Trẻ sơ sinh nên tắm lúc mấy giờ? Khung giờ tắm theo tháng tuổi

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh còn yếu nên ba mẹ hết sức lưu ý thời gian cho các hoạt động hằng ngày. Tắm là một hoạt động không thể thiếu, vậy đối với trẻ nhỏ ba mẹ cần lưu ý những gì? Nên tắm bé lúc mấy giờ? Có nên tắm cho bé thường xuyên không? Mời bạn xem bài viết dưới đây của VANHOADOISONG để biết thêm thông tin.

Có nên tắm cho bé thường xuyên không?

Tuy cơ thể trẻ nhỏ nhưng đang trong giai đoạn phát triển nên quá trình trao đổi chất diễn, hoạt động bài tiết diễn ra rất nhanh. Bởi điều đó nên ba mẹ phải thường xuyên tắm sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh cho bé không gây ra các bệnh về da.

Nên tắm trẻ thường xuyên để đảm bảo sức khỏe
Nên tắm trẻ thường xuyên để đảm bảo sức khỏe

Khung giờ tắm cho trẻ theo tháng tuổi

Theo các nghiên cứu từ bác sĩ chuyên gia, thời gian tắm cho trẻ nên diễn ra ở các khung giờ sau:

  • Sáng: 9h30 – 11h00 (đây là khoảng thời gian thân nhiệt bé ổn định)
  • Chiều: trước 017h00

Tùy vào độ tuổi mà trẻ có khoảng thời gian phù hợp, cụ thể như:

  • Dưới 3 tháng: trước 10h00
  • Từ 3 – 6 tháng: trước 12h00
  • Từ 6 – 12 tháng: trước 15h00
  • Từ 12 – 36 tháng: trước 17h30
Nên tắm bé vào các khung giờ an toàn trong ngày
Nên tắm bé vào các khung giờ an toàn trong ngày

Nên tắm cho bé trong bao lâu?

Muốn cơ thể bé sạch không phải ba mẹ tắm thật nhanh cho trẻ mà là tắm đúng phương pháp. Các chuyên gia khuyên rằng, trong một lần tắm ta nên sử dụng 5 – 10 phút cho bé là đủ.

Thời gian tắm chỉ vỏn vẹn 10 phút sẽ giúp da bé không bị khô. Cơ thể được đảm bảo thân nhiệt. Có thể sử dụng lotion (kem dưỡng ẩm) dành cho trẻ sơ sinh nhằm làm da bé mềm mại, mịn màng hơn.

Không tắm trẻ quá lâu để tránh bị bệnh
Không tắm trẻ quá lâu để tránh bị bệnh

Những lưu ý quan trọng mẹ cần biết khi tắm cho trẻ

Vệ sinh cho bé bằng khăn ấm

Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ đã khuyến nghị ba mẹ nên vệ sinh bằng khăn ấm cho đến khi cuống rốn rụng, hay lành vùng da quy đầu đã cắt, thời gian rời vào khoảng 1 – 2 tuần sau sinh.

Phụ huynh đặt trẻ nằm ngửa trên giường hoặc một tấm khăn lót. Làm ướt và mềm khăn, vắt nước, sau đó dùng chiếc khăn nhỏ lau mặt trẻ. Mỗi bên mí mắt bằng bông gòn lau nhẹ từ trong ra ngoài. Đừng bỏ quên phần xung quanh miệng, nước bọt của trẻ chảy ra, tất cả đều phải đảm bảo sạch sẽ.

Lau người trẻ bằng khăn ấm
Lau người trẻ bằng khăn ấm

Chú ý các kẽ trên da

Ưu tiên sạch sẽ của bé lên trên, nên ta không thể bỏ qua các kẽ nhỏ trên cơ thể. Vệ sinh đúng cách vùng da dưới cánh tay, sau tai, các kẽ quanh cổ, và khu vực tã.

Ngoài ra, giữa các ngón tay, ngón chân, đối với trẻ đầy đặn thì nên lưu ý nhiều hơn vì thường có nhiều ngấn da. Thời tiết lanh, nên cởi những nơi cần vệ sinh để cơ thể bé được giữ ấm.

Chú ý các kẽ chân, tay ở trẻ
Chú ý các kẽ chân, tay ở trẻ

Gội đầu cho trẻ

Phụ huynh dùng tay không, nhẹ nhàng xoa đầu trẻ để vệ sinh phần đầu. Đối với trẻ dưới 6 tháng có thể không cần dùng dầu gội, nếu đã dùng nên sử dụng các sản phẩm chuyên dụng dành cho bé.

Phụ huynh có thể gội đầu cho trẻ trực tiếp dưới vòi nước nhẹ khi đã qua giai đoạn vệ sinh bằng khăn. Sử dụng cùi chỏ hay cổ tay trong nhằm đảm bảo nhiệt độ nước phù hợp. Tiếp tục, mẹ lấy cánh tay đỡ lưng bé, giữ vững bằng bàn tay và bắt đầu xoa nhẹ tóc trẻ bên tay còn lại.

Gội đầu an toàn cho bé
Gội đầu an toàn cho bé

Tắm cho trẻ trong thau/chậu

Cơ thể bé đã sẵn sàng với việc tắm bình thường, ba mẹ hãy dùng thau/chậu nhựa hay bồn rửa và đặt trẻ vào. Chú ý, trước khi dùng đến điều trên, ta nên lót một tấm khăn sạch vào thau/chậu, bồn rửa.

Chuẩn bị chỉnh chu các vật dụng cần thiết tắm cho trẻ sơ sinh, và ghi nhớ những vị trí để. Điều này đảm bảo khi bạn cần có thể lấy ngay tránh trường hợp để bé tự bơi trong nước, dễ xảy ra việc ngoài ý muốn nguy hiểm đến bé.

Tắm trẻ trong thau/chậu
Tắm trẻ trong thau/chậu

Kiểm tra nhiệt độ nước

Ba mẹ luôn phải đo nhiệt độ nước bằng cùi chỏ hoặc mặt trong cổ tay khi tắm đảm bảo ở 38 độ C để bé không bị mất thân nhiệt. Nơi tắm trẻ cần thoải mái, ấm áp và tuyệt đối không để gió lùa vào tránh gây cảm lạnh.

Để nước đảm bảo nhiệt độ, chuyên gia có khuyên rằng nên đổ vào chậu tắm trước khoảng 5cm nước ấm. Tiếp tục đổ từ từ nước ấm lên cơ thể trẻ trong quá trình tắm. Khi mực nước trong chậu cao vừa khỏi tầm vai bé sẽ giữ ấm được lâu hơn.

Lưu ý: Dù lượng nước như thế nào, phụ huynh cũng phải cẩn thận với bé khi tắm.

Đảm bảo nhiệt độ nước phù hợp
Đảm bảo nhiệt độ nước phù hợp

Luôn giữ bé an toàn

Bé sẽ cảm thấy được an toàn, thoải mái hơn khi bố mẹ giữ bé trong vòng tay vững chắc trong lúc tắm. Tay không thuận hỗ trợ đầu, cổ của trẻ. tay còn lại giữ và làm vệ sinh cơ thể. Linh hoạt tay để đầu hoặc lưng của bé khi cần thiết.

Chú ý an toàn cho bé khi tắm
Chú ý an toàn cho bé khi tắm

Tắm phần lưng của bé

Để bé nằm trên cánh tay nắm lấy nách bé,, rồi dần ngả người về trước để dễ dàng vệ sinh lưng, mông cho trẻ.

Vệ sinh phần lưng cho bé
Vệ sinh phần lưng cho bé

Làm sạch các vùng nhạy cảm

Một miếng vải mềm, sạch cùng ít xà phòng dịu nhẹ cho trẻ sơ sinh để làm sạch bộ phận sinh dục bé.

  • Bé gái: Chỉ cần lau nhẹ nhàng từ trước ra sau và lưu ý các nếp gấp da.
  • Bé trai: Khi đã cắt bao quy đầu, ba mẹ cũng sử dụng khăn mềm lau nhẹ dương vật. Ngược lại nếu bé trai không cắt bao quy đầu, phụ huynh cũng dùng sữa tắm chuyên dụng để tắm làm sạch vùng kín.
Đảm bảo vùng nhạy cảm được sạch sẽ
Đảm bảo vùng nhạy cảm được sạch sẽ

Bé khóc khi đang tắm

Bé khóc trong lúc tắm, ba mẹ sẽ làm gì? Đầu tiên phải bình tĩnh và làm sạch phần bọt từ xà phòng(nếu có) trên cơ thể, vệ sinh sơ vùng kín. Tiếp theo quấn bé vào một chiếc khăn, vỗ nhẹ khắp cơ thể, không gây cahf xét quá mạnh, đảm bảo cơ thể đã khô. Tận dụng thời gian này ta có thể dùng khăn ấm lau mặt, cổ, khu vực quấn tã cho bé.

Bé khóc khi đang tắm
Bé khóc khi đang tắm

Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn

Chuẩn bị trước khi tắm

Trước khi bắt đầu quá trình tắm bé, các mẹ nên chuẩn bị kỹ lưỡng. Đầu tiên là hai chậu nước ấm, nước nên có nhiệt độ khoảng 37 – 38 độ C và mực nước cao khoảng 5 – 7 cm. Nếu không có nhiệt kế, mẹ có thể sử dụng khuỷu tay để kiểm tra độ nhiệt trước khi bé đặt chân vào, tránh tình trạng bỏng nước.

Chuẩn bị quần áo, khăn lông mềm, khăn ướt, khăn khô, tã, khăn quấn, tất và gạc y tế là bước tiếp theo quan trọng. Và cần có tăm bông và nước muối sinh lý để làm sạch tai và mũi cho bé.

Không quên chọn lựa các sản phẩm chăm sóc như sữa tắm, dầu gội, dầu dưỡng, và lotion phù hợp với làn da nhạy cảm của bé. Việc này giúp đảm bảo rằng quá trình tắm không chỉ là cơ hội để làm sạch, mà còn là thời điểm để nuôi dưỡng và bảo vệ làn da nhỏ bé mềm mại.

Chuẩn bị quần áo, khăn lông mềm, khăn ướt, khăn khô, tã, khăn quấn, tất
Chuẩn bị quần áo, khăn lông mềm, khăn ướt, khăn khô, tã, khăn quấn, tất

Trong quá trình tắm

Khi không có sự giúp đỡ từ các cô y tá, mẹ có thể tự mình thực hiện bước tắm gội cho bé cưng bằng cách tuân thủ các bước sau:

  • Bước 1: Đặt bé nằm trên giường, giữ chặt bé với một tay và sử dụng gạc y tế tẩm nước muối sinh lý để làm sạch mắt và vệ sinh mũi cho bé. Hãy tận tay giữ đầu bé, nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, sau đó sử dụng tăm bông vệ sinh để làm sạch nhẹ nhàng. Lưu ý chỉ vệ sinh phần ngoại vành tai, không chạm vào ống tai.
  • Bước 2: Cởi quần áo bé và quấn bé trong một chiếc khăn để giữ ấm. Đỡ bé bằng tay không, sử dụng ngón cái và ngón đeo nhẫn để bịt kín lỗ tai bé, tránh nước vào khi gội đầu. Hãy áp phần thân bé vào khuỷu tay và hông/đầu gối của bạn khi gội đầu cho bé. Sử dụng dầu gội dành cho trẻ sơ sinh 1-2 lần/tuần và làm sạch tóc bằng nước ấm.
  • Bước 3: Cho bé xuống chậu nước ấm có sữa tắm để tắm. Sử dụng tay để đỡ đầu, vai và lưng bé và tay còn lại tắm toàn thân cho bé. Làm sạch từng vùng da, từ thân người đến nách và bẹn. Sau đó, tắm lại bé bằng nước sạch để loại bỏ sữa tắm.
  • Bước 4: Sau khi tắm xong, đặt bé lên một tấm khăn sạch để lau khô và mặc tã mới cùng quần áo. Đừng quên thoa kem dưỡng ẩm cho da bé.
Cởi quần áo bé và quấn bé trong một chiếc khăn để giữ ấm
Cởi quần áo bé và quấn bé trong một chiếc khăn để giữ ấm

Sau khi tắm

Sau khi bé tắm, mẹ lau sạch vùng mắt và mũi bằng gạc thấm nước đun sôi hoặc nước muối sinh lý. Mỗi bên mắt và mũi sử dụng miếng gạc riêng. Mẹ cũng lau sạch vành tai và vùng xung quanh cuống rốn bằng tăm bông thấm nước muối sinh lý.

Để giữ ấm, mẹ xoa dầu tràm lên người bé và đeo bao tay, bao chân. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường ở rốn bé, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Để giữ ấm, mẹ xoa dầu tràm lên người bé và đeo bao tay
Để giữ ấm, mẹ xoa dầu tràm lên người bé và đeo bao tay

Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Trong trường hợp bé chưa rụng rốn, hạn chế làm ướt cuống rốn. Nếu bé 2 tháng mà cuống rốn vẫn chưa khô và rụng, nên đưa bé đi khám. Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh không nên kéo dài, khoảng 5 – 7 phút là đủ.

Trong trường hợp bé chưa rụng rốn, hạn chế làm ướt cuống rốn
Trong trường hợp bé chưa rụng rốn, hạn chế làm ướt cuống rốn

Có cần tắm trẻ sơ sinh mỗi ngày?

Mẹ nên tắm cho trẻ khoảng 2 – 3 lần/tuần để tránh làm khô da bé, đặc biệt là khi sử dụng xà phòng không phù hợp. Giữ vệ sinh hàng ngày cho các khu vực như mặt, cổ, miệng, tay, chân, bộ phận sinh dục và hậu môn là quan trọng. Đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, mẹ có thể tắm cho bé 3 lần/tuần.

Mẹ nên tắm cho trẻ khoảng 2-3 lần/tuần để tránh làm khô da bé
Mẹ nên tắm cho trẻ khoảng 2-3 lần/tuần để tránh làm khô da bé

Xem thêm:

Hy vọng qua bài viết hướng dẫn “trẻ sơ sinh nên tắm lúc mấy giờ?” đã giải đáp được thắc mắc của các bạn. Đừng quên những lưu ý cho ba mẹ để đảm bảo một buổi tắm an toàn nhất cho bé.

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT THỊNH HÀNH

Trần Đặng Diễm Trinh
Trần Đặng Diễm Trinh
Mình là Diễm Trinh, một cô gái yêu thích việc đọc sách và viết lách. Mình luôn tìm kiếm những câu chuyện ý nghĩa để chia sẻ với mọi người. Mình hy vọng những bài viết của mình sẽ mang đến cho bạn những giây phút thư giãn và cảm hứng.

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây