Sữa chua được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều men vi sinh rất tốt cho đường ruột. Tuy nhiên, liệu rằng trẻ bị đi ngoài có nên ăn sữa chua không? Cùng VANHOADOISONG tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Lợi ích của sữa chua đối với hệ tiêu hoá của trẻ
Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho đường ruột thì hẳn không còn xa lạ, nhưng cụ thể tốt như thế nào thì không phải ai cũng rõ.
Cụ thể, ngoài bổ sung hàm lượng dinh dưỡng lớn, sữa chua còn giúp cải thiện sức khoẻ và chữa bệnh, nhất là các bệnh về đường ruột bởi:
- Trong sữa chua chứa đầy đủ các chất như protein (với nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể, điển hình là lysin), glucid, lipid, canxi, muối khoáng, vitamin (chủ yếu là vitamin nhóm B và A),…
- Cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn như Lactobacillus Acidophilus và Bifidobacterium, có khả năng tạo ra các chất diệt khuẩn như acidolin, acidophilin, lactocidin giúp ức chế vi khuẩn có hại trong đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường đề kháng.

- Có tác dụng hiệu quả trong việc cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, nhất là trong trường hợp lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không phù hợp.
- Hỗ trợ cải thiện chứng đầy bụng, khó tiêu.
- Sữa chua dễ tiêu hóa (nghiên cứu cho thấy cơ thể hấp thu sữa chua gấp 3 lần so với sữa tươi), do đó rất phù hợp với trẻ biếng ăn.
- Hỗ trợ điều trị tiêu chảy, đi ngoài do sữa chua có khả năng lập lại cân bằng vi khuẩn ở ruột, đồng thời lactocidine có trong sữa chua giúp cải thiện chứng tiêu chảy hiệu quả.

Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài có nên ăn sữa chua không?
Trẻ nhỏ với hệ cơ quan chưa hoàn thiện thường dễ thường mắc các chứng rối loạn tiêu hóa gây đầy bụng, đầy hơi, tiêu chảy (tình trạng đi ngoài phân lỏng, liên tục nhiều lần trong ngày, thường kéo dài khoảng vài ngày).
Thông thường, chứng bệnh này có thể được cải thiện bằng cách bù nước và bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất trong chế độ ăn uống hằng ngày, trong đó sữa chua là thực phẩm được khuyên dùng để tăng cường sức khỏe đường ruột.
Khi bị tiêu chảy, một lượng lớn lợi khuẩn tồn tại trong hệ tiêu hóa sẽ bị mất đi. Lúc này, sữa chua là loại thực phẩm vô cùng hữu ích bởi nó chứa nhiều men vi sinh tốt, giúp cung cấp lợi khuẩn, lập lại sự cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột một cách hiệu quả.

Thành phần của sữa chua chứa nhiều protein, đường bột chuyển hóa thành lactose, dễ tiêu hóa. Việc cho bé ăn sữa chua sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại đối với hệ tiêu hoá, giúp ngăn ngừa và khắc phục chứng tiêu chảy, từ đó cải thiện sức khỏe tiêu hóa.
Các bậc phụ huynh có thể yên tâm cho trẻ ăn sữa chua ngay cả khi bị tiêu chảy, táo bón hoặc gặp các vấn đề liên quan đến đường ruột như đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu,… và có thể ăn mỗi ngày (với lượng phù hợp) để nâng cao sức khỏe đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bé.

Nên ăn sữa chua loại nào khi trẻ bị tiêu chảy?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa chua như sữa chua đậu nành, sữa chua trái cây, sữa chua vị, sữa chua uống,… đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trẻ bị tiêu chảy nên ăn sữa chua nguyên chất (không thêm hương vị, hương liệu), đặc biệt là các loại sữa chua ít đường hoặc không đường.
Sữa chua nguyên chất chứa nhiều men vi sinh tốt cho đường ruột, ít chất tạo màu, ít hương liệu và chất bảo quản, do đó rất an toàn với bé, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, khắc phục tình trạng tiêu chảy, đi ngoài hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sữa chua với chuối, yến mạch, ngũ cốc, hạt thìa là,… để bé ăn ngon miệng hơn.

Lưu ý khi cho trẻ bị tiêu chảy ăn sữa chua
Sữa chua rất tốt cho trẻ trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị, cải thiện sức khỏe khi trẻ bị tiêu chảy, tuy nhiên phụ huynh cần duy trì cho bé ăn với hàm lượng hợp lý, tránh cho ăn quá nhiều.
Đồng thời, bố mẹ nên lưu ý:
- Nơi bảo quản sữa chua: Nên bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh ngay sau khi mua về.
- Nên cho bé ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ. Các lợi khuẩn có trong sữa chua thường chỉ tồn tại ở môi trường có độ pH ở mức từ 4.5 trở lên.
- Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ không thể tồn tại được. Ngược lại, sau khi ăn thì dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên sẽ tạo ra môi trường lý tưởng để các lợi khuẩn hoạt động tốt trong cơ thể bé.

- Khi mua sữa chua, cần xem kỹ hạn sử dụng in trên bao bì sản phẩm để đảm bảo có thể sử dụng sữa chua an toàn, chất lượng tốt trong nhiều ngày.
- Không hâm nóng sữa chua khi ăn, bởi vì các lợi khuẩn trong sữa chua dễ bị tiêu diệt khi ở nhiệt độ cao.
- Lưu ý những thực phẩm không kết hợp được với sữa chua. Chẳng hạn như cá, thịt đã qua chế biến khi ăn chung với sữa chua có thể gây khó tiêu, thậm chí tăng nguy cơ ung thư, hay đậu nành vốn rất tốt nhưng ăn cùng sữa chua có thể gây giảm khả năng hấp thụ canxi,…
- Ngoài ra, cũng không nên cho bé ăn sữa chua khi uống thuốc như thuốc kháng sinh vì điều này vừa ức chế các vi khuẩn có lợi trong sữa chua, vừa ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Trẻ bao nhiêu tháng tuổi ăn được sữa chua?
Mặc dù là thực phẩm bổ dưỡng, nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ của bé, tuy nhiên các bậc phụ huynh cần lưu ý chỉ nên cho bé ăn sữa chua khi bé đủ 6 tháng tuổi trở lên.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng từ khi bé ra đời cho đến khi được 6 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức là nguồn dinh dưỡng tối ưu nhất. Giai đoạn này, hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện, khó hấp thụ các dưỡng chất chứa trong sữa chua như là một thực phẩm có lợi, do đó chưa nên để bé ăn sữa chua.
Khi bé đã đủ 6 tháng tuổi, hệ đường ruột đã hoàn thiện hơn, có thể bắt đầu ăn dặm thì bố mẹ cũng có thể cân nhắc cho bé ăn sữa chua. Khi đó, sữa chua cũng sẽ đóng vai trò hiệu quả trong việc giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn đấy!

Xem thêm:
- Những biểu hiện mẹ bầu bị thiếu canxi và cách bổ sung hiệu quả
- 101+ Tên ở nhà cho bé gái độc lạ, đáng yêu, dễ nuôi cho ba mẹ lựa chọn
- Top 10 siro cho bé giúp ngủ ngon giấc mà mẹ cần tham khảo
Vừa rồi là những chia sẻ xung quanh việc có nên cho trẻ bị đi ngoài, tiêu chảy ăn sữa chua không, hy vọng chúng giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc bé yêu của mình nhé!