Lưu ý mà bố mẹ nên biết khi sử dụng thuốc trị tiêu chảy cho bé

Tiêu chảy là bệnh rất phổ biến ở trẻ em. Nhưng nếu bố mẹ không xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe bé. Cùng vanhoadoisong tìm hiểu một số lưu ý sử dụng thuốc trị tiêu chảy cho bé an toàn và hiệu quả nhé!

Hướng dẫn sử dụng một số thuốc trị tiêu chảy cho bé

Tiêu chảy là bệnh rất hay gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây tiêu chảy cho bé rất đa dạng nhưng thường gặp nhất bao gồm: vi khuẩn E.coli, virus Rota,…

Tiêu chảy là bệnh lí thường gặp ở trẻ nhỏ
Tiêu chảy là bệnh lí thường gặp ở trẻ nhỏ

Bé khi mắc bệnh sẽ đi phân lỏng nhiều lần trong ngày (nhiều hơn 3 lần). Triệu chứng đi kèm bệnh có thể là đau bụng, nôn, sốt, ho, chướng hơi và chảy nước mũi.

Một số triệu chứng tiêu chảy ở bé
Một số triệu chứng tiêu chảy ở bé

Bé có thể điều trị bệnh tại nhà nếu chưa xuất hiện tình trạng mất nước. Các loại thuốc trị tiêu chảy có tác dụng bù nước, chất điện giải. Đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.

Dung dịch Oresol

Trên thị trường, Oresol là dung dịch bù nước và điện giải hiệu quả nhất. Các bậc phụ huynh khi chọn mua dung dịch nên chọn loại có nồng độ thấp. Liều lượng cho trẻ sử dụng như sau:

  • Với bé nhỏ hơn 2 tuổi: Sau mỗi lần tiêu chảy cho bé uống từ 50 – 100ml.
  • Với bé từ 2 – 10 tuổi: Cho bé uống từ 100 – 200ml sau mỗi lần tiêu chảy.
  • Với bé từ 10 tuổi trở lên: Cho sử dụng theo nhu cầu.
Oresol giúp bù nước hiệu quả
Oresol giúp bù nước hiệu quả

Những Oresol này có nồng độ Glucose, Natri và độ thẩm thấu toàn phần không bằng các loại Oresol thế hệ trước. Nhưng Oresol thế hệ mới chứa nhiều dưỡng chất giúp giảm nhanh chóng khối lượng tiêu chảy và nôn.

Mẹ cho bé sử dụng theo đúng liều lượng bác sĩ
Mẹ cho bé sử dụng theo đúng liều lượng bác sĩ

Hiện nay, các sản phẩm Oresol rất đa dạng về giá cả và phương thức sử dụng như: dạng gói, dạng viên với hương vị trái cây giúp bé uống dễ uống hơn. Đặc biệt, bố mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi pha ORS.

Sử dụng dung dịch kẽm

Trong khuyến cáo mới của phác đồ điều trị tiêu chảy ở trẻ em thì việc bổ sung kẽm là hết sức quan trọng. Vi chất này đóng vai trò không thể thiếu trong hệ miễn dịch của trẻ. Bé sẽ mất một lượng lớn kẽm nếu bị tiêu chảy.

Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch của rtẻ
Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Bổ sung kẽm giúp giảm mức độ và thời gian của đợt tiêu chảy, hạ thấp tối đa nguy cơ bị tiêu chảy ở những lần tiếp theo, đồng thời nâng cao sức đề kháng, giúp cải thiện và tăng khả năng phát triển toàn diện của bé.

Bổ sung kẽm an toàn và đúng liều lượng cho bé
Bổ sung kẽm an toàn và đúng liều lượng cho bé

Khi bé có triệu chứng tiêu chảy bố mẹ nên sử dụng ngay thuốc kẽm. Điều này giúp cơ thể bé hấp thu tốt hơn. Liều lượng kẽm trong điều trị tiêu chảy được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo như sau:

  • Với bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi: Trong 10 – 14 ngày uống 10mg/ngày.
  • Với trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi: Trong 10 – 14 ngày uống 20mg/ngày.

Bổ sung thêm vitamin A

Khi trẻ bị tiêu chảy, nhu cầu sử dụng vitamin A sẽ tăng lên nhưng khả năng hấp thụ của cơ thể lại giảm. Khi đó mắt của bé rất dễ bị tổn thương do hàm lượng vitamin trong cơ thể rất thấp.

Phụ huynh bổ sung vitamin a cho bé đúng liều lượng kê đơn của bác sĩ
Phụ huynh bổ sung vitamin A cho bé đúng liều lượng kê đơn của bác sĩ

Nếu phụ huynh phát hiện bé bị các tổn thương như: Mờ giác mạc và tổn thương kết mạc thì cho trẻ uống ngay vitamin với liều lượng như sau:

  • Bé từ 12 tháng đến 5 tuổi: 200.000 đơn vị/liều.
  • Bé từ 6 tháng đến 12 tuổi: 100.000 đơn vị/liều.
  • dưới 6 tháng tuổi: 50.000 đơn vị/liều.
  • Ở ngày tiếp theo, cho bé uống nhắc lại với liều lượng như trên.
Bổ sung vitamin A giúp mắt bé không bị tổn thương khi tiêu chảy
Bổ sung vitamin A giúp mắt bé không bị tổn thương khi tiêu chảy

Đối với trẻ chưa có dấu hiệu tổn thương về mắt nhưng bị suy dinh dưỡng hay các bệnh sởi trong một tháng gần nhất. Bố mẹ cũng nên bổ sung vitamin A với liều lượng tương tự.

Dùng thuốc trị sốt tiêu chảy cho bé

Trẻ có thể bị sốt khi mất nước quá nhiều. Đồng thời bé có khả năng bị sốt do nhiễm khuẩn ở ngoài đường tiêu hóa như: viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,…

Khi trẻ sốt cao, mẹ có thể dùng thuốc trị sốt
Khi trẻ sốt cao, mẹ có thể dùng thuốc trị sốt

Bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy. Nhằm phát hiện nhiễm khuẩn để tìm ra phương án chữa tốt nhất. Khi trẻ sốt cao cần được điều trị ngay với một số thuốc hạ sốt như Paracetamol và kháng sinh để điều trị ổ nhiễm khuẩn khác.

Trường hợp nào sử dụng thuốc kháng sinh trị tiêu chảy cấp?

Khi thấy bé tiêu chảy ra phân có máu, mất nước nặng và có xét nghiệm các định nhiễm Giardia duodenalis và Amip thì mới sử dụng kháng sinh trị tiêu chảy cấp.

Bố mẹ tuyệt đối không tự ý cho bé sử dụng vì có thể không hiệu quả và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bé. Việc chỉ định sử dụng kháng sinh trị tiêu chảy cấp phải có sự chỉ thị và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa nhi.

Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có sự kê đơn của bác sĩ
Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có sự kê đơn của bác sĩ

Một số thuốc mà bố mẹ nên dùng thận trọng khi trị tiêu chảy cho bé

Hiện nay trên thị trường bố mẹ có thể dễ dàng mua các loại thuốc chống tiêu chảy. Nhưng không có tác dụng điều trị mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe bé. Trong đó, một số thuốc bố mẹ nên dùng cẩn thận như:

  • Các thuốc hấp phụ như: Smectic, Kaolin hay Attapulgite,… có thể làm bất hoạt các độc tố và tác nhân gây tiêu chảy ở bé. Tuy nhiên, thuốc chưa được chứng minh về hiệu quả điều trị tiêu chảy cấp trên lâm sàng.
  • Các loại thuốc giảm nhu động, bao gồm: Atropine, Loperamid, Paregoric hoặc Opum,… có thể giảm nhanh chóng số lần tiêu chảy ở người lớn nhưng không đáng kể ở bé. Đặc  thuốc có nhiều tác dụng phụ như kéo dài thời gian tiêu chảy, liệt ruột,…
  • Thuốc Bismuth Subsalicylate: thường dùng giảm tiêu chảy ở người lớn nhưng với trẻ em thì không hiệu quả.
Sử dụng thuốc sai cách có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe trẻ
Sử dụng thuốc sai cách có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe trẻ

Xem thêm:

Thông qua bài viết trên, vanhoadoisong đã chia sẻ một số thông tin lưu ý về cách sử dụng thuốc trị tiêu chảy cho bé. Phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi phát hiện triệu chứng tiêu chảy. Chúc bé luôn khỏe mạnh!

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Xem nhiều