Bé 7 – 8 tháng tuổi đã có thể bắt đầu quá trình ăn dặm, nhưng liệu bạn đã biết cách xây dựng thực đơn đúng cho trẻ hay chưa? Dưới đây, vanhoadoisong.vn sẽ giới thiệu chi tiết về nguyên tắc và thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 7 – 8 tháng ăn dặm
Tăng bữa ăn 2 – 3 bữa/ngày
Khi bé ở giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi thì có thể xuất hiện tình trạng dùng sữa mẹ hay sữa công thức ít đi, nhưng mẹ vẫn nên cho bé dùng với tần suất ít hơn. Bởi ở độ tuổi này thì nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất là sữa mẹ, dễ tiêu hóa và giúp trẻ dễ hấp thu.
Ngoài ra, đây là thời điểm bé bắt đầu mọc răng nên bố mẹ hãy tập cho bé ăn dặm. Điều này giúp hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện về thể chất của trẻ. Phụ huynh có thể tăng bữa ăn dặm từ từ lên đến 2 – 3 bữa/ ngày để bé có thể dần dần thích nghi.

Chất bé cần bổ sung
Để bé phát triển toàn diện, mẹ cần chế biến thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ,… Mỗi loại thực phẩm có lượng dinh dưỡng cố định, mẹ nên nghiên cứu thật kỹ, trước khi cho bé dùng nhé.
Đồng thời, mẹ cần chú ý lượng hoa quả khi cho trẻ ăn, vì khả năng hấp thu sẽ phụ thuộc vào trọng lượng và tình trạng cơ thể bé.

Cho trẻ ăn đúng giờ
Để trẻ tăng cân đều, việc ăn đúng giờ là rất quan trọng. Vì vậy, hãy thiết lập một lịch trình hợp lý. Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức với lượng khoảng 600 – 700ml mỗi ngày. Khi chuẩn bị thức ăn cho bé, hạn chế việc sử dụng gia vị. Nếu bé ăn cháo, hãy nấu theo tỷ lệ 1:7, tức là mỗi 10g gạo cần nấu với 70ml nước.

Phương pháp ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi
Để bé dần làm quen với thức ăn, cần cho bé thực hiện quá trình này một cách từ từ. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé còn đang phát triển, vì vậy từ từ làm quen sẽ giúp cha mẹ nhận biết được loại thức ăn mà bé thích.
Đồng thời, việc đa dạng hóa thức ăn hàng ngày và không xay nhuyễn thức ăn sẽ cung cấp cho bé nhiều chất dinh dưỡng và tránh tình trạng biếng ăn. Khi cho bé ăn, hãy đảm bảo bé ngồi yên một chỗ, hạn chế xem TV, sử dụng điện thoại, chơi đồ chơi hoặc di chuyển. Điều này giúp bé tập trung vào việc ăn một cách tốt hơn.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng
Cháo thịt gà bí đỏ
Trước tiên, mẹ cần phải sơ chế kỹ càng thịt gà sau đó luộc thịt với gừng. Đến khi gà vừa chín, vớt ra, xé nhỏ thành từng miếng hoặc băm nhuyễn. Nên giữ nước luộc gà để nấu cháo, phần bí đỏ gọt vỏ, luộc qua cùng nước sôi và xay mịn.
Cháo thịt gà bí đỏ là món ăn vừa dễ làm vừa vô cùng dinh dưỡng, tốt cho quá trình tập ăn dặm của bé. Ngoài ra, màu sắc bắt mắt, thịt gà mềm giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Đừng ngần ngại, bắt tay vào làm cho trẻ nhé!

Cháo yến mạch phô mai
Phần yến mạch nên ngâm trong nước khoảng nửa tiếng, thay nước từ 1 – 2 lần. Bắc nồi lên bếp, tùy vào mức ăn của bé cho thêm lượng nước vừa đủ, đến khi nước sôi thì cho yến mạch vào nồi, nấu thêm 10 – 15 phút, bỏ phô mai vào nấu chảy rồi tắt bếp.
Cháo yến mạch phô mai khi nấu xong sẽ có hương thơm của yến mạch hòa cùng vị béo ngậy của phô mai. Chắc chắn sẽ là món ăn bổ dưỡng, hấp dẫn cho bé.

Cháo thịt bò
Thịt bò rửa sạch, để ráo nước, cắt thành miếng mỏng và băm nhuyễn, rau dền thì nhặt lá non, tươi đem đi rửa sạch. Sau đó, mẹ cho 1 chén trắng vào nồi, bật lửa vừa phải, cho thịt bò vào khuấy đều trong 3 phút. Khi thịt đã chín thì cho rau dền nấu 2 phút và tắt bếp.
Cháo thịt bò biến tấu cùng rau dền, với màu sắc đẹp mắt hòa cùng vị ngọt của thịt bò và mùi thơm nức mũi là lựa chọn tốt nhất cho thực đơn ăn dặm của bé. Cháo thịt bò rau dền giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé đồng thời thanh nhiệt, mát gan.

Cháo gà mồng tơi
Sau khi gà được luộc chín, mẹ tách xương lấy phần thịt rồi băm nhuyễn. Rau mồng tơi rửa sạch và xay nhuyễn với 30ml nước. Bạn bắc nồi lên bếp, khi cháo đã sôi thì cho thịt gà đã băm nhuyễn vào và khuấy đều tay. Cuối cùng cho rau vào, nêm nếm vừa ăn và tắt bếp.
Cháo gà mồng tơi là món ăn vô cùng dinh dưỡng, thơm ngon dành cho bé ăn dặm. Khi ăn sẽ cảm thấy phần thịt gà ngọt mềm hòa quyện rau mồng tơi tươi mát trong phần cháo trắng, chắc chắn sẽ là hương vị mới cho bữa ăn cho trẻ.

Cháo bánh mì
Để bé dễ dàng tiêu hóa thì mẹ nên cắt bỏ phần cứng ở rìa bên ngoài bánh mì, sau đó xé vụn bánh mì ra. Phần sữa bột sau khi thêm nước sôi vào thì lắc hòa tan hoàn toàn. Bắc nồi lên bếp, đổ sữa vào, bạn cho bánh mì đã xé nhỏ và nấu đến khi mềm hẳn là dùng được.
Cháo bánh mì là món ăn dặm dễ làm, với dinh dưỡng đầy đủ từ sữa. Cháo rất thơm, mềm mịn và đặc biệt gây nên sự thích thú của trẻ, nhất là trẻ mới tập ăn dặm bởi có vị rất giống sữa.

Cháo gan gà khoai lang
Mẹ cần sơ chế kỹ phần gan gà trước khi nấu, có thể ngâm cùng với sữa tươi không đường khoảng 20 phút, sau đó vớt ra và thái nhuyễn. Vo gạo rồi cho vào nồi bắc lên bếp nấu cháo, khi gạo đã nhừ thì bỏ gan gà và khoai lang tán mịn vào nồi, nêm nếm rồi tắt bếp.
Cháo gan gà khoai lang có màu vàng bắt mắt, giúp bổ sung dinh dưỡng cho quá trình phát triển của bé, hương vị thơm ngon kết hợp cùng độ béo của gan gà, lại dễ làm chắc chắn sẽ là ưu tiên trong thực đơn ăn dặm của bé.

Cháo cá hồi
Mẹ có thể nấu cháo cá hồi cùng với bí đỏ để tối đa dinh dưỡng cho bé. Cá hồi và bí đỏ đều luộc chín, sau đó nghiền nhuyễn. Phần cháo sau khi đã nhừ thì cho thịt cá đã phi vàng và bí đỏ nghiền vào khuấy đều lên, nêm nếm phù hợp với khẩu vị của bé.
Cháo cá hồi bí đỏ vừa đẹp, vừa ngon và đầy đủ dinh dưỡng cho quá trình phát triển toàn diện thể chất, tinh thần của bé. Hãy nhanh chóng bắt tay vào làm ngay nào!

Cháo trứng gà
Khi cháo đã chín thì mẹ mở nắp cho trứng gà tươi vào nồi, khuấy đều để trứng tan và chín đều. Tiếp đến, bỏ lá tía tô thái mỏng vào, nêm nếm gia vị vừa ăn là đã hoàn thành món cháo trứng gà tía tô thơm ngon rồi.
Cháo trứng gà tía tô là một lựa chọn rất tốt nếu bé đang cảm, đồng thời mùi béo, thơm với chút ngọt của lá tía tô hòa quyện cùng với nhau, kích thích trẻ ăn ngon. Đặc biệt, khi mẹ cho bé ăn nóng thì sẽ ngon hơn rất nhiều nhé.

Các loại súp ăn dặm
Nếu mẹ đang không biết nấu món gì cho bé ăn dặm thì các loại súp là phương án bổ sung hết sức chính xác. Súp cá hồi, súp khoai lang, súp cà rốt, súp tôm bí đỏ,… Tất cả đều có cách làm đơn giản, mùi vị thơm ngon và bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.

Các loại trái cây mềm, ngọt
Trẻ 8 tháng tuổi đang bắt đầu ăn dặm thì việc ăn trái cây mềm, ngọt sẽ giúp bổ sung khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày hay linh hoạt biến tấu để bữa ăn của trẻ ngon miệng và hấp dẫn.

Thực đơn mẫu cho bé trong 7 ngày
Thứ 2
- Bữa sáng: Súp khoai tây phô mai + Sữa chua
Súp khoai tây phô mai có vị ngọt bùi của khoai tây cùng vị béo nhẹ phô mai, là lựa chọn hoàn hảo cho buổi sáng của bé. Ngoài ra, để kích thích tính thèm ăn của bé mẹ có thể sử dụng thêm sữa chua.

- Bữa chiều: Súp khoai tây phô mai
Vào bữa chiều mẹ có thể tiếp tục cho bé ăn dặm bằng súp khoai tây phô mai, giúp hệ tiêu hóa còn đang khá yếu của bé tiêu hóa dễ dàng.

Thứ 3
- Bữa sáng: Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát
Cháo thịt bò rau dền sau khi nấu xong sẽ có màu đỏ vô cùng đẹp mắt, hòa cùng mùi thơm thoang thoảng dễ chịu. Phần cháo mềm, dễ ăn kết hợp với vị ngọt tự nhiên của thịt bò tạo cảm giác thèm ăn cho bé. Mẹ có thể cung cấp thêm dưỡng chất bằng chuối thái lát.

- Bữa chiều: Cháo gan gà khoai lang + dâu tây nghiền
Màu sắc của cháo gà khoai lang bắt mắt, hương vị thơm ngon, kích thích vị giác của bé. Ngoài ra, món cháo bổ sung nhiều tinh bột và đạm cho trẻ. Vị béo của gan gà hòa cùng ngọt bùi của khoai lang, chắc chắn sẽ khiến bé thích mê đấy!

Thứ 4
- Bữa sáng và bữa chiều: Chào gà mồng tơi + đu đủ thái miếng nhỏ
Cháo gà mồng tơi vừa dễ làm vừa thơm ngon, bổ dưỡng phù hợp với bữa ăn dặm của bé. Cháo trắng mềm, mịn kết hợp rau mồng tơi tươi mát và thịt gà ngọt mềm mang đến hương vị mới cho bữa ăn của trẻ. Mẹ có thể cho bé dùng thêm đu đủ thái miếng nhỏ.

Thứ 5
- Bữa sáng: Cháo trứng gà cà rốt + xoài chín cắt nhỏ
Cháo trứng gà cà rốt có mùi thơm của trứng, vị béo và ngọt thanh của cà rốt hòa quyện cùng nhau, giúp bé ăn ngon miệng. Đặc biệt, mẹ nên cho bé ăn ngay khi còn nóng nhé! Thêm vài lát xoài chín cắt nhỏ là lựa chọn hết sẩy cho thực đơn ăn dặm của bé.

- Bữa chiều: Súp khoai tây phô mai + su su luộc cắt nhỏ
Súp khoai tây phô mai luôn là lựa chọn chính xác cho bữa ăn dặm của bé. Tùy theo thể trạng và khả năng của trẻ thì mẹ có thể sử dụng thêm su su luộc cắt nhỏ.

Thứ 6
- Bữa sáng: Cháo bánh mì táo + sữa chua
Cháo bánh mì táo sau khi nấu xong có hương vị độc đáo, mới lạ. Khi bé thưởng thức sẽ cảm nhận được hương vị nhiều tầng, hơi chua chua hòa cùng vị ngọt thơm, vô cùng mới lạ, chắc chắn sẽ khiến trẻ thích mê. Mẹ nên sử dụng thêm sữa chua cho bữa sáng.

- Bữa chiều: Cháo bánh mì chuối + xoài chín cắt nhỏ
Mẹ nên lọc qua rây để cháo mịn màng, tốt cho tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, khiếu nấu xong, cháo bánh mì chuối có hương vị khá thơm ngon của chuối kết hợp cùng vị sữa đậm đà của bánh mì. Đây chắc chắn là món ăn dặm khiến trẻ vô cùng thích thú.

Thứ 7
- Bữa sáng: Cháo thịt gà bí đỏ + dâu tây nghiền
Mẹ có thể bắt đầu ngày mới bằng cháo gà bí đỏ vừa đơn giản vừa thơm ngon. Sau đó, phụ huynh có thể cho bé sử dụng dâu tây nghiền để tráng miệng, giúp bổ sung vitamin hiệu quả. Đặc biệt, mẹ không nên ép bé ăn nhé!

- Bữa chiều: Cháo cá hồi rau mồng tơi
Mẹ có thể kết thúc một ngày với bữa ăn dặm cháo cá hồi rau mồng tơi. Chỉ với một vài bước cực kỳ đơn giản thì đã có ngay nồi cháo nóng hổi cho bé rồi. Hạo cháo mềm mịn, nở bông thêm màu xanh bắt mắt của rau mồng tơi cùng cá hôi tươi ngon.

Chủ Nhật
- Bữa sáng: Cháo yến mạch phô mai + sữa chua
Sau khi hoàn thành món cháo yến mạch phô mai thì sẽ có vị béo của phô mai kết hợp cùng hương thơm yến mạch, kích thích vị giác của bé. Món cháo hứa hẹn là món ăn dặm hấp dẫn và bổ dưỡng cho trẻ.

- Buổi chiều: Cháo thịt bò cà chua
Phần cháo được nấu mềm mịn hòa cùng thịt bò xay nhuyễn mềm ngon và vị chua ngọt dịu thanh của cà chua. Chắc chắn đây là món cháo hoàn hảo trong thực đơn ăn dặm của bé.

Thực đơn mẫu cho bé trong 30 ngày
Tuần 1
Giờ ăn | 8:00 sáng | 12:00 sáng | 16:00 chiều | 19:00 tối |
Ngày 1 | Bú sữa | Cháo lòng đỏ trứng Súp lơ trắng sốt cà chua | Táo trộn khoai lang | Bú sữa |
Ngày 2 | Cháo lòng đỏ trứng Súp cà rốt, bắp cải | Dâu tây trộn sữa | ||
Ngày 3 | Khoai tây trộn lòng đỏ trứng Cải bó xôi luộc mềm | Chuối trộn sữa | ||
Ngày 4 | Cháo gà, bắp cải | Bơ và chuối nghiền | ||
Ngày 5 | Thịt gà sốt khoai tây | Dưa hấu nghiền | ||
Ngày 6 | Mì gà, cà chua, cải thảo | Kiwi nghiền | ||
Ngày 7 | Súp khoai lang Rau cải bó xôi, đậu phụ nghiền | Táo hấp nghiền |
Tuần 2
Giờ ăn | 8:00 sáng | 12:00 sáng | 16:00 chiều | 19:00 tối |
Ngày 1 | Bú sữa | Đậu phụ trộn cà tím Cháo trứng cà chua | Sữa chua trộn dâu tây | Bú sữa |
Ngày 2 | Đậu phụ trộn bí ngô Cháo rau cải bó xôi | Bơ trộn sữa | ||
Ngày 3 | Cá thịt trắng trộn bắp cải Súp khoai tây trộn sữa | Dưa hấu nghiền | ||
Ngày 4 | Mì udon nấu cá thịt trắng, cải bỏ xôi, cà rốt | Sữa chua trộn chuối | ||
Ngày 5 | Cá thịt trắng kho củ cải Cháo rây | Kiwi nghiền | ||
Ngày 6 | Khoai sọ nấu rau cải Cháo trứng | Dâu tây nghiền | ||
Ngày 7 | Mì udon sốt rau củ Thịt gà trộn khoai tây | Chuối nghiền |
Tuần 3
Giờ ăn | 8:00 sáng | 12:00 sáng | 16:00 chiều | 19:00 tối |
Ngày 1 | Bú sữa | Cá sốt cà chua Súp cà rốt bắp cải Cháo rây | Bơ trộn sữa chua | Bú sữa |
Ngày 2 | Trứng xào súp lơ Bí ngô trộn đậu phụ Cháo rây | Lê hấp nghiền | ||
Ngày 3 | Gan gà nấu rau cải Khoai tây trộn trứng | Dưa hấu nghiền | ||
Ngày 4 | Đậu phụ sốt cà chua Cá thịt trắng nấu bắp cải Cháo rây | Dâu tây trộn sữa | ||
Ngày 5 | Rau cải thảo nấu thịt gà Bí đỏ trộn đậu hà lan Cháo rây | Táo trộn sữa chua | ||
Ngày 6 | Súp lơ trắng sốt cà chua Cá trộn khoai lang | Chuối nghiền | ||
Ngày 7 | Udon nấu thịt gà, cà chua, súp lơ | Kiwi nghiền |
Tuần 4
Giờ ăn | 8:00 sáng | 12:00 sáng | 16:00 chiều | 19:00 tối |
Ngày 1 | Bú sữa | Cá thịt trắng sốt đậu hà lan Khoai sọ nghiền | Dưa hấu dầm | Bú sữa |
Ngày 2 | Trứng xào cà rốt Bí ngô trộn đậu phụ Cháo rây | Táo trộn khoai lang | ||
Ngày 3 | Súp thịt gà, bắp cải Khoai tây trộn sữa | Bơ trộn sữa | ||
Ngày 4 | Cá sốt cà chua Súp cà rốt bắp cải | Dâu tây dầm | ||
Ngày 5 | Khoai sọ nấu rau cải Cháo trứng | Chuối dầm | ||
Ngày 6 | Đậu phụ trộn khoai lang Súp thịt gà bắp cải | Dâu tây trộn sữa chua | ||
Ngày 7 | Cháo cá nấu rau cải ngọt | Bơ dầm |
Cách chế biến thực phẩm cho thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng
Các loại rau củ
Các loại rau củ cần được làm sạch vỏ, tách lá xanh, sau đó hấp chín trước khi chế biến thành món ăn dặm cho bé. Rửa sạch rau củ quả là một bước quan trọng trước khi chế biến. Sau đó, nấu chín hoàn toàn và nghiền nhuyễn hoặc băm nhỏ để thuận tiện cho bé ăn.

Ngũ cốc, tinh bột
Để chuẩn bị thức ăn dặm cho bé, có những phương pháp cụ thể cho từng loại nguyên liệu. Đối với gạo, trước khi nấu cháo hoặc làm bột cho bé, cần vo sạch và ngâm gạo để loại bỏ các tạp chất. Việc này giúp đảm bảo rằng gạo sạch sẽ được sử dụng cho bé.
Đối với các loại khoai, bước đầu tiên là gọt vỏ và rửa sạch chúng để loại bỏ bụi bẩn hoặc tạp chất có thể gắn kết trên bề mặt. Sau đó, khoai cần được hấp chín hoàn toàn trước khi nghiền nhỏ để tạo thành một dạng mềm mịn, dễ tiêu hoá và phù hợp với bé.
Đối với một số ngũ cốc như yến mạch, có thể để nguyên cám khi chế biến món ăn dặm cho bé. Điều này giúp bảo toàn các dưỡng chất quan trọng có trong cám của yến mạch, giúp bé nhận được lợi ích dinh dưỡng toàn diện.

Thịt, cá và trứng
Lưu ý cách chế biến thực phẩm
Hệ tiêu hóa của bé ở giai đoạn này vẫn chưa phát triển hoàn toàn, mẹ nên chế biến thực phẩm một cách đa dạng, mềm và dễ tiêu hóa. Ở bữa ăn chính nên tránh cho bé ăn thức ăn khó tiêu, nguyên hạt, thô, ít năng lượng như khoai môn, ngô, bột sắn.
Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm thì việc chọn dụng cụ chế biến cũng một điều cần lưu ý với phụ huynh. Các vật dụng để đựng thức ăn phải có nguồn gốc rõ ràng, không chứa các chất độc hại đến cơ thể trẻ như melaminbe, BPA,…

Những sai lầm thường mắc phải khi nấu cháo ăn dặm cho bé
Luôn thêm cà rốt và khoai tây nghiền
Khi nấu cháo ăn dặm cho bé, ba mẹ thường mắc phải lỗi đó là luôn cho cà rốt và khoai tây nghiền vào cháo. Tuy nhiên, cà rốt và khoai tây chỉ chứa bột đường và không cung cấp vitamin. Để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ba mẹ nên thường xuyên thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng, đặc biệt là bổ sung các loại rau xanh.

Cho trẻ ăn cháo kèm ngũ cốc
Bên cạnh đó, một sai lầm khác là cho trẻ ăn cháo kèm ngũ cốc. Ngũ cốc có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ nhỏ. Do đó, ba mẹ nên tránh cho trẻ ăn cháo kèm ngũ cốc để tránh tình trạng khó tiêu.

Nấu cháo bằng nước hầm xương
Một sai lầm khác là nấu cháo bằng nước hầm xương. Nước hầm xương chỉ tạo mùi thơm và vị ngọt, không chứa chất dinh dưỡng. Chất béo có trong nước xương còn làm cho trẻ khó hấp thụ chất dinh dưỡng. Thay vì nước hầm xương, ba mẹ nên băm thịt nạc để nấu cháo cho bé, để đảm bảo bé phát triển tốt nhất.

Không thêm dầu ăn vào thực đơn
Dầu ăn bao gồm cả dầu thực vật và dầu cá, có thể giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng và hỗ trợ việc hình thành mô mỡ cho chức năng điều hòa nhiệt độ cơ thể. Do đó, khi chế biến các món ăn trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng, ba mẹ nên thêm 1-2 thìa dầu ăn dành riêng cho bé.

Nấu một nồi cháo cho cả ngày
Bảo quản cháo trong tủ lạnh có thể hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nhưng không loại bỏ hoàn toàn. Do đó, trước khi cho bé ăn, đun kỹ cháo để tiêu diệt các vi khuẩn có thể gây hại. Nếu ba mẹ quá bận rộn để nấu cháo mới mỗi lần, một giải pháp là nấu một nồi cháo trắng và chia thành các phần nhỏ để bảo quản trong tủ lạnh.
Mỗi lần cho bé ăn, bạn chỉ cần lấy ra một phần cháo và kết hợp với các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo bé nhận được đủ chất dinh dưỡng và có thể thay đổi khẩu vị. Điều này giúp bé ăn ngon miệng và đồng thời đảm bảo chất dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm của bé.

Lạm dụng máy xay sinh tố
Trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng, bé sẽ tiến dần từ ăn bột loãng đến ăn cháo nhuyễn, bột đặc và cháo nguyên hạt. Dù bé có thể nôn ói trong giai đoạn chuyển đổi, nhưng sau đó bé sẽ thích nghi và tiếp tục tiêu thụ thức ăn này. Ba mẹ nên chuyển đổi dần dần để bé thích nghi và hạn chế việc sử dụng quá nhiều máy sinh tố, để bé có khả năng xử lý thức ăn thô tốt hơn.

Xem thêm:
- 7 sai lầm khi vệ sinh bình sữa cho bé bố mẹ nên tránh
- Bình sữa cho bé loại nào tốt nhất mà các mẹ nên mua sử dụng
- Bình sữa BEBU có tốt không? Có nên mua không? Các loại bình sữa BEBU
Bài viết đã giới thiệu chi tiết về thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng. Ngoài ra, là một số món ăn và thực đơn bổ sung dinh dưỡng phù hợp với giai đoạn phát triển cơ thể toàn diện của trẻ. Đừng ngần ngại và hãy bắt tay vào nấu cho bé nhà mình ngay nhé!