Nếu đã đi làm và được hưởng lương hàng tháng, có lẽ bạn sẽ chẳng còn xa lạ đối với cái tên “Thuế thu nhập cá nhân” phải không nào. Bài viết dưới đây Văn hóa đời sống trong chuyên mục Công việc và đời sống sẽ hướng dẫn bạn cách tính thuế thu nhập cá nhân chỉ với các bước vô cùng đơn giản.
Bài viết này được thực hiện trên Laptop Acer Aspire 5 chạy hệ điều hành Windows 10. Các hướng dẫn bên dưới có thể được thực hiện trên bất cứ hệ điều hành Windows, macOS đang hiện hành.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân thông qua bảng Excel
Hướng dẫn nhanh
Đối với Excel 2016 trở đi, ta sử dụng hàm IFS để tính Thuế thu nhập cá nhân:
=IFS(G4<0,0, G4<=5000000,G4*5%, G4<=10000000,G4*10%-250000, G4<=18000000,G4*15%-750000, G4<=32000000, G4*20%-1650000, G4<=52000000,G4*25%-3250000, G4<=80000000,G4*30%-5850000, G4>80000001,G4*35%-9850000)
Với G4 là “Thu nhập chịu thuế”.
Hướng dẫn chi tiết
“Thuế thu nhập cá nhân” là khái niệm hết sức quen thuộc đối với bất kỳ ai hiện đã đi làm, tuy nhiên để có thể tự tính được khoản thu này thì không hề dễ dàng. Thuế thu nhập cá nhân của một người sẽ được tính dựa trên bảng biểu lũy tiến được cung cấp dưới đây:
Trong đó, TNTT là thu nhập thu thuế hay thu nhập phải chịu thế. Nếu TNTT của người lao động chưa đạt tới mức để nộp thuế thì người lao động sẽ không cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân nữa.
Tính đến năm 2020, số tiền giảm trừ cho bản thân có gia cảnh khó khăn là 9.000.000 đồng (chín triệu đồng) và giảm trừ cho số người phụ thuộc là 3.600.000/người (ba phẩy sáu triệu đồng/người).
Vào năm 2021, chính sách của nhà nước có một vài thay đổi, theo đó Thông tư số 111/2013/TT-BTC chỉ ra số tiền miễn giảm trừ bản thân là 11.000.000 (mười một triệu đồng) và cho người phụ thuộc là 4.400.000/người (bốn triệu bốn trăm nghìn đồng/người)
Để có thể sử dụng Excel trong việc tính toán thuế thu nhập cá nhân, tất cả những gì chúng ta cần làm là nhập dữ liệu vào một bảng thông tin với các hàm đã được định sẵn.
Đối với Excel 2016 trở lên, ta có thể thay thế những dòng code “dài vô tận” của hàm IF bằng một hàm ngắn gọn hơn, đó là IFS.
=IFS(G4<0,0, G4<=5000000,G4*5%, G4<=10000000,G4*10%-250000, G4<=18000000,G4*15%-750000, G4<=32000000, G4*20%-1650000, G4<=52000000,G4*25%-3250000, G4<=80000000,G4*30%-5850000, G4>80000001,G4*35%-9850000)
Trong đó G4 là “Thu nhập chịu thuế”.
Bây giờ, hãy thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Thực hiện tạo bảng biểu với các thông tin như sau
Bước 2: Thực hiện nhập các hàm dưới đây
Lương đóng bảo hiểm là số tiền mà bạn đã ký hợp đồng với công ty hay tổ chức để đóng bảo hiểm (Ghi rõ trong hợp đồng lao động).
BH phải nộp là số tiền hàng bạn phải đóng cho bảo hiểm, được tính bằng bằng “Lương đóng bảo hiểm x 10,5%”
Giảm trừ phụ thuộc là tổng số tiền được giảm trừ từ số người phụ thuộc, bằng “Số người phụ thuộc x 4400000”
Thu nhập chịu thuế là thu nhập còn lại sau khi đã trừ hết tất cả các khoản miễn thuế
Thuế TNCN là khoản thuế thu nhập các nhân mà bạn phải đóng, được tính bằng hàm IFS được nêu ở trên.
Bước 3: Nhập thông tin và nhận kết quả
Nhập đầy đủ thông tin vào những ô còn thiếu, bạn sẽ nhận được thuế thu nhập cả nhân của bản thân.
Mẫu file hướng dẫn
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, hãy tải mẫu file hướng dẫn để tham khảo nhé.
Trong file đã bao gồm các công thức được nhập sẵn theo mức giảm trừ gia cảnh mới nhất năm 2021.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân Online
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân có thể được tính theo công thức dưới đây:
TNTT = Tổng thu nhập – Lương đóng bảo hiểm x 10,5% – số người phụ thuộc x 4.400.000 – 11.000.000 – các khoản miễn thuế
Trong đó, các khoản miễn thuế bao gồm các chi phí hỗ trợ ăn trưa giữa các giờ giao ca, tiền điện thoại, tiền tăng ca, tiền lương hưu hay học bổng,… Còn rất nhiều khoản miễn thuế khác mà bạn có thể tham khảo trong Thông tư số 111/2013/TT-BTC
Tính thuế thu nhập cá nhân theo tháng
Trong trường hợp người lao động là cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hay ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng.
Theo đó nếu thu nhập chi trả trên 2.000.000 đồng, ta sẽ tính khấu trừ thuế dựa trên 10% tổng thu nhập trả/lần (không phân biệt có mã số thuế hay không). Thông thường đây sẽ là những người lao động trên hợp đồng như các bạn sinh viên đi làm thêm, dạy thêm…
Tuy nhiên nếu như cá nhân đó chỉ có duy nhất thu nhập thuộc diện này, tức phải khẩu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên, nhưng sau khi trừ các khoản miễn thuế, gia cảnh thì tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân chưa đến mức phải nộp thuế (tức dưới 2.000.000 đồng) thì cá nhân đó không phải đóng thuế nữa.
Tính thuế thu nhập theo năm
Thuế thu nhập theo năm sẽ được tính dành cho hai đối tượng sau đây:
Các cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động trên 3 tháng: thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính dựa trên những công thức đã được đề cập ở phía trên
Các cá nhân không có cư trú: trường hợp này phần lớn là người nước ngoài lao động tại Việt Nam, theo đó thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính như sau:
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x thuế suất 20%
Một số trang web tính thuế thu nhập cá nhân Online
Một các đơn giản nữa để bạn có thể tự tính được thuế thu nhập cá nhân của mình đó là sử dụng các trang web có sẵn trên mạng.
Đây là một cách rất nhanh và tiện lợi, tuy nhiên lại phải nhập dữ liệu của bản thân lên một môi trường mở đồng nghĩa với việc dữ liệu bản thân sẽ bị khai thác. Vì vậy nếu thấy bản thân có những thông tin không muốn tiết lộ thì hãy cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện điền các thông tin cần thiết nhé.
Sau đây là hai trang web mà bạn có thể tham khảo:
Xem thêm:
- 2 cách đăng ký mã số thuế cho cá nhân, doanh nghiệp online chi tiết
- 2 cách tính thuế thu nhập cá nhân chính xác, mới nhất (có file hướng dẫn)
- 2 cách tính tiền điện nhanh, chính xác nhất trên ứng dụng, trang web
Trên đây là các cách tính thuế thu nhập cá nhân đơn giản. Bạn nghĩ sao về bài viết này, hãy để lại bình luận cho chúng mình biết nhé. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ nó cho bạn bè cùng đọc. Hy vọng là các bạn có thể tự mình tính được khoản thuế thu nhập cá nhân phải đóng cũng như chúc các bạn ngày càng thành công trên con đường thăng tiến của mình.
Nguồn tham khảo: Bộ tài chính