Mẹo cai sữa cho bé không khóc cực hiệu quả mà các mẹ cần biết

Stress, mệt mỏi là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ gặp phải khi đến giai đoạn cai sữa cho con vì bé hay quấy khóc, khó chịu. Vì vậy, để bé bỏ ti không khóc, mẹ hãy cùng Văn Hoá Đời Sống đến với chuyên mục Cẩm Nang Mẹ Và Bé để “bỏ túi” các mẹo cai sữa cho bé không khóc nhé!

Nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong bao lâu?

Dưới đây là khuyến nghị của các chuyên gia về thời gian các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ:

  • Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP): Trong 6 tháng đầu, mẹ nên cho bé bú hoàn toàn, sau đó kết hợp cho trẻ ăn dặm ít nhất 1 năm. Khi trẻ được 1 tuổi có thể cho trẻ bú bao lâu tùy thuộc vào mẹ và nhu cầu của trẻ.
  • Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG): Khuyến khích mẹ nên cho trẻ bú 6 tháng đầu và trong năm đầu tiên nên cho bé bú sữa mẹ và kết hợp ăn thức ăn bổ sung. Sau năm đầu, nên tiếp tục cho bé bú nếu thuận tiện.
  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Khuyến nghị cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu rồi tiếp tục cho trẻ bú mẹ và bổ sung thức ăn cho bé trong 2 năm hoặc lâu hơn.
Trẻ sơ sinh nên bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu
Trẻ sơ sinh nên bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu

Lưu ý trước khi bắt đầu cai sữa cho bé

Trước khi thực hiện cai sữa, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Khi thời tiết khắc nghiệt, khó chịu như giao mùa, hè nắng hay đông lạnh thì không nên cai sữa cho bé bởi vì những thay đổi thời tiết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.
  • Trẻ phải luôn có sức khỏe tốt, không ở tình trạng ốm hay bệnh. Vì khi bé ốm thì bé rất quấy khóc, kén ăn, không thích sự thay đổi.
  • Mẹ phải đảm bảo bé luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn sau cai sữa.
  • Mẹ cần kiên trì và từ từ thực hiện cai sữa, hạn chế khiến trẻ bị sốc hay hụt hẫng, điều này dẫn tới việc khó hợp tác.
Những lưu ý trước khi bắt đầu cai sữa cho bé
Những lưu ý trước khi bắt đầu cai sữa cho bé

Dấu hiệu cho thấy nên cai sữa cho bé

Hãy xem xét việc bắt đầu cai sữa khi trẻ cho thấy những “dấu hiệu sẵn sàng” như: ngồi vững, di chuyển nhanh, có khả năng leo trèo cầu thangm,… Những dấu hiệu này cho thấy rằng trẻ đã có khả năng thể hiện nhu cầu đói:

  • Đứng ngồi thẳng: Khi bé đạt khoảng 1 tuổi và có thể tự ngồi thẳng, hệ thần kinh và hệ vận động của bé đã phát triển mạnh mẽ hơn. Điều này có nghĩa là nếu cai sữa, bé vẫn có đủ sức kháng cự để đối phó với các tác nhân bên ngoài.
  • Bập bẹ tập nói: Lúc này, hệ thần kinh não bộ của trẻ đã phát triển mạnh mẽ, các giác quan cũng đã hoàn thiện. Nếu muốn cai sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung khoảng 500 – 600ml sữa từ nguồn khác và thêm nhiều loại thực phẩm khác vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Hệ tiêu hóa hoàn thiện: Giai đoạn từ 1.5 – 2 tuổi là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khả năng tiêu hóa thức ăn thô cũng tốt hơn, cho phép trẻ có thể cai sữa.
  • Nhận thức về màu sắc: Đây là dấu hiệu cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong khả năng nhận biết màu sắc của trẻ.
  • Tham gia hoạt động thể chất: Khoảng 2 – 2.5 tuổi, trẻ đã trở nên cứng cáp và có thể tham gia vào các hoạt động leo, bò, chạy và đi. Khi này, sức đề kháng của trẻ cũng đã tốt hơn nhiều, cho phép việc cai sữa diễn ra một cách an toàn tương đối.
Dấu hiệu cho thấy nên cai sữa cho bé
Dấu hiệu cho thấy nên cai sữa cho bé

Một số mẹo cai sữa cho bé không khóc

Cho trẻ bú bình

Mẹ có thể cho bé ti bình để bé dễ dàng cai sữa. Sữa mẹ vắt ra cho bé ti hoặc vắt sẵn sữa bảo quản trong tủ lạnh, khi bé ti mẹ hâm sữa lại. Điều này cũng giúp bé cai sữa nhẹ nhàng hơn.

Mẹ có thể cho bé ti bình để bé dễ dàng cai sữa
Mẹ có thể cho bé ti bình để bé dễ dàng cai sữa

Cho trẻ ngậm ti giả

Khi trẻ được 3 tháng tuổi mẹ có thể cho bé tập ngậm ti giả để có thể làm quen với việc rời bầu ngực mẹ. Điều này giúp bé quen với việc bú bình và cai sữa mẹ. Nhưng phương pháp này sẽ khiến mẹ tốn thời gian cai ti giả cho bé.

Bên cạnh đó, mẹ có thể tự vắt sữa vào bình và bảo quản chúng trong tủ lạnh. Khi trẻ đói, nếu mẹ quá bận rộn thì bé có thể bú bình.

Cho bé ngậm ti giả giúp bé làm quen với việc rời bầu ngực mẹ
Cho bé ngậm ti giả giúp bé làm quen với việc rời bầu ngực mẹ

Giảm số lần và lượng sữa

Để bé có thể cai sữa thành công, mẹ cần giảm số lần bú sữa trong ngày để bé dần thích nghi. Bên cạnh đó ngừng kích thích lượng sữa mẹ về, tránh tình trạng căng tức sữa, viêm hay nhiễm trùng.

Cách rút ngắn thời gian bé ti trong 1 lần: từ 5 phút 1 lần xuống chỉ còn 3 phút 1 lần bú. Bù vào mẹ có thể cho bé ti bằng sữa công thức, hoặc thêm cho bé 1 bữa ăn dặm nhẹ.

Mẹ giảm số lần và lượng sữa trong ngày
Mẹ giảm số lần và lượng sữa trong ngày

Tự làm mất sữa mẹ tự nhiên

Nguyên tắc tự làm mất sữa mẹ tự nhiên là khi bé bú không thấy sữa sẽ tự động bỏ bú. Mẹ có thể làm mất sữa bằng cách ăn lá lốt, măng, lá dâu,… Tuy nhiên, cách này sẽ khiến mẹ cảm thấy rát đầu ti vì lúc mới đầu, trẻ sẽ cắn và cố kéo để bú sữa.

Tự làm mất sữa mẹ tự nhiên
Tự làm mất sữa mẹ tự nhiên

Tăng số bữa ăn dặm

Mẹ cho trẻ ăn dặm từ loãng rồi dần dần đến đặc, ăn từ ít đến nhiều và đa dạng các loại thực phẩm. Nhưng mẹ phải lựa chọn các món ăn dễ tiêu, thanh đạm, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Các thực phẩm giàu chất xơ, tăng cường hệ miễn dịch như: khoai lang, trứng, cá, thịt, súp lơ,… là lựa chọn tốt nhất cho món ăn dặm của trẻ cai sữa.

Tăng số bữa ăn dặm cho bé
Tăng số bữa ăn dặm cho bé

Sử dụng dầu gió

Mẹ dùng dầu gió bôi xung quanh ngực trước khi cho bé bú. Khi bú, trẻ sẽ thấy vị cay và nồng xộc vào mũi khiến bé sợ và không đòi ti nữa. Cách cai sữa này đơn giản và được nhiều mẹ áp dụng thành công.

Sử dụng dầu gió cai sữa cho bé
Sử dụng dầu gió cai sữa cho bé

Sử dụng thuốc đắng cloxit

Thuốc này được gọi là thuốc đắng rất an toàn, không gây đau đến mẹ nên có thể yên tâm sử dụng. Đem nghiền nát 1 – 2 viên pha với 1 ít nước rồi bôi lên ti mẹ. Khi bé ti vào sẽ thấy vị cực đắng sẽ tự động nhả ra, sau vài lần bé sẽ không đòi ti nữa.

Sử dụng thuốc đắng cloxit
Sử dụng thuốc đắng cloxit

Sử dụng thuốc mắc cỡ

Đây là một trong những cách cai sữa cho con nhanh nhất hiện nay. Thuốc mắc cỡ thường bán ở hiệu thuốc bắc nên mẹ có thể yên tâm về độ an toàn của chúng.

Thuốc có vị đắng, màu đen, nghiền với nước rồi bôi lên ngực. Khi bôi lên, thuốc có thể thay đổi màu sắc núm vú thậm chí mùi vị sẽ thay đổi, trẻ sẽ không bú nữa.

Sử dụng thuốc mắc cỡ cho việc cai sữa cho bé
Sử dụng thuốc mắc cỡ cho việc cai sữa cho bé

Không để bé tiếp xúc với mẹ quá nhiều

Không để bé tiếp xúc với mẹ quá nhiều là một cách tự nhiên để khuyến khích bé cai sữa. Bạn có thể tạo ra một góc chơi riêng cho bé, trang bị đồ chơi và sách để bé tự giải trí. Điều này giúp bé phát triển khả năng tự lập và tự giải quyết vấn đề mà không cần sự hỗ trợ liên tục từ mẹ.

Không để bé tiếp xúc với mẹ quá nhiều
Không để bé tiếp xúc với mẹ quá nhiều

Giảm thời gian cho bé bú

Nếu bé đã đủ tuổi và sẵn sàng để tiếp nhận thức ăn rắn, hãy bắt đầu đưa bé vào chế độ ăn dặm. Bạn có thể cho bé ăn các loại thức ăn phù hợp với độ tuổi để qua đó giúp bé giảm tuần suất bú sữa mẹ nhiều nhất có thể.

Giảm thời gian cho bé bú
Giảm thời gian cho bé bú

Thay đổi môi trường xung quanh

Mẹ có thể áp dụng một mẹo cai sữa dân gian để làm cho bé quên đi việc bú sữa hoặc chuyển sự chú ý của bé sang những điều khác. Một cách để làm điều này là thay đổi môi trường cho bé, ví dụ như cho bé đi chơi, gặp gỡ bạn bè hoặc tham gia vào các hoạt động vui chơi khác. Khi bé bận rộn và tập trung vào những hoạt động mới này, bé sẽ ít quan tâm hơn đến việc bú sữa.

Thay đổi môi trường xung quanh
Thay đổi môi trường xung quanh

Thay đổi thói quen của bé

Nếu trẻ sơ sinh của bạn thường bú sữa trước khi đi ngủ, hãy thay thế việc đọc sách hoặc hát những bài hát yêu thích của bé trước khi đi ngủ. Đây cũng là một trong những phương pháp cai sữa ban đêm cho con hiệu quả nhất mà nhiều mẹ đã áp dụng.

Hơn nữa, bạn có thể phát triển các hành vi khác cho con như chơi cùng con, nghe nhạc, đọc sách thay vì cho con uống sữa khi buồn. Vắt sữa là một hình thức cho ăn. Điều này hỗ trợ bé phát triển các kỹ năng khác để tự xoa dịu và giải tỏa cảm xúc.

Thay đổi thói quen của bé
Thay đổi thói quen của bé

Bổ sung dinh dưỡng khi cai sữa cho bé

Thực đơn dinh dưỡng của bé phải đảm bảo đầy đủ vitamin, chất đạm, tinh bột,… Mẹ nên bổ sung những thực phẩm có mùi vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Khi bé bắt đầu cai sữa mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều vì điều này có thể khiến bé dễ nôn. Từ đó sẽ hình thành tâm lý sợ ăn, ảnh hưởng rất lớn đối với việc cai sữa sau này.

Bổ sung dinh dưỡng khi cai sữa cho bé
Bổ sung dinh dưỡng khi cai sữa cho bé

Các bữa ăn trong ngày bạn nên chia nhỏ chúng ra sẽ giúp bé ăn uống ngon miệng. Bạn phải luôn đổi mới thực đơn để tạo sự mới mẻ cho bé. Đặc biệt, bạn phải chế biến hợp khẩu vị để trẻ ăn ngon miệng, hỗ trợ sức đề kháng, tránh bị dị ứng thời tiết.

Hầu hết trẻ ở độ tuổi cai sữa đều đã mọc răng nhưng cơ nhai vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, các loại thức ăn nên nấu nhừ hoặc chín kỹ để bé có thể ăn và tiêu hóa tốt.

Hầu hết trẻ ở độ tuổi cai sữa đều đã mọc răng
Hầu hết trẻ ở độ tuổi cai sữa đều đã mọc răng

Chăm sóc mẹ và bé sau khi cai sữa

Cách chăm sóc mẹ

Đối với mẹ, việc đau nhức và căng tức ngực là một vấn đề thường gặp. Khi lượng sữa không còn được bé tiêu thụ như trước, ngực sẽ trở nên căng và đau. Tuy nhiên, mẹ không nên lo lắng vì sau một thời gian, lượng sữa sẽ giảm dần và cơ thể mẹ sẽ dừng sản xuất sữa.

Để giảm đau và căng tức, mẹ có thể sử dụng túi lạnh hoặc thuốc giảm đau. Hút sữa một lượng nhỏ cũng giúp giảm căng thẳng trong ngực, nhưng mẹ cần nhớ không hút hết sữa để không kích thích sản xuất sữa lại.

Ngoài ra, mẹ cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Việc nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân cũng rất quan trọng để mẹ phục hồi sức khỏe sau quá trình cai sữa.

Cách chăm sóc mẹ sau khi bé cai sữa
Cách chăm sóc mẹ sau khi bé cai sữa

Cách chăm sóc bé

Đối với em bé, chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức là bước quan trọng. Nếu bé không ti bằng sữa mẹ, mẹ cần thay thế bằng sữa công thức phù hợp. Đồng thời, mẹ cần thêm các bữa ăn phụ và mở rộng thực đơn cho bé để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Theo dõi cân nặng của bé cũng rất quan trọng, để kiểm tra xem bé có thay đổi quá nhiều hoặc không tăng cân trong giai đoạn này. Ngoài ra, mẹ cần chú ý đến phát triển chiều cao và xương của bé.

Cách chăm sóc bé khi bé cai sữa
Cách chăm sóc bé khi bé cai sữa

Xem thêm:

Văn Hoá Đời Sốnghy vọng với mẹo cai sữa cho bé không khóc trên sẽ giúp mẹ bớt phần nào lo lắng cũng như vượt qua giai đoạn cai sữa cho con một cách nhẹ nhàng, an toàn với sức khỏe. Hãy cùng chờ đón những bài viết đầy hấp dẫn và thú vị tiếp theo nhé!

0/5(0 Reviews)

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Bài viết xem nhiều