Bàn tay là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với những yếu tố xung quanh. Không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà việc lột da tay còn gây đau đớn và khó chịu. Cùng vanhoadoisong theo dõi bài viết để biết thêm cách trị bong da tay hiệu quả nhé!
Nguyên nhân khiến da tay bị bong
Rửa tay quá nhiều
Rửa tay thường xuyên có thể giúp bạn ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn có hại nhưng cũng vô tính loại bỏ lớp dầu bảo vệ của da. Khi dầu mất đi, da không giữ được độ ẩm, gây bong da tay hoặc viêm da do xà phòng.

Nếu bạn rửa tay thường xuyên sẽ làm da tay bị bong tróc nhiều hơn. Vì vậy, bạn nên rửa tay khi cần thiết, dưỡng ẩm sau đó và không làm khô da bằng khăn giấy thô.
Thời tiết, khí hậu
Thời tiết thay đổi thất thường như quá khô hoặc quá lạnh cũng làm khô da, khiến da bị bong tróc hoặc nứt nẻ. Bạn sẽ bị lột da tay nghiêm trọng hơn nếu bạn không đeo găng tay ấm khi ra ngoài trời.

Cháy nắng
Tia UV rất có hại đến làn da của mọi người. Nó có thể khiến da bị cháy nắng, sưng đỏ, đau rát hoặc mềm trước khi bong tróc. Mặc dù các vết cháy nắng có thể hết trong vòng một tuần nhưng cũng có nguy cơ ung thư da ở một số người.

Trẻ mút ngón tay
Trẻ hay mút tay có thể dẫn đến lở loét và bong tróc da trên đầu ngón tay. Không những ở trẻ nhỏ mà người lớn khi căng thẳng cũng thường cắn hoặc mút ngón tay nên dễ bị tróc da đầu ngón tay.

Do bị nhiễm nấm
Da bị nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây bong tróc da. Bệnh nhân cần đến các cơ sở da liễu để thăm khám và phát hiện kịp thời để điều trị hiệu quả.

Hóa chất khiến tay bị lột da
Khoảng 13 triệu người Hoa Kỳ làm những công việc tiếp xúc với hóa chất độc hại trong ngành công nghiệp, sản xuất và xây dựng nên da tay bị khô, kích ứng và dễ bong tróc.

Những bà nội trợ trong gia đình cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị bong tróc da tay vì tiếp xúc với các hóa chất rửa tay để lau sàn, chăm sóc da, rửa chén, dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh cá nhân,…
Cách trị bị bong da tay tại nhà
Ngâm tay với mật ong và nước cốt chanh
Bạn pha mật ong, nước cốt chanh và nước ấm rồi ngâm tay trong 10 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp da tay mềm mại hơn rồi làn da khô sẽ bắt đầu bong ra. Sau thời gian này, bạn lấy tay ra khỏi nước và lau khô và thoa một loại kem dưỡng ẩm da tay.

Dưỡng ẩm da tay bằng mật ong
Bạn lấy mật ong thoa lên các khu vực da bị ảnh hưởng và để hỗn hợp tự thẩm thấu vào da trong nửa giờ. Đây chính là một trong những cách hiệu quả để khắc phục tình trạng da tay bị bong tróc.

Ngâm da tay bằng yến mạch
Bạn cho yến mạch vào 1 tô nước ấm sau đó chờ yến mạch mềm và cho tay vào ngâm trong 10 – 15 phút. Nếu da tay bị bong tróc nặng thì bạn nên ngâm tay bằng yến mạch mỗi ngày để thúc đẩy nhanh hiệu quả.

Dưỡng da tay bằng dưa chuột
Bạn gọt vỏ và cắt dưa chuột thành từng lát dày. Sau đó bạn chà lát dưa chuột lên tay bị bong tróc da chờ 10 – 15 phút. Cuối cùng bạn rửa lòng bàn tay bằng nước ấm và massage da bằng kem dưỡng ẩm hoặc dầu vitamin E.

Dưỡng da tay bằng dầu dừa
Bạn có thể thoa dầu dừa lên lòng bàn tay bị bong tróc 1 vài lần trong ngày. Sau đó bạn nên dưỡng ẩm vào ban đêm và rửa sạch tay vào sáng hôm sau.

Thoa lên da tay hỗn hợp chuối chín, mật ong và sữa
Bạn nghiền chuối chín với 1 ít mật ong và sữa tươi không đường rồi thoa lên bàn tay bị bong tróc da. Bạn nên thực hiện thường xuyên để da có thể hấp thụ các chất cần thiết, từ đó nuôi dưỡng da hiệu quả.

Luôn nhẹ nhàng với làn da của bạn
Khi lau hoặc rửa tay, bạn không được chà xát da sẽ làm cho tình trạng bong tróc trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn hãy vỗ nhẹ vào khăn cho da khô hoặc xoa tay một cách nhẹ nhàng.

Chườm mát cho da tay
Bạn đặt miếng gạc ướt và mát trên da trong 20 – 30 phút để làm dịu kích ứng da và ngừng bong tróc da. Đặc biệt bạn không được chườm đá trực tiếp lên da vì có thể gây kích ứng thêm.

Uống đủ nước
Bạn uống ít nhất 8 ly nước một ngày sẽ hỗ trợ điều trị tình trạng bong tróc da tay, cấp ẩm cho đôi bàn tay thêm mịn màng.

Sử dụng kem dưỡng da tay
Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp bạn cải thiện tình trạng da tay bị bong tróc. Nhưng trước khi dùng kem, bạn nên hỏi bác sĩ để được tư vấn và chọn sản phẩm phù hợp.

Nếu da tay vẫn không phục hồi bạn nên đến gặp bác sĩ. Đồng thời, nếu da tay bị bong tróc đi kèm các tình trạng sốt, nhiễm trùng, tróc da trên 2 tuần và xấu dần thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay.
XEM THÊM:
- Cách trang trí phòng có diện tích nhỏ hẹp
- 10 điều nghịch lí ở những người sáng tạo
- Đeo khẩu trang nhiều có bị mụn không? Cách khắc phục như thế nào?
Bài viết trên đã cung cấp các cách trị bong da tay tại nhà. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng bong tróc da tay một cách hiệu quả nhất. Hãy cùng chờ đón bài viết tiếp theo vô cùng thú vị và hấp dẫn nhé!