốc, một loại bánh không thể bỏ qua là bánh Mooncake – được thiết kế gần giống với bánh Trung Thu Việt Nam, mang hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn, đoàn viên. Phần vỏ bánh mỏng, nhân bên trong được làm từ đậu xanh, sen hay trứng muối.

Bánh Trung Thu Trung Quốc khá đa dạng về vỏ và nhân bánh
Trung Quốc khá đa dạng về vỏ và nhân bánh

Tết Trung Thu ở Hàn Quốc

Chuseok là ngày Tết Trung Thu của người dân Xứ sở Kim Chi – một trong những Lễ truyền thống có quy mô lớn nhất Hàn Quốc. Người dân sẽ được nghỉ 3 ngày (14, 15 và 16 tháng 8 âm lịch) để trở về nhà và quây quần cùng những người thân yêu.

Người dân Hàn Quốc trong dịp lễ Trung Thu
Người dân Hàn Quốc trong dịp lễ Trung Thu

Dịp Tết Chuseok, các thành viên trong gia đình sẽ đi viếng và tảo mộ tổ tiên, dâng lên mâm ngũ quả để bày tỏ sự thành kính. Các cô giá sẽ mặc trang phục truyền thống, nắm tay nhau xếp thành vòng tròn dưới ánh sáng đêm rằm, vừa nhảy múa vừa hát.

Thành kính với tổ tiên trong ngày Lễ Trung Thu tại Hàn Quốc
Thành kính với tổ tiên trong ngày Lễ Trung Thu tại Hàn Quốc

Bánh Trung Thu của Hàn Quốc là Songpyeon được nặn với hình tượng trăng lưỡi liềm – biểu tượng của hạnh phúc, viên mãn tại đất nước này. Vỏ bánh Songpyeon được làm từ bột gạo với phần nhân đa dạng như đậu đỏ, đậu xanh,… hấp lên cùng với lá thông tươi.

Songpyeon được nặn với hình tượng trăng lưỡi liềm
Songpyeon được nặn với hình tượng trăng lưỡi liềm

Tết Trung Thu ở Nhật Bản

Nhật Bản vẫn tổ chức tết Trung Thu rầm rồ, mặc dù không còn sử dụng lịch âm. Người dân còn gọi với cái tên khác là Otsukimi hay ngắm trăng. Nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa Thu, đời điểm trăng tròn và đẹp nhất trong năm.

Sự độc đáo trong Tết Trung thu Nhật Bản
Sự độc đáo trong Tết Trung thu Nhật Bản

Vào Tết Trung Thu, người dân Nhật sẽ vừa thưởng thức món ăn truyền thống vừa ngắm trăng tròn. Bên cạnh đó, để bé tham gia lễ hội rước đèn, bố mẹ sẽ tặng những chiếc đèn lồng cá chép – biểu tượng của sự can đảm, nhất là với các bé trai.

Đèn lồng cá chép - biểu tượng sự can đảm cho bé trai Nhật Bản
Đèn lồng cá chép – biểu tượng sự can đảm cho bé trai Nhật Bản

Khác với các nước trong khu vực, bánh bao là món bánh đặc trưng trong Tết Trung Thu Nhật Bản, được làm từ bột gạo nếp với cái tên Tsukimi Dango (gọi tắt là Dango), khá giống với bánh gạo Mochi, với nhiều hình dạng khác nhau nhưng phổ biến là hình tròn.

Bánh bao là món bánh đặc trưng trong Tết Trung Thu Nhật Bảo
Bánh bao là món bánh đặc trưng trong Tết Trung Thu Nhật Bản

Tết Trung Thu ở Thái Lan

Tết Trung Thu Thái Lan với tên khác là Lễ cầu trăng, được tổ chức vào đúng rằm 15 tháng 8 âm lịch. Vào ngày này, tất cả thành viên sẽ tập trung quanh bàn thờ Bát Tiên và Quan Thế Âm Bồ Tát để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất cho bản thân và gia đình.

Hãy thử đón Tết Trung Thu tại Thái Lan
Hãy thử đón Tết Trung Thu tại Thái Lan

Ở trên bàn thờ sẽ được bày bánh Trung Thu và quả đào. Họ tin rằng khi làm vậy, Bát Tiên sẽ tới giúp mang đào đến cung trăng và chúc thọ Quan Thế Âm Bồ Tát, mọi người sẽ được các vị thần ban phước.

Người dân Thái Lan cầu chúc những điều tốt đẹp nhất
Người dân Thái Lan cầu chúc những điều tốt đẹp nhất

Bánh Trung Thu của người Thái được nặn một cách tỉ mỉ theo hình dạng căng tròn, đầy đặn của quả đào. Phần nhân bên trong được làm từ những thực phẩm vừa thu hoạch trong vụ mùa, phải kể đến như hạt sen, vừng hay trứng muối,…

Bánh được làm khá tỉ mỉ
Bánh được làm khá tỉ mỉ

Tết Trung Thu ở Singapore

Tết Trung Thu ở Singapore gần giống với Trung Quốc. Nơi tổ chức Tết Trung Thu vui nhộn nhất ở đây là khu phố người Hoa. Họ sẽ bán các vật dụng liên quan đến Trung Thu như đèn lồng, lân,… Thông thường, các hoạt động sẽ được chuẩn bị trước hàng tháng trời.

