Hăm tã dễ xảy ra hơn nếu trẻ mặc tã cả ngày. Khi mắc phải tình trạng này, rất nhiều phụ huynh lo lắng không biết trẻ bị hăm tã phải làm sao để con mau chóng hết bệnh. Vậy hãy cùng VANHOADOISONG tìm hiểu cách trị hăm tã đơn giản tại nhà nhé!
Nguyên nhân trẻ bị hăm tã
Mặc tã khi da trẻ còn ướt hoặc sau khi trẻ đã dính nước tiểu trong thời gian dài là những nguyên nhân chính gây hăm tã ở trẻ sơ sinh.
Các yếu tố khác có thể góp phần gây hăm tã cho bé bao gồm kích ứng da từ chất liệu làm tã, tã bị trầy xước quấn quá chặt quanh làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh,…

Triệu chứng trẻ bị hăm tã
Sau đây sẽ là một số triệu chứng cho thấy bé đang có dấu hiệu bị hăm tã mà bố mẹ cần chú ý:
- Trẻ sơ sinh không thể thoải mái và sẽ không ngủ ngon.
- Có thể thấy mẩn đỏ trên cơ quan sinh dục, đùi và mông của vùng da tiếp xúc với tã.
- Bé thường xuyên có tình trạng quấy khóc và chán ăn.

Những điều không nên làm khi trẻ bị hăm tã
Khi bị hăm tã, cơ thể bé trở nên nhạy cảm hơn nên bố mẹ cần tránh những điều dưới đây để tránh ảnh hưởng xấu đến bé nhé!
- Không nên vội vàng sử dụng phấn rôm vì phấn rôm có thể làm bít lỗ chân lông và tạo điều kiện cho nấm men phát triển trên làn da mỏng manh của bé.
- Tránh dùng các sản phẩm tẩy rửa có mùi thơm vì chúng có thể gây dị ứng và hăm tã.
- Để làm sạch vùng bị ảnh hưởng bởi hăm tã, tránh sử dụng khăn ướt có chứa propylene glycol.
- Nếu không hỏi ý kiến bác sĩ trước, đừng bao giờ tự ý bôi thuốc điều trị nấm men dành cho người lớn cho trẻ sơ sinh của bạn.

Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ bị hăm tã
Vệ sinh vùng da hăm tã sạch sẽ
Để bé không bị hăm, mẹ nên làm sạch vùng hăm tã bằng nước ấm và dùng khăn lau nhẹ nhàng trên da bé. Bạn cũng có thể thêm một chút xà phòng không mùi, không gây kích ứng. Và hãy nhớ rằng, đợi cho đến khi bé khô thoáng hoàn toàn thì mới được thay tã.

Thay tã thường xuyên cho trẻ
Để phòng và trị hăm tã, mẹ nên thay tã cho bé 1 – 2 tiếng/lần, vì khi bé đi ngoài vi khuẩn sinh sôi rất nhanh. Thường xuyên thay tã cho bé để giữ cho da bé luôn khô ráo, sạch sẽ và tránh tiếp xúc với bụi bẩn, giảm kích ứng da và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây hăm tã.

Hạn chế mặc tã, bỉm cho trẻ
Chỉ nên mặc tã cho bé tối đa 2 – 3 tiếng/ngày. Điều này không chỉ giữ cho khu vực mặc tã khô ráo mà còn giúp bé trở nên dễ chịu hơn. Để giảm thiểu khả năng bé tè dầm trên giường, mẹ có thể lót cho bé một tấm lót thấm hút.

Sử dụng loại tã có tính hút ẩm cao
Bề mặt da bé sẽ luôn khô thoáng nếu mẹ chọn loại bỉm có chất liệu cotton mềm mại, khả năng hút ẩm cao, chống thấm ngược. Do đó sẽ giúp giảm nguy cơ bé bị hăm tã do kích ứng da.

Chọn kích thước tã bỉm vừa với bé
Để tránh bị gò bó, mẹ hãy chọn loại tã có kích cỡ phù hợp với cân nặng và độ tuổi của bé. Mặc tã đúng kích cỡ giúp giảm kích ứng da, ngăn ngừa trầy xước và tổn thương da bé bằng cách giảm ma sát giữa da và tã.

Đổi nhãn hiệu tã nếu thấy bé bị kích ứng
Bạn có thể chuyển sang một loại tã khác nếu nhận thấy trẻ bị kích ứng hoặc có các triệu chứng hăm tã. Ngoài ra, bạn nên cân nhắc các thương hiệu đáng tin cậy, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chất liệu an toàn cho làn da của trẻ khi lựa chọn tã.

Sử dụng kem trị hăm tã có tính bảo vệ và ngăn ngừa
Phương pháp phòng chống hăm tã điển hình nhất là kem chống hăm. Các yếu tố tự nhiên giúp làm dịu da và cân bằng độ ẩm cho vùng da bị tổn thương, giúp sản sinh lớp màng bảo vệ da bé, ngăn không cho vi khuẩn, bụi bẩn tiếp xúc với vết hăm tã.

Xem thêm:
- Những biểu hiện mẹ bầu bị thiếu canxi và cách bổ sung hiệu quả
- 101+ Tên ở nhà cho bé gái độc lạ, đáng yêu, dễ nuôi cho ba mẹ lựa chọn
- Top 10 siro cho bé giúp ngủ ngon giấc mà mẹ cần tham khảo
Thông qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ không còn lúng túng với câu hỏi “trẻ bị hăm tã phải làm sao“. Cùng với đó VANHOADOISONG đã đưa ra những biện pháp giải quyết đơn giản, phù hợp. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến mọi người nhé!