Bản sắc Việt

Tổng hợp các lễ cúng trong dịp Tết Nguyên đán không thể bỏ qua

Tết Nguyên đán là ngày lễ mà bất kỳ người Việt Nam nào cũng mong chờ sau một năm dài. Tuy nhiên, khi Tết đến xuân về cũng có rất nhiều nghi thức quan trọng mà chúng ta cần lưu ý. Bài viết dưới đây của Văn Hoá Đời Sống và chuyên mục Bản sắc Việt sẽ tổng hợp những lễ cúng Tết Nguyên Đán không thể bỏ qua.

Lễ cúng ông Công ông Táo

Ông Công ông Táo là những vị thần bếp, cả năm quan sát những việc xảy ra trong nhà gia chủ để cuối năm về bẩm báo lại cho Ngọc Hoàng theo quan niệm dân gian.

Lễ cúng ông Công ông Táo

Cúng tiễn

Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, người Việt thường sẽ cúng để tiễn đưa ông Công ông Táo về chầu trời. Mâm cúng ông Công ông Táo thì tùy theo phong tục của mỗi địa phương, thường gồm có gạo, muối, vàng mã,…

Đặc biệt, người dân tin rằng cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời, vì vậy lễ cúng cũng không thể thiếu đôi cá chép.

Cúng tiễn ông Công ông Táo

Cúng rước

Vào đêm giao thừa, các gia đình sẽ phải cúng để rước ông Táo về nhà. Thời gian cúng từ 23 giờ đến 23 giờ 45 phút ngày 30 Tết, lễ vật chuẩn bị cũng tương tự như tiễn ông Táo về trời.

Cúng đưa ông Công ông Táo

Lễ cúng Tất niên

Tất Niên (hay Tết Niên) trong tiếng Hán có nghĩa là kết thúc một năm. Trong ngày 30 Tết, vào buổi sáng, trưa hay chiều tối, các gia đình sẽ làm một mâm cơm cúng tất niên, thỉnh mời gia tiên tiền tổ về ăn Tết với con cháu.

Mâm cỗ cúng tất niên là mâm cỗ quan trọng nhất trong dịp Tết nguyên đán của người Việt. Vì ngoài ý nghĩa lớn nhất là tỏ lòng thành kính với gia tiên thì đó còn là dịp hiếm hoi trong năm các thế hệ trong gia đình quây quần cùng nhau bên mâm cơm đầm ấm.

Mâm cơm cúng tất niên

Lễ cúng rước gia tiên

Thông thường, người dân sẽ gộp chung lễ này với lễ cúng tạ đất vào trưa 30 Tết. Theo truyền thống, lễ đón ông bà thường được bắt đầu vào trưa ngày 30 tháng Chạp hoặc cho đến trước khi thời khắc giao thừa đến.

Mâm cúng ông bà, gia tiên ngày 30 Tết thường có đủ món mặn và cả món chay. Nhiều gia đình còn có thói quen nấu những món ăn mà ngày xưa ông bà mình thích dùng. Cúng lễ đầu tiên là để thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đến các bậc tiền bối, đấng sinh thành,… sau là dịp để mọi người tụ tập chúc tụng, ăn uống, chuyện trò vui vẻ.

Lễ cúng gia tiên

Lễ cúng Giao thừa

Trong đêm giao thừa, nhiều gia đình thường sẽ chuẩn bị mâm cúng cho cả ở trong nhà và ngoài trời.

Lễ cúng Giao thừa

Mâm cúng ngoài trời

Mỗi vùng miền sẽ có những nét đặc trưng riêng trong cách bày mâm cúng đêm giao thừa. Nhưng nhìn chung, mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời có bình hương, hoa, đèn dầu hoặc nến.

Lễ vật gồm: mứt kẹo, hoa, quả, rượu, vàng mã (bao gồm 1 bộ mũ áo giày quan và tiền vàng).

Mâm cúng ngoài trời

Mâm cúng trong nhà

Có thể cúng chay mặn tùy thích. Cỗ mặn thường sẽ có bánh chưng, giò – chả, xôi gấc, thịt gà,… Còn cỗ ngọt và chay sẽ có hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết, rượu/bia và các loại đồ uống khác.

Lễ cúng Giao thừa

Lễ cúng Tết nguyên đán

Mùng 1 Tết, ngày đầu tiên trong năm được coi là ngày đặc biệt quan trọng. Bữa cơm cúng sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên đán.

Cỗ cúng có thể mặn hoặc chay tuỳ theo phong tục từng gia đình. Các món trong mâm cỗ được tùy biến theo điều kiện từng gia đình, nhưng không thể thiếu các món ăn cơ bản ngày Tết là bánh chưng, xôi, gà, giò, thịt lợn,…

Nhiều gia đình cho rằng ngày mùng 1 Tết kiêng sát sinh và ăn các món ăn làm từ thịt động vật hoang dã. Vì vậy, họ sẽ lựa chọn cúng các món chay và ăn chay suốt ngày đầu tiên của năm mới.

Mâm cúng mùng 1

Lễ cúng thí (thí thực)

Cúng thí thực là một nghi thức đầu năm phổ biến trong văn hóa tâm linh của người Việt. Nghi thức này có thể được thực hiện ở nhà hay ở chùa.

Đồ lễ gồm có phần tràphần thực. Phần trà thì pha nước trà có hương thơm. Phần thực là mâm cơm chay, gồm các đồ ăn từ rau củ quả, không có thịt, sữa tươi hoặc nước cơm, hoa, quả, bánh, kẹo, cháo, gạo, muối.

Lễ cúng thí (thí thực)

Lễ cúng hóa vàng

Lễ cúng kết thúc Tết nguyên đán, ông cha ta hay gọi là cúng hóa vàng, là lễ cúng để tiễn các cụ về lại âm phủ. Tùy từng gia đình, có gia đình chọn ngày mùng 3, mùng 4 hay mùng 5 để làm lễ cúng này.

Theo quan điểm từ xa xưa của người Việt, gọi là lễ cúng hóa vàng vì vào ngày ấy, con cháu có cái sớ, với mấy đồng tiền vàng để đốt cho các cụ chi tiêu ở dưới âm phủ. Vàng mã sau khi được hóa sẽ thành tài sản của các cụ để các cụ phù hộ độ trì cả năm cho con cháu.

Hóa vàng

Lễ cúng Thần tài, Thổ địa

Thổ địa là vị thần cai quản đất đai, trạch thổ. Thần tài chính là vị thần cai quản tiền bạc và của cải, đem đến tài lộc cho mọi người, mọi nhà. Người ta không thờ Thần Tài một mình mà thường thờ chung với Thổ Địa (vị thần cai quản đất đai nhà cửa) giúp con người làm ăn phát đạt.

Cuối năm, bàn thờ thần Tài, Thổ địa sẽ được gia chủ trang hoàng dọn rửa gọn gàng để chào đón năm mới.

Ngoài ra, ngày vía Thần Tài thường được diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Ngày này tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng,… có thờ Thần Tài, đều dâng lên các vị thần hưởng hương, hoa,…

Cúng Thần Tài, Thổ địa

Xem thêm:

Trên đây là bài viết tổng hợp những lễ cúng Tết Nguyên Đán không thể bỏ qua. Văn Hoá Đời Sống hy vọng bạn đã có một số thông tin hữu ích từ bài viết này. Đừng quên chia sẻ bài viết này với mọi người nhé!

0/5 (0 Reviews)
Thúy Hằng

Recent Posts

SeABank là ngân hàng gì? Sản phẩm, dịch vụ của SeABank có tốt không?

SeABank là một trong những ngân hàng được nhiều người tin dùng trong thời gian…

7 giờ ago

50+ câu thơ, bài thơ về áo dài Việt Nam ngắn gọn, hay, ý nghĩa

Áo dài - một trang phục truyền thống của người Việt Nam và tôn lên…

1 ngày ago

130+ stt về áo dài, cap về áo dài hay thả thính về áo dài Việt Nam

Một trend chụp hình được nhiều người yêu thích hiện nay chính là mặc áo…

1 ngày ago

TPBank là ngân hàng gì? Sản phẩm, dịch vụ của TPBank có tốt không?

TPBank là một ngân hàng có tuổi đời khá trẻ nhưng đã nhanh chóng nhận…

2 ngày ago

GPBank là ngân hàng gì? Ngân hàng GPBank có uy tín không?

GPBank là một trong những ngân hàng lâu đời tại Việt Nam, cung cấp nhiều…

2 ngày ago

UOB là ngân hàng gì? Cung cấp dịch vụ nào? Ngân hàng UOB có uy tín không?

Ngân hàng UOB Việt Nam trực thuộc tập đoàn UOB của Singapore, có nguồn vốn…

2 ngày ago

This website uses cookies.