Lễ hội Trung Thu Singapore đầy màu sắc
Lễ hội Trung Thu Singapore đầy màu sắc

Vào thời điểm này, mọi người sẽ gửi những món quà may mắn hay lời chúc đến bạn bè, người thân hoặc đối tác kinh doanh. Một trong những phần quà được quan tâm nhiều nhất là bánh Trung Thu.

Trung Thu là một trong những ngày Tết lớn tại Singapore
Trung Thu là một trong những ngày Tết lớn tại Singapore

Bánh Trung Thu Singapore gần giống với bánh Trung Thu truyền thống Việt Nam nhưng về màu sắc và hương vị thì hoàn toàn khác. Phần vỏ bánh dẻo được biến tấu với đủ màu sắc, phần nhân bên trong đa dạng như sầu riêng, bí đỏ hay trà xanh.

Tại Singapore, mọi người biếu tặng bánh trung thu cho nhau
Tại Singapore, mọi người biếu tặng bánh trung thu cho nhau

Tết Trung Thu ở Malaysia

Phong tục ăn Tết Trung Thu truyền thống qua nhiều thế hệ của người dân Malaysia khá thú vị khi họ vừa ăn bánh, vừa ngắm trăng hay diễu hành cùng những chiếc đèn lồng. Ngoài ra, bạn có thể theo các đoàn múa lân, chiêm ngưỡng kỹ thuật đỉnh cao của họ.

Không gian đầy màu sắc tại Tết Trung thu Malaysia
Không gian đầy màu sắc tại Tết Trung thu Malaysia

Tại Malaysia, tết Trung Thu là dịp để các cửa hàng quảng cáo bánh trung thu rầm rộ, các quầy hàng được đặt ở những vị trí bắt mắt, đông người qua lại như trung tâm thương mại. Bạn có thể thấy những quảng cáo dày đặc trên các chương trình truyền hình, báo chí,…

Tết Trung Thu tại Maylaysia
Tết Trung Thu tại Maylaysia

Hai loại bánh Trung Thu đặc trưng của Malaysia là Baker’s Cottage và Casahana, với nhiều màu sắc và hương vị đa dạng. Phần vỏ bánh được làm từ nguyên liệu thực vật, thân thiện với sức khỏe người dùng, về phần nhân có thể kể đến như đậu đỏ, sen trắng,…

Phần vỏ bánh được làm từ nguyên liệu thực vật
Phần vỏ bánh được làm từ nguyên liệu thực vật

Tết Trung Thu ở Campuchia

Khác với các nước châu Á khác, người dân Campuchia đón Trung Thu muộn hơn khoảng 2 tháng (15/10 âm lịch). Lễ hội này có thể gọi với cái tên khác là Tết Ok Om Pok.

Ở Campuchia, người dân ăn tết Trung Thu sau 2 tháng
Ở Campuchia, người dân ăn tết Trung Thu sau 2 tháng

Vào buổi sớm, họ sẽ tổ chức lễ “Bái Nguyệt tiết” hay Lễ hội vái trăng với lễ vật bao gồm súp sắn, hoa tươi, nước mía và gạo dẹt. Đến buổi tối, mọi người đặt đồ cúng trên một chiếc chiếu lớn sau đó đợi trăng lên để cầu xin phước lành.

Người dân cùng cầu chúc những điều tốt đẹp nhất
Người dân cùng cầu chúc những điều tốt đẹp nhất

Bánh Trung Thu của người dân Campuchia là bánh cốm dẹp, được làm từ hạt gạo nguyên chất mà không thêm bất kỳ phụ gia hay chất bảo quản.

Bánh cốm dẹp là món ăn truyền thống của người dân Campuchia
Bánh cốm dẹp là món ăn truyền thống của người dân Campuchia

Tết Trung Thu ở Lào

Thời điểm Tết Trung Thu ở Lào tương tự với các nước láng giềng khác, thường được gọi là lễ hội trăng phước lành hay nguyệt phúc tiết.

Trung Thu ở Lào gần tương tự các nước khác trong khu vực
Trung Thu ở Lào gần tương tự các nước khác trong khu vực

Tất cả người dân Lào vào thời điểm này, bất kể già trẻ, trai hay gái đều sẽ thưởng nguyệt, ngắm trăng. Sau khi hoàng hôn buông xuống, những chàng trai cô gái mặc lên những bộ đồ đẹp nhất và ca hát nhảy múa suốt đêm.

Nét đẹp văn hóa truyền thống của Lào
Nét đẹp văn hóa truyền thống của Lào

Khác với Việt Nam, thị trường mua bán bánh Trung Thu của Lào sôi động trước 2 tháng so với ngày Lễ. Với phần vỏ và nhân bánh khá tương tự với nước ta.

