Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không và cần lưu ý những điều gì?

Việc chăm sóc trẻ nhỏ khi đau ốm luôn là các vấn đề nan giải đối với mẹ, đặc biệt là trong quá trình vệ sinh cá nhân cho bé. Câu hỏi lớn mà các bà mẹ luôn đặt ra khi các con bị ho, sổ mũi là: Bé bị ho sổ mũi có nên tắm không? Cách tắm an toàn cho bé khi ho. Vậy hôm nay hãy cùng chuyên mục cẩm nang mẹ và bé của văn hóa đời sống giải đáp câu hỏi này nhé!

Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không?

Để trả lời cho câu hỏi Bé bị ho sổ mũi nên tắm không? Các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng đã khẳng định rằng cha mẹ vẫn nên tắm rửa cho bé bình thường dù bé có đang bị ho hay sổ mũi. Bởi khi ho, sổ mũi thường đi kèm với bị sốt và rất dễ đổ mồ hôi, việc tắm rửa sẽ loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn trên người bé.

em bé quấy khóc
Vẫn nên tắm cho em bé khi ốm

Cách tắm cho trẻ bị ho sổ mũi an toàn

Trước khi tắm

Các mẹ nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật dụng để tắm cho bé như bông tắm, thau chậu, dầu gội, khăn tắm, quần áo….để khi tắm cho con không bị luống cuống, làm thời gian tắm cho bé lâu hơn.

dụng cụ tắm cho bé
Cần chuẩn bị dụng cụ trước khi tắm

Trong quá trình tắm

Nên tắm cho bé theo trình tự từ trên xuống dưới, không bỏ sót phần nách, hõm cổ,… Cần thao tác thật nhanh sao cho quá trình tắm của bé chỉ diễn ra từ 5 – 7 phút, vì khi bé ho, sổ mũi, cảm cúm rất dễ bị nhiễm bệnh.

tắm cho em bé
Nên thao tác nhanh

Sau khi tắm

Sau khi tắm xong nên tráng lại nhanh với nước ấm, làm khô rốn bằng cồn 70 độ, lau khô người và mặc quần áo cho bé. Nếu trời quá lạnh không nên đứa bé ra khỏi phòng tắm ngay vì bé dễ sốc nhiệt – đặc biệt là các em bé sơ sinh, nên đợi khoảng 10 – 15 phút để thân nhiệt bé ổn định. Khi đưa bé ra ngoại cũng nên để bé trong phòng kín tránh gió.

Cách tắm cho em bé bị ho sốt
Cách tắm cho bé bị ốm

Một số điều mẹ cần lưu ý khi tắm cho trẻ bị ho sổ mũi

Thời gian tắm

Thời gian tắm thích hợp cho trẻ là từ 10h đến 10h30 sáng hoặc 14 đến 15 giờ chiều. Tuyệt đối không tắm cho trẻ sau 16 giờ chiều, nhất là vào buổi tối để tránh tình trạng trẻ bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, ngạt mũi….

Nên tắm cho bé vào 10h
Nên tắm cho bé vào 10h

Địa điểm tắm

Bên cạnh đó, các mẹ cũng đảm bảo phòng tắm phải kín gió, nhiệt độ phòng tắm phải ấm, nếu phòng tắm quá lạnh có thể đổ nước ấm ra sàn để tăng nhiệt độ.

em bé cười
Cần chú ý địa điểm tắm của bé

Nhiệt độ nước tắm

Không nên tắm cho bé bằng nước lạnh, nên dùng nước ấm hoặc nước sôi pha loãng, đảm bảo nhiệt độ từ 33°C – 35°C. Vào mùa lạnh, đặc biệt là khi trẻ đang bị ốm, khi tắm cho trẻ mẹ nên nhỏ 2-3 giọt tinh dầu tràm nguyên chất pha vào nước tắm. Tinh dầu tràm có tác dụng rất tốt đối với trẻ đang bị viêm hô hấp như sổ mũi, ho, nghẹt mũi, sổ mũi, cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng…

nhiệt độ nước tắm
Chú ý nhiệt độ nước tắm

Không nên tắm cho bé vừa ăn xong

Chức năng tiêu hóa của các bé sơ sinh và trẻ nhỏ đều chưa hoàn thiện nên sau khi ăn, bé cần có một thời gian để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Nếu tắm cho bé  ngay lúc này thì dễ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé. Ta nên chờ khoảng 1-2 tiếng để lượng sữa tiêu hóa bớt mới nên cho bé đi tắm nhé.

bé đang ăn
Bé vừa ăn xong không nên tắm

Vệ sinh mắt, tai, mũi cho bé

Bên cạnh việc tắm rửa thân thể, ta cũng nên vệ sinh mắt tai mũi cho bé. Nên quan sát và lau mặt cho bé bằng nước ấm, lau mũi cho bé để em đỡ nghẹt mũi, vỗ lưng bé cho bé tan đờm. Giữ ấm cho bé để bé ngủ ngon hơn.

vệ sinh mũi cho be
Cần vệ sinh mắt, mũi, miệng cho bé

Xem thêm:

Hy vọng bài viết cũng đã giải đáp và giúp đỡ được phần nào thắc mắc của mẹ về vấn đề: Bé bị ho sổ mũi nên tắm không? Cách tắm an toàn cho bé khi ho. Mong các bà mẹ không còn bỡ ngỡ trong quá trình chăm sóc bé và các bé luôn khỏe mạnh nhé!

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Bài viết xem nhiều