nét văn hóa của dân tộc ê đê
Việt Nam là quốc gia có nền văn hoá đa dạng, đậm đà bản sắc. Có được điều này nhờ sự kết hợp văn hoá của nhiều dân tộc như Thái, Hoa, Mông,… Trong đó, nét văn hoá dân tộc Ê đê là không thể bỏ qua. Hãy cùng vanhoadoisong.vn điểm qua một số thông tin liên quan nhé!
Người Ê đê được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Anak Ra Đê, Anak Đê hoặc Đê – Ga, là một thành phần trong số 54 dân tộc anh em. Họ là người dân tộc thiểu số có vùng cư trú truyền thống là miền Trung Việt Nam và phía đông bắc Campuchia.
Họ sử dụng tiếng Ê đê, thuộc nhóm ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ chi Malay – Polynesia của ngữ hệ Nam Đảo để giao tiếp giữa những người trong với nhau.
Người Ê đê nổi bật là một cộng đồng dân cư có xu hướng thống nhất ý thức dân tộc. Đồng thời, tôn giáo của họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Tin Lành, với khoảng 70% dân số.
Yếu tố quan trọng nhất để làm nên sự độc đáo và đặc sắc của văn hóa Ê đê chính là những phong tục tập quán lâu đời. Ở tỉnh Đắk Lắk người Ê đê được biết đến với hình ảnh những chiếc nhà dài truyền thống – công trình xây dựng thể hiện văn hóa Ê đê.
Ngôi nhà dài vừa là biểu tượng vật chất của dân tộc theo chế độ mẫu hệ vừa là nơi gìn giữ giá trị văn hóa Ê đê. Nhà sẽ được làm bằng gỗ, tre hay nứa. Vách tường bao quanh và sàn được làm bằng thân cây tre già đập dập hoặc thân cây bương.
Điểm đặc biệt của những ngôi nhà dài là sẽ luôn có hai cầu thang đực dành cho thành viên nam và cầu thang cái dành cho phụ nữ. Ngoài ra, dân tộc Ê đê vẫn thực hiện những phong tục truyền thống như tục bắt chồng, cưới hỏi, tang lễ,…
Ẩm thực Ê đê là sự hòa trộn một cách tinh tế giữa thực phẩm tươi sống, thảo dược, gia với với phong cách nấu ăn đặc biệt. Bạn sẽ cảm nhận được sự hài hòa giữa vị cay, chua và đắng trên đầu lưỡi. Chúng đã góp phần tạo nên nét đẹp ẩm thực Việt Nam.
Cơm tẻ, muối ớt là thực phẩm, gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người đồng bào Ê đê. Những món tiêu biểu của người Ê đê với nhiều thảo dược, gia vị như: thịt bò xào xả gừng, các loại thịt thú rừng, một số món canh cá lóc suối, canh môn,…
Thông qua các nguyên liệu, cách chế biến vừa đậm đà núi rừng, vừa dân dã đã thể hiện được lối sống cởi mở, phóng khoáng, gần gũi giữa con người với mẹ thiên nhiên vĩ đại.
Nam sẽ để tóc ngắn, quấn khăn màu đen nhiều vòng trên đầu với một số trang sức như hoa tai vòng cổ. Áo của họ có 2 loại chính là áo dài trùm mông và áo dài quá gối.
Ngoài ra, nam giới Ê đê thường ngày sẽ mặc áo ít hoa văn, cộc tay hoặc không tay. Trang phục giá trị nhất là áo Ktêh chỉ dành riêng cho những người quyền quý trong làng với hoa văn “Đại bàng dang cánh”.
Khố của người Ê đê có nhiều loại và được phân biệt dựa trên sự dài, ngắn của hoa văn trang trí.
Phụ nữ Ê đê thường dùng trang sức bằng đồng hoặc bạc. Loại áo ngắn, phần cổ bị khoét thấp hình thuyền và mặc kiểu chui đầu. Đặc biệt, phong cách trang trí của họ là không có đường chỉ ở phần giữa thân áo. Mảng hoa văn chính ở gấu áo gọi là Đếch.
Đi cùng với áo của nữ giới Ê đê là chiếc váy mở quấn quanh thân. Tương tự như ở đàn ông, váy có thể được phân biệt dựa trên số lượng dải hoa được gia công nhiều, ít.
Nhà ở của người Ê đê có hình con thuyền dài. Phía trái nhà họ đặt cửa chính, phía hông mở cửa sổ. Bên trong nhà có trần gỗ tương tự hình mui thuyền.
Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách, nếu bạn muốn vào nhà thì phải thông qua phần này. Gia đình càng khá giả thì phần sân khách càng rộng rãi và khang trang.
Ngoài ra, nửa đằng cửa chính được gọi là Gah là nơi sinh hoạt chung, tiếp khách của cả nhà dài. Phần còn lại là bếp đặt chỗ nấu ăn gọi là Ôk – đây cũng là nơi ở của vợ chồng.
Người Ê đê thường không thờ phụng ông bà, tổ tiên. Khi người trong nhà mất thì họ thực hiện lễ bỏ mả, nhằm từ biệt người chết, tiễn người thân về chốn vĩnh viễn. Đồng bào Ê đê quan niệm linh hồn của người mất sẽ lẩn quẩn trong nhà nếu không làm lễ.
Ngoài ra, họ còn đón một số ngày lễ đặc biệt khác như: lễ hội đón năm mới, lễ ăn cơm mới, lễ cúng bến nước, lễ cưới, lễ kết nghĩa anh em, lễ trưởng thành,…
Khoảng 70% dân số Ê đê theo đạo Tin Lành, được truyền bởi các nhà truyền giáo Na Uy, Phần Lan vào những năm đầu thế kỷ 20. Tại nhà riêng của các mục sư, họ sẽ đọc kinh cầu nguyện.
Tại thành thị, một số ít đồng bào Ê đê theo Phật giáo vì kết hôn cùng người Kinh hay người Hoa. Một số còn lại vẫn giữ tôn giáo cổ truyền, thờ phụng các vị thần bảo hộ cho mình.
XEM THÊM:
- Tất Niên là gì? Ý nghĩa, phong tục ăn Tất niên 3 Miền
- Những việc nên làm ngày rằm tháng giêng để cả năm an lành, may mắn, thuận lợi
- Tìm hiểu một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh
Hy vọng thông qua những thông tin trên bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về nét văn hóa dân tộc Ê đê để cùng tạo nên sự độc đáo và khác biệt của nước ta so với thế giới nhé!
Weeekly được biết đến như một trong những nhóm nhạc thần tượng mới nổi tại…
Ai không từng trải qua một lần tuổi trẻ, vậy bạn đã có đủ nhiệt…
Người thành công, nổi tiếng thường có sức ảnh hưởng, lan tỏa cực kì lớn.…
(G)I-dle được biết đến như một trong những nhóm nhạc nữ tân binh xuất sắc…
Những thời khắc chuyển giao giữa tháng này qua tháng khác, năm này qua năm…
Thành viên của 2PM đã ghi dấu ấn độc đáo trong làng giải trí Hàn…
This website uses cookies.