Từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ và buôn bán hàng hóa của các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Phố cổ Hội An mang vẻ đẹp của các giá trị kiến trúc và văn hóa được bảo tồn nguyên vẹn cho đến nay. Đó cũng chính là lí do mà nơi đây nhận được sự quan tâm của nhiều du khách khi đặt chân đến Hội An. Dưới đây, là tất tần tật về Phố Cổ Hội An: Giá vé, chơi gì, ăn gì? Hãy cùng VANHOADOISONG tham khảo để biết thêm những thông tin hữu ích về địa điểm du lịch này.

Thông tin về Phố Cổ Hội An
- Địa chỉ: Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam
- Liên hệ: Số điện thoại: 023.53.86.1327 hoặc Trang web: hoianworldheritage.org.vn
- Giờ mở cửa: 08:00 – 21:30 (áp dụng cho tất cả các ngày trong tuần kể cả lễ, Tết)
- Đánh giá từ Google: 4.5/5 dựa theo đánh giá của 17.964 người trên Google
Giới thiệu Phố Cổ Hội An
Phố Cổ Hội An được xây dựng vào những năm thuộc thế kỷ 16, trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay. Vào năm 1999 Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO. Phố Cổ Hội An nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km, là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng.

Phố Cổ Hội An mang vẻ đẹp cổ kín với lối kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà mái ngôi, rêu phong trên tường cùng những con đường,… Đến đây, bạn sẽ được khám phá và chiêm ngưỡng các khu di tích nổi bật như: Chùa Cầu, nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Quân Thắng,… Hay thưởng thức các món ăn là đặc sản ở Phố Cổ và chụp ảnh với khung cảnh cổ kín, khám phá những con phố làng nghề thú vị.

Các cách di chuyển đến Phố Cổ Hội An
Cách di chuyển từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến Hội An
- Di chuyển bằng máy bay đến Hội An: Mặc dù Hội An thuộc Quảng Nam nhưng khi bạn mua vé máy bay thì cần lưu ý sân bay Đà Nẵng sẽ gần với Hội An hơn. Vì thế, bạn nên mua vé bay đến sân bay Đà Nẵng nhé. Bạn có thể mua vé với các hãng như: Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjetair,…
- Di chuyển bằng tàu hỏa đến Hội An: Ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh đều có các tuyến xe lửa đến Đà Nẵng với giá vé giao động từ 400.000 đồng – 1.200.000 đồng, tùy thuộc vào loại ghế.
- Di chuyển bằng xe khách: Bạn sẽ phải mất 18 đến 20 tiếng với địa điểm xuất phát là thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội để đến Đà Nẵng. Với giá vé khoảng 400.000 – 500.000 đồng/vé/chiều.
Cách di chuyển từ Đà Nẵng đến Phố Cổ Hội An
Sau khi di chuyển đến Đà Nẵng thì bạn có thể tham khảo các phương tiện di chuyển để đến Phố Cổ Hội An như sau:
- Di chuyển bằng xe buýt đến Hội An: bạn có thể di chuyển đến Hội An bằng xe buýt số 01 (Đà Nẵng – Hội An) với giá vé là 18.000 đồng/vé/chuyến, giờ hoạt động từ 05:30 – 17:50, thời gian giãn cách chuyến là 20 phút.
- Di chuyển bằng xe máy: Nếu bạn thích tự chủ về thời gian cũng như linh động hơn trong việc đi lại thì bạn có thê lựa chọn phương tiện bằng xe máy. Bạn có thể tham khảo tuyến đường sau: xuất phát từ Cầu Rồng bạn di chuyển đến cuối đường Võ Văn Kiệt. Khi đến đường Võ Nguyên Giáp bạn rẽ phải men theo con đường ven biển. Đi thêm khoảng 8km bạn sẽ gặp núi Ngũ Hành Sơn. Bạn đi thẳng qua đường Hoàng Sa, đến đường Lạc Long Quân, bạn hãy quan sát sẽ thấy một biển chỉ dẫn đi đến Phố Cổ Hội An. Sau đó, bạn rẽ phải và chạy thẳng theo đường Hai Bà Trưng là sẽ đến nơi.
Giá vé Phố Cổ Hội An
- Giá vé dành cho khách Việt Nam: 80.000 đồng/người
- Giá vé dành cho khách quốc tế: 150.000 đồng/người
- Giá vé trọn gói (có hướng dẫn viên): 300.000 đồng/người
Lưu ý:
- Giá vé trên có thể thay đổi theo thời gian.
- Giá vé trên bao gồm: tham quan các địa điểm tại Phố Cổ Hội An như các công trình văn hóa, nhà Cổ, nhà thờ, bảo tàng, hội quán, xem biểu diễn nghệ thuật,…
Phố Cổ Hội An có gì thú vị?
Tham quan Chùa Cầu
Chùa Cầu là địa điểm được ví như viên ngọc giữa lòng Hội An, đây cũng là một trong những cây cầu có lịch sử lâu đời khi được xây dựng vào thế kỷ 16 và được gọi với tên gọi khác là cầu Nhật Bản.

Đặc biệt, ở giữa cầu lại có một ngôi miếu thờ Huyền Thiên Đại Đế, với thiết kế độc đáo giao thoa giữa kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây. Chùa Cầu là nơi được các du khách đến chụp ảnh và cầu bình an.
Khám phá các hội quán mang văn hóa Trung Hoa – Phố Cổ Hội An
Hội quán Phúc Kiến: Tiền thân của Hội quán Phúc Kiến nay còn gọi là Phước Kiến là một ngôi miếu nhỏ thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (một vị thần phù trợ cho những thương nhân đi biển). Hội quán này thu hút đông đảo du khách đến tham quan bởi kiến trúc độc đáo cùng với những bức bích hoạ được trạm trổ vô cùng khéo léo, tỉ mỉ về lịch sử vùng Phúc Kiến khi xưa.

Ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc, đến đây bạn còn có thể tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa Trung Hoa bằng việc thắp những vòng hương lớn để cầu mong sức khoẻ, tài lộc cho gia đình và người thân của mình.

Vòng hương này cháy trong 30 ngày nếu tắt thì những người trông giữ hội quán sẽ thắp lại giúp bạn. Và đừng quên viết thông tin và lời nguyện ước lên giấy và gắn vào vòng hương nhé. Sau khi hết 30 ngày người trong Hội quán sẽ đốt đi những mảnh giấy này để ước nguyện của bạn trở thành hiện thực.
Hội quán Quảng Đông: Được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18, bởi một hội thương nhân Quảng Đông Trung Quốc. Với lối kiến trúc được xây dựng độc đáo theo hình chữ quốc, hội quán là một công trình khép kín gồm 3 gian chính gian giữa thờ Quan Công, hai gian ở hai bên là thời Phước Đức Chánh Thần và Tài Bạch tinh quân.

Bên ngoài, có sân vườn rộng nhiều cây cảnh bon sai cùng đài phun nước, kết hợp các chất liệu gỗ, đá cùng các họa tiết được trang trí công phu. Khi đến đây bạn có thể nhìn thấy những bức họa được vẽ trên tường ghi lại cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng người Quảng Đông khi ở đây.
Hội quán Triều Châu: được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845, bên trong thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện (một vị thần chế ngự sóng gió mang lại may mắn cho thương nhân đi biển). Hội quán là một công trình kiến trúc được chạm trổ tinh xảo, cùng các họa tiết, trang trí bằng gỗ, cùng nghệ thuật đắp nổi hoa văn chủ yếu là bằng sành sứ.

Khám phá các ngôi chùa cổ – Phố Cổ Hội An
Chùa Ông: hay còn gọi là Quan Công Miếu do người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt cùng xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17. Ngôi chùa này thờ phượng vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường.

Vào xa xưa, ngôi miếu này là nơi các thương nhân thường xuyên lui tới để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán, làm ăn và cầu xin vận may. Còn đối với ngày nay, Chùa Ông là một địa điểm thú vị với nét kiến trúc cổ kín và uy nghiêm mà mọi du khách đều mong muốn ghé thăm.

Quan âm Phật tự Minh Hương: là ngôi chùa Phật đầu tiên của Hội An, do người Minh Hương xây dựng vào năm 1679 dưới thời trị vì của chúa Nguyễn Phúc Tần. Chánh điện chùa Phật Minh Hương là nơi lưu giữ những cổ vật Hội An để giới thiệu với khách tham quan. Đến đây, bạn có thể chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ kín và lễ Phật tại đây.
Tham quan các viện bảo tàng – Phố Cổ Hội An
Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa: được thành lập vào năm 1989, nơi đây trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu bằng gốm sứ, đồng sắt, giấy, gỗ,… Các tư liệu và hiện vật này là những gì còn sót lại của thời kỳ phát triển của thương cảng Hội An.

Từ thời văn hoá Sa Huỳnh (thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 15) và văn hoá Đại Việt, Đại Nam (thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 19). Đến đây, bạn sẽ có thể hiểu hơn về lịch sử cũng như bề dày văn hoá của một nền đô thị cổ – Hội An.

Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch: được xây dựng vào năm 1995, nơi đây lưu giữ hơn 430 hiện vật gốm sứ với niên đại từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 18. Các gốm sứ này có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam,… Cho thấy Hội An đã từng là nơi giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế rất mạnh mẽ.
Khám phá xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An

Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An: là nơi quy tụ các làng nghề truyền thống như: dệt chiếu, dệt vải, gốm, sơn mài,… Đến đây, bạn sẽ được chứng kiến những đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân khi nên những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và đặc sắc. Bạn có thể, mua các sản phẩm ở đây về làm quà cho gia đình và bạn bè của mình.
Xem các tiết mục biểu diễn nghệ thuật – Phố Cổ Hội An

Cứ vào 2 khung giờ là 10:15 và 15:15 sẽ diễn ra các tiết mục biểu diễn nghệ thuật cổ truyền khá thú vị bạn có thể xem xét, canh giờ để xem nhé. Ngoài ra vào 19:00 – 20:30 hàng ngày tại đây cũng thường hay tổ chức các hoạt động, trò chơi dân gian, biểu diễn đường phố tại Hội An mà bạn có thể tham gia.
Mẹo du lịch
Thời gian tốt nhất để du lịch ở Phố Cổ Hội An
Thời điểm tốt nhất để du lịch ở Hội An là vào 2 đến tháng 4 , vì trong khoảng thời gian này trời ít mưa, khí hậu cũng mát mẻ hơn. Đặc biệt vào ngày rằm 14 – 15 âm lịch hàng tháng hoặc vào các dịp lễ, Tết khi đến Phố Cổ Hội An bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn một dãy phố toàn những chiếc lồng đèn đỏ với cảnh sắc lung linh.
Các địa điểm ăn uống hấp dẫn gần Phố Cổ Hội An
Sau khi vui chơi thỏa thích thì đừng quên nạp lại năng lượng cho bản thân bằng các món ăn ngon nhé. Dưới đây là các địa điểm ăn uống hấp dẫn gần Phố Cổ Hội An, bạn có thể tham khảo:
Cơm gà Giếng Đình
- Địa chỉ: 16b Phan Chu Trinh, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam
- Số điện thoại: 023.53.86.2067
- Giờ mở cửa: 07:00 – 21:00

Gió Sông Restaurant
- Địa chỉ: 83 Trần Quang Khải, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam
- Số điện thoại: 070.61.15.520
- Giờ mở cửa: 14:30 – 23:00

Các địa điểm lưu trú gần Phố Cổ Hội An
Nếu bạn có nhu cầu lưu trú lại Phố Cổ Hội An, thì bạn có thể tham khảo một số địa điểm sau:
Little May Homestay Hoian
- Địa chỉ: Thôn 5, Hội An, Quảng Nam
- Số điện thoại: 078.94.73.008

Goda Boutique Hotel
- Địa chỉ: 310 Cửa Đại, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam
- Số điện thoại: 023.53.92.3644

Xem thêm:
- Khu du lịch Thác Giang Điền: Địa chỉ? giá vé? trò chơi?
- Review khu du lịch Văn Thánh: giá vé, dịch vụ, giờ mở cửa
- Khu du lịch Thủy Châu: Đường đi, địa chỉ, giá vé
Trên đây là tất tần tật về Phố Cổ Hội An: Giá vé, chơi gì, ăn gì? Hy vọng qua bài viết này đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích phục vụ cho chuyến đi sắp tới của bạn. Chúc bạn sẽ có những phút giây thư giãn tuyệt vời bên người thân và bạn bè nhé!