Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2020 tăng 0,4%
Chi tiêu Tết đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng cao
Tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Thành tựu và những bài học kinh nghiệm trước Đại hội Đảng XIII
Gam màu sáng cho kinh tế Việt Nam 2020
Tiếp tục là năm thành công về điều hành kinh tế vĩ mô
Ngày 29/7, Tổng cục Thống kê công bố báo cáo định kỳ tình hình KT-XH 7 tháng năm 2020, trong đó nêu rõ: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,4% so với tháng trước...
Mặc dù vậy, CPI tháng 7 vẫn giảm 0,19% so với tháng 12/2019 - mức thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2020. Bình quân 7 tháng năm 2020, CPI tăng 4,07% so với cùng kỳ 2019.
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,3% do đây là tháng học sinh, sinh viên bước vào kỳ nghỉ hè nên nhu cầu vui chơi giải trí tăng cao (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: HNV)
Trong mức tăng 0,4% của CPI tháng 7 so với tháng 6, có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó: Nhóm giao thông tăng nhiều nhất với 3,91% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,47%, chủ yếu do giá điện, nước sinh hoạt tăng lần lượt là 2% và 0,25% đúng vào thời điểm thời tiết nắng nóng và do giá gas tăng 1,13%, giá dầu hỏa tăng 8,2%.
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,3% do đây là tháng học sinh, sinh viên bước vào kỳ nghỉ hè nên nhu cầu vui chơi giải trí tăng cao. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,06%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,02% do thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống, giải khát tăng; nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục cùng mức tăng 0,02%; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,17%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,18% (trong đó: lương thực giảm 0,2% do giá gạo giảm 0,33%; thực phẩm giảm 0,3%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%.
Không nằm trong rổ tính CPI, giá vàng trong nước tăng mạnh theo giá vàng thế giới do tình hình kinh tế thế giới dự báo tiêu cực, dịch COVID-19 tiếp tục lan nhanh, các nước đều đưa ra các gói kích thích kinh tế. Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 24/7 tăng 4,31% so với tháng 6, cao nhất trong vòng 9 năm qua. Trong nước, lãi suất tiết kiệm giảm mạnh, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro, dẫn đến nhu cầu mua các loại tài sản an toàn như vàng tăng cao. Chỉ số giá vàng tháng 7 tăng 3,49% so với tháng 6; tăng 20,89% so với tháng 12/2019 và tăng 28,57% so với cùng kỳ 2019.
Đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới vẫn giảm, tỷ giá USD chưa có dấu hiệu phục hồi. Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dồi dào đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu.
Lạm phát cơ bản tháng 7/2020 tăng 0,09% so với tháng 6 và tăng 2.31% so với cùng kỳ 2019. Lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng năm 2020 tăng 2,74% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
- 1
Kỷ niệm đong đầy
- 2
Thư tòa soạn
- 3
Phạm Công Thắng - Cây bút mới nhiều hứa hẹn...
- 4
Ngắm sắc hoa Mai Anh Đào qua ống kính nhiếp ảnh của Khang Chu Long
- 5
Liên đoàn Bóng đá Thanh Hóa tổ chức Đại hội Đại biểu khóa VII, nhiệm kỳ 2020-2024
- 6
Hoài niệm một chặng đường Báo Văn hóa và Đời sống
- 7
Nữ doanh nhân mang tâm sáng từ nghề
- 8
Nâng cao chất lượng nhân lực vùng dân tộc và miền núi Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
- 9
Trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC: Hướng đi đúng để xóa nghèo bền vững
- 10
Bản nghèo vùng cao khát... lưới điện
- 1
Thư tòa soạn
- 2
Ngắm sắc hoa Mai Anh Đào qua ống kính nhiếp ảnh của Khang Chu Long
- 3
Nâng tầm di tích núi và đền Đồng Cổ
- 4
BHXH huyện Thạch Thành: Thành quả từ những nỗ lực vượt khó
- 5
Bâng khuâng!
- 6
Một chương trình nhân văn
- 7
Vững tin ở ngày mai
- 8
Khởi tố 47 vụ, 79 bị can về kinh tế, tham nhũng và buôn lậu
- 9
Công đoàn Trường THPT Bắc Sơn: Nâng cao hiệu quả hoạt động
- 10
Bá Thước phát triển du lịch cộng đồng