Nên thay bỉm cho bé mấy tiếng 1 lần? Tác hại và lưu ý khi thay

Trong suốt những năm đầu đời, đứa trẻ nào cũng cần phải mặc tã. Với những người mới lần đầu làm mẹ luôn thắc mắc rằng nên thay bỉm cho bé mấy tiếng 1 lần và cần lưu ý những điều gì để không gây hại đến bé? Hãy cùng vanhoadoisong.vn tìm hiểu nhé!

Nên thay bỉm cho bé mấy tiếng một lần?

Bé dưới 1 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, số lượng bỉm cần dùng trong một ngày là từ 10 – 12 bỉm. Vì lúc này, bé có thể đi tiêu, tiểu nhiều lần sau mỗi cử bú. Để chắc chắn, các mẹ nên thay bỉm cho bé mỗi 2 – 3 tiếng/lần.

Làn da của bé lúc này rất mỏng manh, nhạy cảm và bé cũng thường xuyên đi vệ sinh. Nên để mắt đến bé và thay tã khi cần thiết để giảm khả năng chất thải tồn đọng lâu trên da, gây khó chịu, quấy khóc. Ngoài ra, bé có nguy cơ phát ban da nếu mặc tã lâu hơn 3 giờ.

Nên thay bỉm cho bé dưới 1 tháng tuổi mỗi 2 - 3 tiếng/lần
Nên thay bỉm cho bé dưới 1 tháng tuổi mỗi 2 – 3 tiếng/lần

Bé trên 1 tháng tuổi

Nhìn chung, bé trên 1 tháng tuổi có hệ tiêu hóa ổn định hơn so với bé dưới 1 tháng. Do đó, bé sẽ đi vệ sinh ít hơn ở độ tuổi này so với tháng đầu tiên. Trung bình, các mẹ nên thực hiện thay tã cho bé sau 3 – 4 tiếng.

Các mẹ có thể bảo vệ làn da đang phát triển nói riêng và sức khỏe tổng thể của bé nói chung bằng cách thường xuyên thay tã. Nếu mặc bỉm lâu hơn 4 tiếng, sẽ khiến cho vùng kín của bé sẽ bị ẩm và bí bách hoặc gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Với bé trên 1 tháng tuổi, hãy thay tã cho bé sau 3 - 4 tiếng.
Với bé trên 1 tháng tuổi, hãy thay tã cho bé sau 3 – 4 tiếng.

Tác hại của việc không thay bỉm thường xuyên cho bé

Nguy cơ viêm da, hăm tã

Nhiều mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc tã 24/24 bất chấp việc này có tác động tiêu cực đến da của bé. Đây là một rủi ro nghiêm trọng vì sức khỏe và làn da của bé có thể bị tổn hại nếu mặc tã lâu dài. Qua đó, khiến cho bé có nguy cơ bị viêm da, hăm tã và khó chịu.

Có nguy cơ viêm da, hăm tã
Có nguy cơ viêm da, hăm tã

Nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu

Nếu không được thay tã kịp thời, bé có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu rất cao. Bởi vì cặn tích tụ trong tã và nước tiểu liên tục tiếp xúc với vùng dưới của bé sẽ tạo ra môi trường ẩm thích hợp cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu.

Có nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu
Có nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu

Khiến bé khó chịu, bí bách

Quấn tã cả ngày khiến da bé thường xuyên ẩm ướt và bí bách. Điều này sẽ làm cho bé trở nên ngứa ngáy và khó chịu. Ngoài ra, bé có thể quấy khóc không ngừng làm cản trở công việc của các mẹ.

Khiến bé khó chịu, bí bách
Khiến bé khó chịu, bí bách

Những dấu hiệu nhận biết thời điểm cần thay bỉm cho bé

  • Trong khi chơi hoặc ngủ, bé tự dưng bị kích động và quấy khóc. Lúc này có thể cần phải thay tã cho bé vì tã có thể bị ướt hoặc đầy.
  • Nếu mẹ nhận thấy có mùi hôi gần giường bé, hãy thử kiểm tra tã của bé ngay vì rất có thể tã đã đầy. Vì amoniac được giải phóng khi nước tiểu phân hủy nên cơ thể bé sẽ bốc mùi.
  • Các mẹ phải liên tục kiểm tra vạch báo bỉm của bé. Khi vạch báo bỉm thay đổi màu sắc, điều đó cho thấy tã đã đầy và đây là lúc để thay tã cho bé.
  • Khi cho bé bú, các mẹ có thể biết tã đã đầy hoàn toàn hay chưa bằng cách chạm vào phần tã tiếp xúc với vùng da mỏng manh của bé. Để giúp bé thoải mái hơn, bạn nên thay tã ngay nếu nhận thấy tã đã quá chật.
  • Khi chất thải đã đầy khi không còn chỗ chứa, nó sẽ nhanh chóng tràn ra ngoài và dính vào quần áo, nệm. Cho nên, nếu như thấy những dấu hiệu bất thường trên nệm, hãy thay tã ngay cho bé.
Những dấu hiệu nhận biết thời điểm cần thay bỉm cho bé
Những dấu hiệu nhận biết thời điểm cần thay bỉm cho bé

Một số lưu ý khi thay bỉm cho bé

Vệ sinh cho bé đúng cách

  • Bé gái: Các mẹ nên lau cơ thể của bé theo hướng từ trước ra sau bằng khăn mềm nhúng nước ấm. Tiến hành gấp khăn lại rồi tiếp tục lau mông, các nếp gấp, các kẽ hở.
  • Bé trai: Khi vệ sinh cho các bé trai, mẹ nên dùng khăn che vùng kín lại để tránh bé tiểu ngược hoặc tiểu vào mặt. Hơn hết, cơ thể bé trai dễ vệ sinh hơn cơ thể bé gái, tất cả những gì mẹ cần làm là hãy lau nhẹ nhàng vùng kín cho bé.
Vệ sinh cho bé đúng cách
Vệ sinh cho bé đúng cách

Mẹo giữ an toàn cho bé khi thay bỉm

  • Các mẹ phải đảm thay tã cho bé ở nơi an toàn, tránh đặt bé ở mép giường. Vì khi đặt bé ở mép giường, bé sẽ di chuyển, cựa quậy và ngã nhào xuống.
  • Khi thay tã cho bé, mẹ lưu ý phải dùng một tay giữ trẻ nằm yên trên giường hoặc phải luôn để mắt đến trẻ để đảm bảo trẻ nằm ở tư thế an toàn. Không để trẻ cựa quậy, quấy khóc và lăn ra khỏi giường.
  • Bằng cách đặt hai ngón tay vào giữa tã và thắt lưng của bé. Mẹ có thể xác định độ chặt của tã. Nếu việc luồn vào rất đơn giản và không quá khó khăn, bé sẽ cảm thấy thoải mái.
Nên thay bỉm cho bé ở những nơi an toàn, tránh mép giường
Nên thay bỉm cho bé ở những nơi an toàn, tránh mép giường

Thay bỉm khi bé ngủ

Để tránh tình trạng bé bị ốm và hạn chế chất thải tiếp xúc lâu với làn da của bé. Mẹ nên sờ thử tã, nếu tã bị ẩm và nặng thì mẹ nên thay bỉm cho bé ngay. Bé thường rất nhạy cảm khi đang ngủ, vì vậy phải thay tã nhanh chóng và nhẹ nhàng, tránh đánh thức trẻ.

Thay bỉm khi bé ngủ
Thay bỉm khi bé ngủ

Xem thêm:

Sau khi đọc bài viết này, hy vọng các mẹ sẽ biết câu trả lời cho câu hỏi nên thay bỉm cho bé mấy tiếng 1 lần. Hãy bình luận bên dưới bài viết này để có thêm lời khuyên hấp dẫn về chăm sóc bé nhé!

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT THỊNH HÀNH

Lý Lâm Đại Phúc
Lý Lâm Đại Phúc
Xin chào, mình là Đại Phúc! Với niềm đam mê với content và sự tò mò về mọi thứ xung quanh, mình luôn sẵn sàng khám phá và chia sẻ những điều thú vị trên VANHOADOISONG.

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây