Ba tháng cuối của thai kỳ là thời gian chạy nước rút để bé phát triển toàn diện về tinh thần lẫn thể chất. Vì vậy, việc xây dựng thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối là hết sức cần thiết. Cung vanhoadoisong.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, bà bầu không cần phải ăn quá nhiều nhưng vẫn phải bảo đảm lượng dinh dưỡng mỗi ngày khoảng 450Kcal. Mẹ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tỷ lệ đạm động vật/tổng lượng đạm lớn hơn hoặc bằng 35%. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn đạm có giá trị sinh học cao.
- Lipid (chất béo): Khoảng từ 25 – 30% tổng năng lượng khẩu phần.
- Tỷ lệ bột đường: Chiếm từ 55 – 60% tổng năng lượng từ các khẩu phần ăn. Chọn loại Carbohydrate phức hợp và còn lớp cám như: ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, rau lá xanh,…

- Muối Iốt: 0.220mg/ngày.
- Canxi: 1.200mg/ngày.
- Vitamin D: 0.020mg/ngày (khoảng 800IU).
- Natri (Sodium): Nhỏ hơn 2mg/ngày.

- Sắt: 27,4mg/ngày (trong khẩu phần có lượt cá hay thịt >90g/ngày).
- Axit folic: 0.600mg/ngày.
- Vitamin và các chất khoáng khác: Theo nhu cầu của người bình thường. Trong trường hợp mẹ bầu cần tăng, giảm phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

- Nước: 2 – 2,5 lít/ngày, chia thành nhiều lần uống.
- Chất xơ: 28g/ngày.
- Số bữa ăn trong ngày: Từ 4 – 5 bữa để hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Ba tháng cuối kỳ là giai đoạn nước rút để thai nhi phát triển nhanh chóng về cân nặng và trí não. Vì vậy, mẹ nhất thiết phải cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ đáp ứng nhu cầu của bé.
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 7
Đến tháng thứ 7 của thai kỳ thì sắt là dưỡng chất mà cơ thể mẹ bầu cần nhất. Bạn có thể bổ sung thông qua các nguồn thực phẩm như: rau quả, thịt nạc, gan động vật, trái cây, các loại đậu,…
Đồng thời, mẹ vẫn bổ sung thêm phốt pho, canxi, kẽm và iốt. Các thực phẩm giàu các chất kể trên, bao gồm: đậu tương, táo đỏ, rong biển, cá, tép, trai biển,…

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 8
Trong giai đoạn này, gia đình nên bổ sung nhiều Omega-3, cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ về trí não của bé. Mẹ có thể bổ sung từ những thực phẩm giàu chất béo tự nhiên, thân thiện với cơ thể như: các loại hạt, thủy hải sản,…
Ở tháng thứ 8, thai phụ nên sử dụng các nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Chuyên gia khuyến khích bà bầu ăn trong tháng thứ 8 của thai kỳ như: các loại ngũ cốc, gạo, trứng, gan động vật (1 tuần 1 lần), rau xanh và trái cây.

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 9
Đây là tháng cuối cùng của thai kỳ, bé sẽ chào đời vào giai đoạn này. Khi đó, mọi cơ quan chức năng trong cơ thể trẻ đã được hoàn thiện. Việc đáp ứng dinh dưỡng cho thai nhi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sau này của bé.
Trong 4 tuần cuối của tháng thứ 9, mẹ và gia đình nên chú ý những điểm sau:
- Thay vì 3 bữa chính nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5 – 6 bữa. Tuyệt đối, không được nhịn ăn lâu hay bỏ bữa.
- Bổ sung lượng canxi thông qua thực phẩm sạch để giúp hệ xương của mẹ và bé chắc khỏe. Đồng thời, giúp thai phụ sau sinh có nhiều sữa.

- Sử dụng những loại thực phẩm tự nhiên để bổ sung chất béo cho cơ thể.
- Trong mỗi bữa ăn, bổ sung thêm sắt.
- Ăn chín uống sạch, không ăn phô mai chưa tiệt trùng hay đồ sống để tránh sinh non, thậm chí là sảy thai.
- Ăn nhiều trái cây và rau củ giúp ngừa táo bón.

Mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn gì
Bên cạnh việc xây dựng thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối thì gia đình có thể ghi chú để bổ sung các thực phẩm như:
- Rau xanh và trái cây: Đây là nguồn cung cấp dồi dào và an toàn vitamin, chất xơ cho mẹ mỗi ngày. Mỗi ngày, bạn nên có 5 phần rau quả và trái cây.
- Thực phẩm giàu tinh bột: Điều này giúp bạn bổ sung năng lượng hoạt động cần thiết. Một số nguyên liệu như: bánh mì, ngũ cốc,…
- Chất đạm: Cung cấp Protein hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Mẹ bầu nên tránh ăn gì trong 3 tháng cuối
Ngoài vấn đề xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối thì gia đình phải lưu ý những điểm sau:
- Thai phụ không nên dùng thức ăn có nhiều gia vị, cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhằm hạn chế áp lực đến dạ dày. Từ đó, tình trạng ợ nóng sẽ giảm dần và không xuất hiện.
- Để tránh bà bầu bị tích nước, sưng phù thì tiết chế lượng muối trong dinh dưỡng.
- Không ăn quá nhiều tinh bột, đồ ngọt để tránh bị tiểu đường trong thai kỳ.

- Nhằm bảo đảm sức khỏe cho mẹ và thai nhi, hạn chế ăn ngoài hàng quán không đủ tiêu chuẩn.
- Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa chất bảo quản và phụ gia ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không nên sử dụng quá nhiều hoặc dừng hẳn.
- Giảm hoặc dừng ngay uống nước đá bởi tăng nguy cơ co thắt huyết mạch và viêm họng.
- Cuối cùng, mẹ bầu không nên ăn lô hội, đu đủ xanh, nhãn,… Vì chúng làm lạnh bụng gây đau bụng hoặc co bóp tử cung gây sinh non.

Xem thêm:
- 7 sai lầm khi vệ sinh bình sữa cho bé bố mẹ nên tránh
- Bình sữa cho bé loại nào tốt nhất mà các mẹ nên mua sử dụng
- Bình sữa BEBU có tốt không? Có nên mua không? Các loại bình sữa BEBU
Thông qua bài viết trên, vanhoadoisong.vn đã giới thiệu thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối. Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và đúng khoa học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé trong tương lai. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới nhé!