Khi trẻ phát triển, họ thường có xu hướng muốn bú nhanh hơn. Trong tình huống này, người mẹ có thể lựa chọn giải pháp là thay thế núm hoặc tạo lỗ mới trên núm ty cũ. Có nhiều cách để thực hiện việc này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách đục lỗ núm ty cực hiệu quả nhé!
Khi nào nên đục lỗ núm ty
Kích cỡ núm ty không còn phù hợp với độ tuổi của bé
Ở từng độ tuổi, bé sẽ có nhu cầu ăn khác nhau. Khi thấy bé ăn nhiều hơn mỗi bữa. Lúc đó, mẹ nên thay một chiếc núm có kích thước lớn hơn hoặc là đục lỗ núm ty.
Bé có nhu cầu bú nhiều, bú nhanh
Khi bé có nhu cầu bú nhiều và nhanh nhưng đầu núm bị bẹp khi rút bình sữa ra là cho bé bú chậm, bú không hiệu quả. Lúc này, mẹ cũng nên đục lỗ trên núm ty để khắc phục tình trạng này.
Cách đục lỗ núm ty đúng cách
Đục lỗ núm ty bằng dụng cụ đục lỗ dạng có tay cầm (Pigeon)
Ưu điểm: Có nhiều size để đục lỗ phù hợp với từng độ tuổi của bé.
Nhược điểm: Giá thành cao nhiều hơn so với cách đục truyền thống.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Chọn size đục phù hợp.
- Bước 2: Gắn đầu ty vào đầu đục.
- Bước 3: Quay ngược dụng cụ và ấn núm ty lên nắp nhựa để hoàn thành.
Đục lỗ núm ty bằng dụng cụ đục lỗ có khung đục (Farlin)
Ưu điểm: Dụng cụ có 3 size để đục lỗ dành chchato bé ở từng độ tuổi nhất định.
Nhược điểm: Giá thành khá cao.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Chọn size đục.
- Bước 2: Gắn đầu đục vào dụng cụ và để nó trên một bằng phẳng cố định.
- Bước 3: Gắn núm ty vào đúng vị trí trên dụng cụ, kéo căng núm và dập xuống.
- Bước 4: Lấy phần nhựa thừa ra khỏi phần núm là hoàn thành.
Đục lỗ bình sữa bằng kim/đầu bút bi
Ưu điểm: Bạn có thể thực hiện nó vô cùng đơn giản, tiết kiệm.
Nhược điểm: Khó kiếm dụng cụ có cùng size để đục lỗ phù hợp với độ tuổi của trẻ và khá tốn công sức để làm.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Mẹ cần cố định núm để thuận tiện cho việc đục lỗ.
- Bước 2: Kéo căng núm ty và dùng kim đục lỗ trên phần núm ty là hoàn thành.
Lưu ý: Mẹ không nên đâm vào phần lỗ có sẵn để tránh đục lỗ quá to. Sau khi hoàn thành 2 bước trên, nên ngậm núm ty trong nước sôi hoặc máy tiệt trùng để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Đục lỗ bình sữa bằng kim khâu
Kim khâu là một dụng cụ phổ biến mà mọi gia đình đều có và dễ dàng mua được. Bên cạnh đó, việc sử dụng kim khâu để đục lỗ trên núm ti của bình sữa được đánh giá cao vì tính tiện lợi, tỷ lệ thành công tương đối cao và tiết kiệm chi phí. Quy trình thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị kim khâu, núm ti và dụng cụ chống đầu núm ti.
- Bước 2: Sát khuẩn dụng cụ bằng cách sử dụng dung dịch sát khuẩn, máy khử khuẩn hoặc ngâm trong nước sôi từ 8 đến 10 phút. Sau đó, lau khô và để ráo các dụng cụ.
- Bước 3: Thực hiện quá trình đục lỗ trên núm ti. Xác định vị trí và kích thước của lỗ cần đục, sau đó sử dụng dụng cụ cố định đầu ti và kéo căng bề mặt cần đục lỗ bằng tay. Tiếp theo, sử dụng kim khâu để thực hiện quá trình đục lỗ.
- Bước 4: Vệ sinh núm ti sau khi đục lỗ, loại bỏ những phần nhựa thừa và tiến hành khử khuẩn đầu ti. Cách khử khuẩn tương tự như ở bước thứ 2.
Lưu ý: Đảm bảo rằng lỗ mới đục không trùng với lỗ thông khí trên núm ti. Nếu cần, ba mẹ có thể thực hiện thêm một lần nữa nếu lỗ đục chưa đủ lớn.
Bảng tóm tắt đặc điểm các cách đục lỗ núm ty
Dụng cụ đục lỗ dạng có tay cầm (Pigeon) | Dụng cụ đục lỗ có khung đục (Farlin) | Kim/đầu bút bi | Kim khâu | |
Ưu điểm |
|
|
|
|
Nhược điểm |
|
|
|
|
Giá thành | Giá thành cao | Giá thành cao | Giá thành rẻ | Giá thành rẻ |
Lưu ý khi đục lỗ núm ty
Xác định vị trí đục chính xác
Nếu đục sai vị trí sẽ làm sữa chảy ra ồ ạt khiến bé bị sặc sữa. Trước khi đục lỗ, mẹ hãy kéo căng núm ty để xác định đúng vị trí cần đục và sử các dụng cụ đục lỗ giúp phát huy hết công dụng mà không gây ra sai sót nào.
Thay núm ty mới khi thấy dấu hiệu hư hỏng
Nếu núm ty đã sử dụng lâu ngày và có hiện tượng biến dạng về màu sắc, đàn hồi. mẹ nên ngưng sử dụng và thay mới hoàn toàn để đảm bảo vệ sinh cho bé. Hoặc núm vú bị dính hoặc phồng bất thường và không tiết sữa, hãy ngừng sử dụng ngay và thay núm vú mới.
Tránh đục lỗ quá to
Nếu lỗ quá lớn, bé dễ bị ngạt do không kiểm soát được lượng sữa chảy ra. Do đó, trước khi đột, núm nên được kéo căng khi đục, đồng thời lưu ý không đục quá nhiều lỗ cùng một lúc, rất dễ làm hỏng núm.
Kiểm tra lỗ đã đục trước khi sử dụng
Núm cao su tương đối mềm nên sau khi đục lỗ, phần xung quanh mép đục sẽ co lại với nhau. Bạn có thể lặp lại thao tác đục lỗ 2-3 lần để núm ty có kích thước mong muốn. Và bạn lưu ý là nếu không thấy lỗ ở núm vú thì nên thử lỗ bằng nước để xác định độ dòng.
Sau khi đục lỗ phải vệ sinh và tiệt trùng núm ty
Hãy nhớ luôn làm sạch núm vú giả bằng nước rửa bình sữa và nước trước khi vệ sinh cho bé. Sau khi bé bú, mẹ cần rửa ngay để hạn chế sự tích tụ và sinh sôi của vi khuẩn.
Có sự khác biệt khi đục lỗ núm ti silicone và cao su
Trong quá trình đục lỗ núm ti, ba mẹ cũng cần quan tâm đến chất liệu của chúng, vì sự khác biệt giữa silicone và cao su có thể tạo ra ảnh hưởng. Cụ thể, đầu ti làm từ silicone có kết cấu cứng cáp, làm cho phần lỗ đục trở nên rất rõ. Ngược lại, đầu ti làm từ cao su thì khá mềm mại, dẫn đến việc sau khi đục lỗ, các phần xung quanh có thể co lại. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý để đảm bảo quá trình đục lỗ diễn ra chính xác nhất.
Các sai lầm khi sử dụng núm ty không đúng cách
Sử dụng núm ti không đúng với độ tuổi của trẻ
Các loại núm ti có độ tuổi và thời gian sử dụng khác nhau, vì vậy ba mẹ cần chú ý đến các điều sau:
- Núm ti cao su có khả năng chịu nhiệt lên đến 100 độ C, có thể sử dụng trong 3 tháng và nên thay mới sau mỗi 2 – 3 tháng.
- Núm ti silicone có khả năng co giãn tốt và độ bền cao hơn so với núm cao su, chịu nhiệt độ lên tới 120 độ C và nên thay mới sau 3 tháng.
- Thời gian thay núm ti cũng phụ thuộc vào sự phát triển của bé.
- Các hãng thường thiết kế núm với các kích thước số 1, 2, 3 hoặc dùng chữ S, M, L, phù hợp với độ tuổi của trẻ sơ sinh tương ứng.
Không thay mới núm ti bình sữa
Ba mẹ cũng cần thực hiện việc kiểm tra và thay núm ti đúng thời gian để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy có nhu cầu thay núm ti:
- Núm ti bắt đầu ngả màu đục, xuất hiện các vết ố vàng hoặc có dấu hiệu ẩm mốc đen.
- Núm ti bị dẻo và bám lại hoặc có dấu hiệu phồng lên, khi bé bú mà núm ti không thể đưa ra sữa.
- Trong quá trình bé bú, núm ti vẫn có thể đưa ra sữa nhưng dòng sữa trở thành không đều và không ổn định.
- Thay núm ti khi bé cần chuyển sang loại núm ti lớn hơn.
Tự cắt hoặc đục lỗ núm bình sữa sai cách
Một trong những sai lầm khác là ba mẹ tự cắt hoặc đục lỗ núm ti không đúng cách. Nguyên nhân có thể là do:
- Ba mẹ thực hiện quá trình cắt hoặc đục lỗ sai từ đầu, dẫn đến hư hỏng và tạo ra lỗ không phù hợp, gây ra tình trạng bé sặc khi bú, cũng như tăng khả năng nhiễm khuẩn do lỗ đục không được vệ sinh kỹ.
- Ba mẹ không sử dụng dụng cụ chuyên dụng vì cho rằng không cần thiết. Việc sử dụng dụng cụ đục lỗ núm ti chuyên dụng không chỉ giúp thao tác trở nên dễ dàng mà còn có thể tái sử dụng nhiều lần.
Vệ sinh núm bình sữa không đúng cách
Trẻ có hệ miễn dịch còn non nớt nên việc vệ sinh bình sữa và tiệt trùng núm ti cần được thực hiện một cách cẩn thận. Ba mẹ có thể tiệt trùng núm ti bằng cách sử dụng nước sôi, dùng nước rửa bình sữa hoặc sử dụng máy tiệt trùng chuyên dụng.
Câu hỏi thường gặp khi đục lỗ núm ti
Khi nào không nên đục lỗ núm ti bình sữa?
Trong trường hợp núm ti hoặc bình sữa đã trở nên quá cũ hoặc có dấu hiệu xuống cấp, mẹ không nên cố gắng sử dụng lại bằng cách cố đục lỗ. Thay vào đó, nên thay mới bình sữa hoặc núm ti để đảm bảo sức khỏe của con. Các dấu hiệu bao gồm:
- Núm ti bắt đầu có màu ngả vàng hoặc biến đổi thành màu đục sau thời gian sử dụng dài.
- Núm ti bị biến dạng, phồng lên hoặc bám lại và không thể đưa ra sữa.
- Núm ti tạo ra tia sữa chảy không đều hoặc chảy thành dòng không đồng đều.
Có nên sử dụng kim để đục lỗ thay dụng cụ dập lỗ núm ti bình sữa không?
Kim khâu là một công cụ phổ biến trong mọi gia đình và mẹ có thể tận dụng nó để đục lỗ núm ti của bình sữa. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi với sự tiện dụng, dễ thực hiện và tỷ lệ thành công khá cao, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, mẹ cần chú ý để không thực hiện quá trình đục lỗ sai cách, gây ra hư hỏng cho núm ti và tạo lỗ không phù hợp với bé, có thể dẫn đến tình trạng bé sặc khi bú hoặc tăng khả năng nhiễm khuẩn do việc không khử trùng sạch sẽ.
Có nên sử dụng núm ti thay ti giả (ti ngậm) không?
Núm ti và ti giả đều có các chức năng sử dụng riêng biệt. Nếu mẹ chuyển từ việc sử dụng núm ti sang việc sử dụng ti giả, có thể dễ dàng gặp tình trạng nghẹt thở khi bé nuốt phải, vì ti giả là một chi tiết rời, không có đồ chặn miệng. Việc này cũng có thể lây nhiễm vi khuẩn qua đường miệng, gây ra các vấn đề về đường ruột.
Nơi mua núm ty uy tín, chất lượng
Ba mẹ nên ưu tiên mua núm ti và ti giả tại các cửa hàng và điểm bán hàng uy tín để đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, các sản phẩm núm ti hiện đang được cung cấp tại các cửa hàng thuộc hệ thống AVAKids trên khắp quốc gia. Ba mẹ có thể mua hàng trực tiếp tại cửa hàng hoặc đặt mua online thông qua trang web avakids.com.
Xem thêm:
- Bỏ túi cách sử dụng bình ủ sữa cho bé để giữ nhiệt tốt
- Cách sử dụng cháo tươi cho bé ngon miệng
- Cách sử dụng dầu oliu cho bé ăn dặm nhiều dưỡng chất nhất
Bài viết trên vừa thông tin chi tiết đến bạn về cách đục lỗ núm ty. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bé có được những chiếc núm ti vừa vặn. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ ngay để mọi người cùng biết nhé!