 Bánh Trung Thu Lào giống hệt Việt Nam về nhân và vỏ
Bánh Trung Thu Lào giống hệt Việt Nam về nhân và vỏ

Tết Trung Thu ở Myanmar

Tết Trung Thu ở Myanmar còn gọi là Tiết quang minh hay Lễ trăng tròn. Vào đêm Rằm tháng 8, tất cả gia đình sẽ thắp đền lồng sáng rực cả thành phố, mang đến sáng chiếu đến khắp mọi nơi.

Đêm Trung Thu, các thành phố Myanmar đều sáng rực
Đêm Trung Thu, các thành phố Myanmar đều sáng rực

Trong đêm lễ hội này, mọi người trong gia đình thường sẽ cùng nhau xem phim, biểu diễn kịch, nhảy múa hay nhiều chương trình vui chơi giải trí náo nhiệt khác.

Những điều thú vị trong tết Trung Thu Myanmar
Những điều thú vị trong tết Trung Thu Myanmar

Tại Myanmar, bánh trung thu khác biệt so với các nước khác trong cùng khu vực, khi sử dụng bánh lạnh chứ không phải bánh nướng. Bánh dùng một loại bột khá đặc biệt, với phần nhân được chọn lọc từ những nguyên liệu như sầu riêng, hạt sen, mè đen,…

Đặc sản Myanmar là Bánh Trung Thu lạnh
Đặc sản Myanmar là Bánh Trung Thu lạnh

Tết Trung Thu ở Philippines

Tương tự với Singapore, Tết Trung Thu của Philippines được lưu truyền và tổ chức bởi những người gốc Hoa sinh sống và làm việc tại đây.

Mỗi quốc gia đều có nét đẹp Trung Thu riêng
Mỗi quốc gia đều có nét đẹp Trung Thu riêng

Vào ngày Lễ, mọi người sẽ tự tay làm bánh Trung Thu, sau đó chi sẻ với bạn bè, hàng xóm và người thân. Bên cạnh đó, trong tết ngắm trăng, một trò chơi mà người dân Philippines rất thích tham gia đó là xúc xắc Trung Thu.

Xúc sắc Trung Thu là trò chơi ưa thích của người dân Philippines
Xúc sắc Trung Thu là trò chơi ưa thích của người dân Philippines

Bánh Trung Thu Philippines có thể được gọi với cái tên khác là Hopia (hay bánh nướng ngon), với nhiều biến tấu độc đáo như bánh nướng đậu xanh (hopiang mungo), bánh nướng Nhật Bản (hopiang Hapon), bánh nướng thịt heo (hopiang babo),…

Tại Philippines, bánh Trung Thu có nhiều nhân khác nhau
Tại Philippines, bánh Trung Thu có nhiều nhân khác nhau

Tết Trung Thu ở Triều Tiên

Tại Triều Tiên, Tết Trung Thu được người dân gọi là Thu tịch tiết hay lễ hội đêm Thu. Mọi nhà thường làm bánh Trung Thu và biếu tặng cho nhau.

Lễ Trung Thu tại Triều Tiên
Lễ Trung Thu tại Triều Tiên

Khi trời bắt đầu tối, mọi người sẽ cùng nhau ngắm Trăng mọc. Dưới ánh trăng rằm tháng 8, họ bắt đầu chơi vật, kéo co hay biểu diễn ca múa. Các cô gái trẻ sẽ khoác lên mình những bộ “cánh” đẹp nhất để tham gia lễ hội.

Những cô gái sẽ khoác lên mình bộ đồ đẹp nhất
Những cô gái sẽ khoác lên mình bộ đồ đẹp nhất

Bánh Trung Thu truyền thống của người dân Triều Tiên là bánh nướng xốp (hay muffin). Được thiết kế với hình dáng nửa vầng trăng – bán nguyệt, được làm từ bột gạo nguyên chất, phần nhân bên trong khá đa dạng như mứt, táo, đậu,…

Triều Tiên có bánh Trung Thu hình dạng bán nguyệt
Triều Tiên có bánh Trung Thu hình dạng bán nguyệt

Xem thêm:

Tết Trung Thu là dịp để mọi người quây quần với gia đình. Thông qua bài viết của Văn Hoá Đời Sống, bạn đã biết phong tục đón tết trung thu của một số quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam. Mỗi nước đều có nét đẹp truyền thống và phong tục tập quán riêng biệt, đáng trân trọng. 

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT THỊNH HÀNH

Lương Bá Trọng
Lương Bá Trọng
Mình là Bá Trọng. Trong những khoảnh khắc tĩnh lặng, mình thường tìm đến những cuốn sách hay và những bản nhạc nhẹ nhàng. Viết lách giúp mình chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ của mình với mọi người. Mình hy vọng những bài viết của mình sẽ mang đến cho bạn những giây phút thư giãn và bình yên.

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây