Thành ngữ là gì? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ, ca dao

Kho tàng văn học Việt Nam có đa dạng các câu thành ngữ và tục ngữ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người không biết thành ngữ khác tục ngữca dao ở điểm nào. Hãy cùng VANHOADOISONG tìm hiểu thành ngữ là gì và cách phân biệt thành ngữ và tục ngữ, ca dao ngay sau đây nhé!

Thành ngữ là gì?

Thành ngữ được định nghĩa là loại cụm từ có cấu tạo cố định. Nghĩa của thành ngữ có thể diễn giải trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như so sánh, ẩn dụ,…

Thành ngữ được định nghĩa là loại cụm từ có cấu tạo cố định
Thành ngữ được định nghĩa là loại cụm từ có cấu tạo cố định

Xét về mặt ngữ pháp, thành ngữ chưa có đủ cấu tạo cơ bản của một câu nên chưa thể coi nó là một câu hoàn chỉnh.

Cần lưu ý rằng, tuy thành ngữ được cấu tạo cố định nhưng một số thành ngữ có thể có những thay đổi nhất định. Ví dụ thành ngữ “Đứng núi này trông núi nọ” có thể có những phiên bản khác như “Đứng núi này trông núi khác”, “Đứng núi nọ trông núi kia”,…

Đứng núi này trông núi nọ
Đứng núi này trông núi nọ

Đặc điểm và cấu tạo của thành ngữ

Thành ngữ được xây dựng trên những hình ảnh, sự vật và sự việc cụ thể. Vì vậy, đặc điểm của chúng là có tính hình tượng, khái quát và hàm súc cao. Tuy nhiên, nghĩa của thành ngữ được diễn giải bằng cả cụm từ, chứ không phải được suy ra từ nghĩa của từng thành tố.

Các cách phân loại về cấu tạo của thành ngữ:

Phân loại dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ

  • Thành ngữ có kết cấu ba tiếng: Kiểu thành ngữ này là hình thức của tổ hợp ba tiếng một. Nhưng về mặt kết cấu, đây chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép. Ví dụ như: Chết nhăn răng, ác như hùm, bụng bảo dạ,…
  • Thành ngữ có kết cấu từ hai từ ghép hoặc bốn từ đơn theo kiểu nối tiếp hoặc xen kẽ: Đây là kiểu thành ngữ phổ biến nhất và có thể chia thành 2 loại thành ngữ là: Kiểu thành ngữ có láy ghép (Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt,…) và thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép (Nhắm mắt xuôi tay, bày mưu tính kế, ăn bờ ngủ bụi,…)
  • Thành ngữ có kết cấu năm hoặc sáu tiếng: Ví dụ như Ăn mày mà đòi xôi gấc, trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó,…

Ngoài ra, một số kiểu kết cấu thành ngữ có đến bảy, tám hay thậm chí là mười tiếng. Đó có thể là hai hoặc ba mệnh đề liên hợp lại để tạo thành một thành ngữ dài cố định. Ví dụ như: Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh, vén tay áo xô đốt nhà táng giày,…

Phân loại thành ngữ dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ
Phân loại thành ngữ dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ

Phân loại dựa vào kết cấu ngữ pháp

  • Thành ngữ có kết cấu “Chủ ngữ – Vị ngữ + trạng ngữ hoặc tân ngữ”: Chuột sa chĩnh gạo, nước đổ đầu vịt, con sâu làm rầu nồi canh,…
  • Thành ngữ có kết cấu “Chủ ngữ – Vị ngữ, Chủ ngữ – Vị ngữ”: Mẹ tròn con vuông, vườn không nhà trống, dầu sôi lửa bỏng,…
Phân loại thành ngữ dựa vào kết cấu ngữ pháp
Phân loại thành ngữ dựa vào kết cấu ngữ pháp

Phân loại thành ngữ

Thành ngữ có thể được phân loại tùy theo các tiêu chí khác nhau. Việc phân loại phụ thuộc mục đích nghiên cứu tìm hiểu, tra nghĩa hay giải nghĩa. Sau đây là cách phân loại thường gặp:

  • Phân loại theo nguồn gốc: Có hai loại, cụ thể là thành ngữ thuần Việt và thành ngữ gốc Hán (thành ngữ Hán Việt). Ví dụ thành ngữ thuần Việt như buôn thúng bán mẹt, ăn xổi ở thì, gạo chợ nước sông,…; thành ngữ Hán Việt như đồng bệnh tương liên, phúc bất trùng lai, hữu xạ tự nhiên hương,…
  • Phân loại theo thủ pháp tu từ: Có 3 loại thường gặp nhất là: So sánh (ví dụ như đen như cột nhà cháy, nhát như thỏ đế, chậm như rùa…), ẩn dụ (ví dụ như rán sành ra mỡ, ruột để ngoài da,…) và đối ngẫu (ví dụ như lên bờ xuống ruộng, cao chạy xa bay,…).
  • Phân loại theo số lượng từ: Loại 3 chữ (Ví dụ như ác như hùm, bé hạt tiêu,…), loại 4 chữ (Ví dụ như một nắng hai sương, chân lấm tay bùn,…), loại 5 chữ (Ví dụ như vắt cổ chày ra nước, bụt chùa nhà không thiêng,…),…
Thành ngữ có thể được phân loại theo nguồn gốc, thủ pháp tu từ hoặc số lượng từ
Thành ngữ có thể được phân loại theo nguồn gốc, thủ pháp tu từ hoặc số lượng từ

Vai trò và ý nghĩa của thành ngữ trong câu

Thành ngữ có thể đóng vai trò như chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu. Bên cạnh đó, còn được dùng làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…

Các câu thành ngữ thường ngắn gọn, hàm súc và có tính biểu cảm cao. Vì vậy, người viết hoặc người nói có thể dùng để bày tỏ tâm tư, tình cảm thông qua nó một cách dễ dàng.

Các câu thành ngữ thường ngắn gọn, hàm súc và có tính biểu cảm cao
Các câu thành ngữ thường ngắn gọn, hàm súc và có tính biểu cảm cao

Ví dụ: Trong bài thơ “Thương vợ”, tác giả Trần Tế Xương đã sử dụng rất nhiều thành ngữ:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không”

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng thành ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” để nói đến sự lam lũ, vất vả của một người vợ. Hình ảnh của người vợ được ví như thân cò lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya.

Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ này có tác dụng bày tỏ nỗi xót xa của nhà thơ trước cuộc đời đầy vất vả của người vợ khi lấy phải người chồng hờ hững.

Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ này có tác dụng bày tỏ nỗi xót xa của nhà thơ trước cuộc đời đầy vất vả của người vợ khi lấy phải người chồng hờ hững
Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ này có tác dụng bày tỏ nỗi xót xa của nhà thơ trước cuộc đời đầy vất vả của người vợ khi lấy phải người chồng hờ hững

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ, ca dao

Giống nhau:

  • Đều có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của tiếng Việt.
  • Thành phần cấu tạo nên thành ngữ, tục ngữ và ca dao đều là “từ”. “Từ” ở đây có thể là từ đơn, từ ghép hoặc từ phức.
  • Phản ánh các tri thức, kiến thức của con người thông qua kinh nghiệm quan sát các sự vật, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống.

Khác nhau:

Thành ngữTục ngữCa dao
Khái niệmLà cụm từ có cấu tạo cố định. Nghĩa của chúng toát lên từ cả cụm từ, không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.Là một câu ngắn gọn, thường có vần điệu. Tục ngữ được đúc kết từ đạo đức và kinh nghiệm sống của nhân dân.Là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca. Hoặc có thể là lời dân ca đã lược bỏ đi luyến láy khi hát.
Hình thứcLà các cụm từ cố định.Là một câu ngắn gọn và có cấu tạo ngữ pháp hoàn chỉnh.Là những câu thơ có vần điệu và tính trữ tình.
Nội dungChưa diễn đạt được một ý trọn vẹn mà chỉ đơn giản là đề cập đến như một khái niệm.Diễn đạt được một nội dung hoàn chỉnh và trọn vẹn.Thể hiện tình yêu nam nữ, quan hệ gia đình hoặc các quan hệ phức tạp khác trong xã hội.
Sử dụngThường được dùng làm thành phần để cấu tạo câu hoặc chèn thêm vào trong các câu nói để tăng tính biểu cảm. Thường được dùng như một cách độc lập vì có cấu tạo như một câu hoàn chỉnh.Thường được sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt.
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ, ca dao
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ, ca dao

Những câu thành ngữ về con người, quê hương, tình yêu

  • Thành ngữ về con người và xã hội:

1. Đừng xem mặt mà bắt hình dong

2. Con hơn cha là nhà có phúc

3. Chim có tổ, người có tông

4. Chị ngã em nâng

5. Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Xem thêm: 60+ câu ca dao, tục ngữ về con người và xã hội Việt Nam hay nhất

  • Thành ngữ về quê hương đất nước:

1. Quê cha đất Tổ

2. Giang sơn gấm vóc

3. Non xanh nước biếc

4. Con Rồng cháu Tiên

5. Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Xem thêm: Những câu nói hay về quê hương và nỗi nhớ nhà

  • Thành ngữ về tình yêu đôi lứa:

1. Yêu nhau yêu cả đường đi

2. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau

3. Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo

4. Ăn đời ở kiếp

5. Gái có chồng như gông đeo cổ

Xem thêm: 100+ ca dao thả thính lãng mạn, dễ thương, hài hước dành cho người ấy

Gái có chồng như gông đeo cổ
Gái có chồng như gông đeo cổ

Xem thêm:

Bài viết của VANHOADOISONG đã giải thích chi tiết về “thành ngữ là gì?”. Cũng như là cách phân biệt thành ngữ, tục ngữ và ca dao, Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn đã theo dõi và hẹn gặp lại nhé!

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT THỊNH HÀNH

Lý Lâm Đại Phúc
Lý Lâm Đại Phúc
Xin chào, mình là Đại Phúc! Với niềm đam mê với content và sự tò mò về mọi thứ xung quanh, mình luôn sẵn sàng khám phá và chia sẻ những điều thú vị trên VANHOADOISONG.

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây