Có bao nhiêu vị Thần Tài? Sự tích Thần Tài trong tín ngưỡng các nước

Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam, ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một lễ cúng quan trọng. Người dân tin rằng nếu thành tâm lễ bái thì sẽ mang lại nhiều điều may mắn, của cải cho một năm mới. Vậy ta hãy cùng khám phá xem Thần Tài ở tín ngưỡng các nước khác như thế nào nhé!

Thần Tài, Thổ Địa tại Việt Nam
Thần Tài, Thổ Địa tại Việt Nam

I. Truyền thuyết về Thần Tài

1. Trung Quốc

Tại Trung Quốc, truyền thuyết về Thần Tài bao gồm có 2 câu chuyện: Âu Minh và Phạm Lãi.

Đầu tiên là về sự tích Âu Minh, chuyện kể rằng có thương lái tên là Âu Minh. Ngày nọ, Âu Minh đi ngang qua hồ Thanh Thảo thì may mắn gặp được Thuỷ Thần và được vị thần này ban cho cô nô tì tên là Như Nguyện. Từ khi có Như Nguyện trong nhà, việc làm ăn của Âu Minh trở nên suôn sẻ, thuận lợi hơn – nói cách khác là “lên như diều gặp gió”.

Tuy nhiên, Ậu Minh đã đánh Như Nguyện vào một ngày Tết làm cho nàng sợ hãi, chui vào đống rác và biến mất. Âu Minh đâu ngờ mình đã đuổi mất đi vị “Thần Tài” mà Thuỷ Thần ban cho. Từ ngày nàng đi, việc làm ăn của Âu Minh ngày càng sa sút, đi xuống và mất hết của cải đã dành dụm bấy lâu. Vì vậy đến ngày nay, người dân thường kiêng kỵ việc quét nhà, quét sân hoặc đùn rác vào một góc vì sợ mất tài lộc, may mắn.

Truyền thuyết Thần Tài ở Trung Quốc
Truyền thuyết Thần Tài ở Trung Quốc

Sự tích thứ hai lại kể câu chuyện về vị thần ban phát tên Phạm Lãi, nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc. Phạm Lãi là trung thần dẫn đầu đoàn quân Việt đánh chiếm Cô Tô Đài, mở ra chiến thắng oai hùng cho Việt Vương Câu Tiễn. Nhưng ông thừa biết vua sẽ không giữ lại các vị trung thần lúc trước nên đã lén trốn đi và thay tên đổi họ mình.

Ông lấy tên Đào Chu Công sang ở ẩn bên bờ biển nước Tề, trở thành một trong những thương lái đầu tiên và tài giỏi nhất. Nhưng ông lại không tích của mà đã đem phần lớn để đi bố thí cho người nghèo khó. Chỉ giữ mình một phần vốn nhỏ để tiếp tục làm ăn và sinh sống nhờ đức hạnh bố thí. Chính vì điều này mà người đời tôn sùng ông là Tài Thần – mang đến tiền tài, phúc lộc.

2. Ấn Độ

Tại Ấn Độ, Thần Tài là vị Thần bố thí tiền bạc cho chúng sinh. Vị thần này có tên là Bố Đại La Hán, hay còn gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả – là vị Thần thứ mười ba trong Thập Bát La Hán. Ngài có một nụ cười phúc hậu, đeo một túi vải to ở trên lưng, chuyên đi vào rừng bắt rắn độc và nhổ bỏ răng rồi thả đi.

Bố Đại La Hán - Thần Tài tại Ấn Độ
Bố Đại La Hán – Thần Tài tại Ấn Độ

Hình tượng của Ngài là một người có hình tướng mập mạp, bụng to, túi vải lớn bên mình như là hiện thân của Bồ-tát Di-lặc.

3. Tây Tạng

Riêng trong Phật giáo Tây Tạng, Tài Thần gồm có 5 vị: Bạch Thần Tài, Hoàng Thần Tài, Hồng Thần Tài, Lam Thần Tài và Hắc Thần Tài (hay còn được gọi là Thần tài Ngũ sắc).

Ngũ bộ Thần Tài theo Phật giáo Tây Tạng
Ngũ bộ Thần Tài theo Phật giáo Tây Tạng

Trong đó, Hoàng Thần Tài là vị thần tối cao được người dân cung dưỡng vì đã dũng mãnh hiện thân bảo vệ cho Đức Phật cùng chúng đệ tử thoát khỏi yêu ma quấy nhiễu. Sau đó, vị Thần này được Đức Phật ủy thác dùng Phật pháp và thần lực của mình để giúp cho chúng sinh nghèo khổ cũng có thể đi theo con đường Phật Pháp. Đồng thờ trao cho Hoàng Thần Tài làm Đại Hộ Pháp, bảo hộ cho tất cả các dòng truyền thừa. Trong kinh Phật, Hoàng Thần Tài được ghi chép lại là vị Bồ Tát từ bi, chuyên ban phát của cải vật chất và tinh thần cho chúng sinh, giúp chúng sinh thoát khỏi cảnh đói nghèo, lầm than.

4. Việt Nam

Tại Việt Nam, Thần Tài là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất (Thổ Địa) – là vị Thần trông coi hoa màu, trái cây. Đồng thời vị cũng là vị Thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Vị Thần này được người dân tôn sùng khi mới đi bước đầu khai hoang và trồng trọt. Họ quan niệm vị Thần này sẽ giúp họ cai quản đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng. Từ đó trở đi, Thần Tài và Ông Địa luôn được người dân Việt Nam thờ cúng nhằm mang lại của cải và cai quản đất đai, nhà cửa.

