Mẹo vặt đời sống

Cách vệ sinh bàn chải đánh răng đúng chuẩn mà bạn nên biết

Việc không vệ sinh bàn chải thường xuyên sẽ làm bàn chải chứa đầy vi khuẩn và gây ra  các bệnh răng miệng. Hãy cùng Vanhoadoisong cùng nhau tham khảo cách vệ sinh bàn chải đánh răng thông qua bài viết này nhé!

Vì sao cần phải vệ sinh bàn chải đánh răng?

Theo nguyên cứu từ các nhà khoa học, có khoảng 700 vi sinh vật bám trong miệng con người. Cụ thể hơn, trong mỗi ml nước bọt sẽ tồn tại đến 100 triệu vi khuẩn thuộc nhiều loài khác nhau.

Nên việc chải răng thường xuyên sẽ trực tiếp truyền vi khuẩn qua bàn chải ra môi trường bên ngoài. Nhờ môi trường ẩm ướt, các vi khuẩn ngày càng phát triển nhanh hơn trên bàn chải. Từ đó, bàn chải sẽ là ổ sinh sống của nhiều loại vi khuẩn gây hại.

Nên việc vệ sinh bàn chải thường xuyên là cần thiết để hạn chế sự hình thành vi khuẩn cũng như bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân.

Việc vệ sinh bàn chải thường xuyên là cần thiết

Cách vệ sinh bàn chải đánh răng đúng chuẩn

Nhúng bàn chải đánh răng qua nước sôi

Một cách vệ sinh bàn chải dễ làm và được áp dụng nhiều chính là ngâm bàn chải trong nước sôi. Cách làm này lại dễ làm lông bàn chải bị yếu đi nhưng bù lại có tính diệt khuẩn cao. Bạn hãy áp dụng cách này 1 tuần/lần để hạn chế việc hư lông bàn chải.

Bạn hãy áp dụng cách này 1 tuần/lần để hạn chế việc hư lông bàn chải

Ngâm bàn chải đánh răng vào trong giấm

Ngâm bàn chải trong giấm cũng là một cách có thể áp dụng. Nước giấm có khả năng khử khuẩn tốt cho bàn chải. Hãy ngâm bàn chải trong dung dịch nước giấm 2 – 3 phút và rửa sạch lại bằng nước ấm.

Ngâm bàn chải trong giấm cũng là một cách có thể áp dụng

Ngâm bàn chải đánh răng vào trong nước súc miệng

Thành phần trong nước súc miệng có tính kháng khuẩn cao nên rất thích hợp để sát khuẩn rất tốt. Hãy ngâm bàn chải trong dung dịch nước súc miệng tầm 2 – 3 phút và rửa lại với nước ấm.

Hãy ngâm bàn chải trong dung dịch nước súc miệng tầm 2 – 3 phút

Hướng dẫn bảo quản bàn chải đúng cách

Để bàn chải được bền đẹp, ít bám khuẩn theo thời gian, bạn hãy chú ý những điểm sau:

  • Sau khi đánh răng, hãy rửa bàn chải thật sạch với nước. Hãy để bàn chải thắng đứng sẽ giúp bàn chải nhanh khô và ráo nước.
  • Tránh để các đầu bàn chải tiếp xúc với nhau, hãy đặt chúng ở khoảng cách nhất định. Việc các bàn chải tiếp xúc sẽ dễ tạo cơ hội lây lan cho vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Không nên bảo quản bàn chải trong hộp kín vì môi trường ẩm ướt dễ làm vi khuẩn sinh sản nhanh hơn. Trong trường hợp bảo quản bàn chải để đi chơi, du lịch,… hãy để bàn chải thật khô trước khi đựng vào hộp.
  • Nên thay bàn chải sau 3 – 4 tháng vì sau khoảng thời gian này lông bàn chải đã bị mòn, hiệu quả làm sạch cũng giảm đi.
  • Những người bị bệnh nên thay bàn chải mới hoặc vệ sinh thật kỹ để tránh mầm bệnh còn dính lại trong bàn chải.
Sau khi đánh răng, hãy rửa bàn chải thật sạch với nước

Xem thêm:

Bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết các cách vệ sinh bàn chải đánh răng. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho cuộc sống của bạn. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ ngay để mọi người cùng biết nhé!

0/5 (0 Reviews)
Thanh Toàn

Recent Posts

50+ câu thơ, bài thơ về áo dài Việt Nam ngắn gọn, hay, ý nghĩa

Áo dài - một trang phục truyền thống của người Việt Nam và tôn lên…

9 giờ ago

130+ stt về áo dài, cap về áo dài hay thả thính về áo dài Việt Nam

Một trend chụp hình được nhiều người yêu thích hiện nay chính là mặc áo…

10 giờ ago

TPBank là ngân hàng gì? Sản phẩm, dịch vụ của TPBank có tốt không?

TPBank là một ngân hàng có tuổi đời khá trẻ nhưng đã nhanh chóng nhận…

1 ngày ago

GPBank là ngân hàng gì? Ngân hàng GPBank có uy tín không?

GPBank là một trong những ngân hàng lâu đời tại Việt Nam, cung cấp nhiều…

1 ngày ago

UOB là ngân hàng gì? Cung cấp dịch vụ nào? Ngân hàng UOB có uy tín không?

Ngân hàng UOB Việt Nam trực thuộc tập đoàn UOB của Singapore, có nguồn vốn…

1 ngày ago

NCB là gì ngân hàng gì? Cung cấp sản phẩm, dịch vụ nào? Ngân hàng NCB có tốt không?

Ngân hàng Quốc Dân là một ngân hàng đã hoạt động lâu năm, có nhiều…

1 ngày ago

This website uses cookies.