Truyền thuyết Thần Tài ở Việt Nam
Truyền thuyết Thần Tài ở Việt Nam

II. Thần Tài gồm bao nhiêu vị?

1. Trung Quốc

Thần ban phát tài lộc ở Trung Quốc phổ biến gồm có 9 vị (hay còn gọi là Cửu Lộ Tài Thần). Trong đó có 5 vị Chính Thần Tài đại diện cho các phương hướng và 4 vị Tà Thần Tài.

Năm vị Chính Thần Tài gồm 2 loại nhỏ: Văn Thần Tài (Tỷ Can, Vương Hợi, Sài Vinh) và Võ Thần Tài (Triệu Công Minh, Quan Vũ – Quan Công).

  • Tỷ Can (hướng Đông) hay còn gọi là Tài Lộc Chân Quân: Chú của Trụ vương, là người ngay thẳng, vì can gián Trụ Vương nên bị vương tức giận moi tim. Đạo giáo quan niệm, ông không có tim (hư tâm) nên ắt là bậc công chính.
  • Vương Hợi (Trung tâm) hay còn gọi là Trung Bân Tài Thần: Thủ lĩnh đời thứ 7 của bộ lạc Thương; cũng là tổ 8 đời của Thành Thang, vua lập nên nhà Ân. Vương Hợi phát triển chăn nuôi, đề xuất việc trao đổi hàng hóa giữa các bộ lạc nên được tôn làm Tài Thần của giới kinh thương.
  • Sài Vinh (hướng Nam) hay còn gọi là Thiên Tài Tinh Quân: Vua thứ hai nhà Hậu Chu thời Ngũ đại, không những võ công hiển hách, có công mở rộng biên cương, mà còn là bậc minh quân phát triển thương nghiệp.
  • Triệu Công Minh (hướng Bắc) hay còn gọi là Tài Bạch Tinh Quân: Ông lánh đời đi tu, nhưng sau khi đắc đạo thì coi trọng việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà, giúp người chịu oan ức. Người buôn bán đến cầu để được làm ăn phát đạt may mắn.
  • Quan Vũ (hướng Tây): Một nhân vật nổi tiếng qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, nức tiếng trung thành, tín nghĩa.
Năm vị Chính Thần Tài tại Trung Quốc
Năm vị Chính Thần Tài tại Trung Quốc

Bốn vị Tà Thần Tài bao gồm Phạm Lãi, Lý Quỷ Tổ, Đoan Mộc Tứ, Lưu Hải Thiềm. Một số quan niệm cho rằng, Tà Tài Thần là tứ diện Phật, một vị Phật của đạo Bà la môn, có 4 mặt đại diện cho sự nghiệp, tình ái, sức khỏe và tài vận.

2. Tây Tạng

Phật giáo Tây Tạng còn có 5 vị Tài Thần khác (còn gọi là Thần Tài Ngũ Sắc), bao gồm: Bạch Tài Thần, Hoàng Tài Thần, Hồng Tài Thần, Lục Tài Thần và Hắc Tài Thần.

Thần Tài Ngũ Sắc tại Tây Tạng
Thần Tài Ngũ Sắc tại Tây Tạng

Xét về vị Thần Tài độ mệnh cho 12 con giáp:

  • Người tuổi Tý và Hợi được Hắc Tài Thần độ mệnh.
  • Người tuổi Dần và Mão được Lục Tài Thần độ mệnh.
  • Người tuổi Sửu, Thìn, Mùi và Tuất được Hoàng Tài Thần độ mệnh
  • Người tuổi Tị và Ngọ được Hồng Tài Thần độ mệnh.
  • Người tuổi Thân và tuổi Dậu được Bạch Tài Thần độ mệnh.

3. Việt Nam

Ở Việt Nam, Vị Thần ban phát tài lộc và của cải được được chia làm 2 loại:

  • Văn Thần Tài: bao gồm 2 vị Tài Bạch Tinh Quân và Lộc Tinh trông coi việc tiền tài trong thiên hạ. Tài Bạch Tinh Quân thường xuất hiện với hình tượng mặt trắng, tóc dài, dáng vẻ oai phong. Lộc Tinh tượng trưng cho tài lộc, sự thăng quan tiến chức và thường xếp ngang hàng với 2 vị thần khác là Phúc và Thọ.
  • Võ Thần Tài: Trong đền chùa thường thờ Triệu Công Minh, vị thần này mặc chiến bào, cưỡi hổ, đầu đội mũ vàng với gương mặt đen, râu rậm. Ngoài ra còn một vị võ Tài Thần khác chính là Quan Công hay Quan Đế, còn được gọi là Quan Thánh Đế Quân. Đây là vị thần vạn năng, được rất phổ biến trong phong thủy, giữ nhiều vai trò như diệt trừ ma quỷ, trấn cổng, hộ pháp,…
Thần Tài tại Việt Nam
Thần Tài trong tín ngưỡng người Việt

Xem thêm:

Vậy là chúng mình vừa điểm qua truyền thuyết, tín ngưỡng thờ Thần Tài của một số nước anh em như Trung Quốc, Ấn Độ,… Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và thú vị. Nếu bạn thấy hay đừng ngại chia sẻ bài viết với bạn bè, người thân của mình nhé!

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT THỊNH HÀNH

Lê Nguyễn Ngọc Lam
Lê Nguyễn Ngọc Lam
Xin chào, mình là Ngọc Lam! Một người yêu thích sáng tạo và đam mê chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa. Mình đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực content marketing, đặc biệt là biên tập nội dung cho trang VANHOADOISONG. Mình luôn mong muốn mang đến cho bạn đọc những bài viết chất lượng, hữu ích và thú vị.

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây