Bản sắc Việt

Những quốc gia cùng đón Tết Nguyên đán giống với Việt Nam

Tết Nguyên đán là dịp lễ đầu năm quan trọng và có ý nghĩa nhất trong tín ngưỡng Việt Nam. Tuy nhiên, bạn có bao giờ thắc mắc rằng liệu có nước nào khác ngoài Việt Nam đón Tết cổ truyền theo lịch âm hay không? Bài viết sau đây hãy cùng Văn Hoá Đời Sống và chuyên mục Bản sắc Việt tìm hiểu các nước ăn Tết âm lịch giống Việt Nam nhé!

Trung Quốc

Tết Nguyên Đán là ngày tết âm lịch dài nhất và quan trọng nhất ở Trung Quốc, thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch. Vào các ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp, người Trung Quốc cũng có tục lệ đưa ông Táo về trời, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ tết,…

Ngoài ra, các gia đình ở Trung Quốc sẽ treo một cặp câu đối đỏ ở cửa vào ngày 28, 29 hoặc 30 tháng Chạp. Phong bao đỏ lì xì dành cho gia đình ruột thịt thường được tặng ngay đêm đoàn tụ. Các phong bao này thường có tiền với số lượng thể hiện các con số may mắn.

Trung Quốc

Bữa cơm đoàn tụ gia đình diễn ra vào đêm Giao thừa, nơi tổ chức thường là ở nhà hoặc gần nhà trưởng tộc. Bữa cơm đêm Giao thừa thường trang trọng và theo truyền thống phải luôn có các món làm từ gà, cá.

Nhiều món ăn được tin rằng có thể dẫn lối mọi người đến với tiền tài, hạnh phúc và may mắn. Vì vậy, các món ăn có tên gọi trong tiếng Trung Quốc đồng âm với những điều tốt lành.

Hàn Quốc

Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào các ngày cuối tháng Chạp, ngày 1 và ngày 2 tháng Giêng. Những người Hàn Quốc rất bận rộn trước ngày Tết Nguyên Đán, họ chuẩn bị thực phẩm đồ thờ cúng và quà tặng.

Buổi sáng đầu năm mới được bắt đầu bằng nghi lễ cúng tổ tiên, sau đó mọi người trong gia đình cùng thưởng thức đồ cúng. Cuối cùng các thế hệ trẻ trong gia đình cùng bái lạy người già và tặng quà.

Hàn Quốc

Ngoài ra, họ còn tổ chức các trò chơi truyền thống hấp dẫn. Các món ăn của người Hàn Quốc vào dịp Tết là các món trộn như Japchae, các món nấu như Tteokguk, các món nướng như Bulgogi hay các món sườn, bánh trà và một chút đồ uống quế.

Triều Tiên

Tết Triều Tiên thường diễn ra vào ngày thứ hai của trăng non sau đông chí. Tết Triều Tiên là ngày lễ mang đậm chất truyền thống gia đình, sẽ có 3 ngày nghỉ dành cho người dân về quê, thăm gia đình, họ hàng nơi họ thực hiện một nghi lễ tổ tiên. Nhiều người Triều Tiên mặc áo màu sặc sỡ gọi là hanbok.

Triều Tiên

Ngoài ra, họ chúc mừng năm mới bằng cách viếng thăm các bờ biển phía Đông như Gangneung và Donghae thuộc tỉnh Gangwon, nơi có thể cảm nhận tia nắng đầu tiên của năm mới.

Tteokguk (canh bánh gạo) là một món ăn truyền thống Triều Tiên vào dịp năm mới. Theo quan niệm của người Triều Tiên, ngày Tết tương tự sinh nhật, và nếu bạn ăn xong phần Tteokguk của bạn, điều đó có nghĩa bạn già đi 1 tuổi.

Mông Cổ

Tsagaan Sar là dịp lễ truyền thống lâu đời của Mông Cổ, kéo dài trong 3 ngày đầu tiên của tháng Giêng và diễn ra gần như trùng với thời gian người Việt Nam đón Tết Nguyên đán.

Trước ngày Tết, người dân dọn dẹp kỹ lưỡng quanh nhà, cũng như dọn dẹp chuồng và hầm gia súc để đón năm mới một cách sạch sẽ.

Khoảng thời gian Tết, các gia đình sẽ thắp nến ở bàn thờ để tượng trưng cho giác ngộ. Ngoài ra, mọi người chào hỏi nhau bằng những câu nói đặc trưng, họ cũng viếng thăm bạn bè và gia đình trong ngày này và trao nhận các món quà.

Mông Cổ

Món ăn truyền thống của ngày Tết bao gồm các sản phẩm bơ sữa, cơm với sữa đông hay cơm với nho khô, thịt ngựa và các loại bánh truyền thống. Một kim tự tháp gồm các bánh Buuz được dựng thẳng trong một đĩa lớn theo một kiểu dáng đặc biệt nhằm tượng trưng cho Tu Di Sơn hay vương quốc Shambhala.

Bhutan

Tết Losar là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước Bhutan, được tổ chức rất long trọng theo âm lịch. Tết Losar diễn ra trong vòng 15 ngày và ba ngày đầu tiên của năm mới – được xem là thời gian quan trọng nhất đối với người dân Bhutan.

Bhutan

Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình ở Bhutan đều tất bật dọn dẹp nhà cửa và dâng lên bàn thờ tổ tiên nhiều thực phẩm, hoa quả để tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ.

Mùng 1 Tết, người dân Bhutan cùng nhau thưởng thức Changkol – một thức uống có cồn điển hình tại nơi đây được làm từ chhaang có mùi vị tương đối giống bia ở Việt Nam. Những người Bhutan cũng sẽ chuẩn bị thức ăn sáng vào mùng 1 Tết rất kĩ lưỡng gồm các món ăn ngon và đắt tiền nhất.

Singapore

Vì dân số ở Singapore chiếm số đông là người Trung Hoa, Tết Nguyên đán ở Singapore diễn ra khá giống với Tết ở Việt Nam. Ngày 23 tháng Chạp, người Singapore đốt hình nhân Táo để tiễn ông Táo về trời. Nhà cửa được quét dọn sạch sẽ để đón chào những điều may mắn đến trong năm mới. Trẻ em tíu tít vì được nhận quà bánh và bao lì xì.

Singapore

Ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác. Tết Âm lịch của người Singapore là bữa cơm đoàn viên đêm giao thừa, món ăn quen thuộc của họ vào dịp tết là Juan he, Peng cai hay Yu sheng.

Juan he của xứ sư tử biển chính là bánh mứt, trái cây khô như ngày tết ở Việt Nam. Peng cai là món lẩu gồm nhiều món cao lương mỹ vị như hải sâm, bào ngư, sò điệp, vi cá, nhân sâm,… tượng trưng cho sự sung túc và giàu có của người dân.

Ấn Độ

Ngày Tết ở Ấn Độ sẽ có chút khác nhau tùy thuộc vào mỗi địa phương. Miền Bắc chào đón năm mới vào tháng 4, trong khi miền Nam vào trung tuần tháng 3 hay ở bang Kirala vào tháng 6 và miền Tây Ấn thì vào tháng 11 – 12.

Lễ hội đầu năm cũng được gọi với nhiều tên khác nhau như lễ Vishu đối với người dân ở bang Kerala, lễ Ugadi ở bang Karnataka, Andhra và ở bang Punjab là lễ Baisakhi.

Ấn Độ

Quà năm mới ở Ấn Độ phổ biến nhất là gửi tặng phẩm màu hay bôi màu trực tiếp vào nhau. Trong các trường học, vào những ngày này, học sinh, sinh viên có thể bôi màu lên người các thầy cô giáo. Còn trong các nhà máy, xí nghiệp, nhân viên có thể bôi phẩm màu lên người các sếp để chúc một năm mới may mắn và tốt lành.

Những món ăn ở Ấn Độ là mâm cỗ mừng năm mới trong các gia đình Ấn Độ không thể thiếu món ăn truyền thống là Beriane (cơm trộn thịt).

Thái Lan

Là một quốc gia sùng đạo, vì vật mà lễ mừng năm mới ở Thái Lan được tổ chức vào ngày đầu năm theo Phật lịch, tương ứng với ngày 13-15/4 theo dương lịch. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, cũng như cầu mong một năm mới mùa màng bội thu, cuộc sống sung túc.

Thái Lan

Trước Tết, họ thường dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp cũng được tổ chức.

Đặc biệt, trong Tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng,… Người dân Thái Lan quan niệm rằng những người càng được té nhiều nước thì càng may mắn.

Ở mỗi miền, mỗi khu vực sẽ có những món ăn riêng mang nhiều sắc thái độc đáo của ẩm thực châu Á với 3 vị chính đó là chua – cay – ngọt như các món Son-tam, Cà ri Thái, Tom-yum, Lẩu Thái,…

Campuchia

Campuchia đón Tết cổ truyền của mình theo lịch của người Khmer được gọi là Tết Chol Chnam Thmay, thường diễn ra khoảng 3 – 4 ngày của tháng 4 dương Lịch. Gia đình nào cũng ăn mặc đẹp, các trẻ em được may sắm những bộ quần áo mới. Mọi nhà đều sửa sang, quét dọn, trang trí lại, chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ cho những ngày tết.

Campuchia

Vào đêm giao thừa nhà nào cũng làm cỗ, thắp hương, đốt đèn, cúng tiễn đưa vị Têvôđa cũ, đón rước Têvôđa mới. Trong các ngày này mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui. Thời gian có khi kéo dài hơn tuần mới trở lại cuộc sống th­ường nhật.

Những món ăn của người Campuchia đa dạng, hầu như đều có thịt với hải sản như các món Lạp Khmer, Cà ri đỏ, Bai sanh chrouk, Cá amor,…

Malaysia

Malaysia là một quốc gia có nhiều người Trung Hoa, nên họ cũng đón Tết Nguyên đán, hay được gọi là Chinese New Year theo âm lịch giống như Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác.

Malaysia

Vào Tết Nguyên đán, người Malaysia nhất là những người gốc Hoa sẽ dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, ưu tiên cho những đồ trang trí màu đỏ, trong đó có các câu đối chúc Tết với các chữ phổ biến là Phúc – Lộc – Thọ. Tết cũng là ngày sum họp và đoàn tụ. Người ta cũng nấu các mâm cỗ để thờ cúng tổ tiên, lì xì cho những người chưa lập gia đình.

Đêm trước năm mới, người Malaysia có một bữa ăn tất niên rất lớn được gọi là bữa ăn đoàn Viên. Bữa ăn này bao gồm tất cả các thành viên trong gia đình và bà con gần. Họ phục vụ một loạt các món ăn đặc sản và truyền thống của Trung Quốc từ thịt lợn, vịt, gà và các món ngọt. Các bữa ăn này luôn rất đông vui, náo nhiệt.

Philippines

Những ngày giáp Tết, những thành viên trong gia đình Philippines đều cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Trước đêm giao thừa, họ sẽ chuẩn bị bàn tiệc Media Noche để cả gia đình thưởng thức vào lúc nửa đêm. Bàn tiệc thường có trái cây xếp theo hình vòng tròn, biểu thị những đồng tiền xu.

Philippines

Ẩm thực trong ngày Tết của người Philippines là món bánh gạo ngọt (Tikoy). Món chính thường là pancit (mì sa tế với gà và rau), gà rán, bánh gạo ngọt hoặc bánh pudding, cùng các món ăn truyền thống khác.

Trên bàn tiệc luôn phải có một chai rượu sâm banh hoặc chai rượu vang đỏ. Trước khi ăn, mọi người trong gia đình đọc lời cầu nguyện cảm ơn một năm đã qua và đón mừng năm mới.

Đài Loan (Trung Quốc)

Đài Loan hiện nay vẫn sử dụng âm lịch và có truyền thống đón Tết cổ truyền giống như Việt Nam và một số nước Châu Á khác . Ngày Tết ở Đài Loan (Tết cổ truyền) là lễ hội truyền thống đón năm mới, kéo dài từ 30 tháng Chạp đến 4 tháng Giêng Âm Lịch.

Đài Loan (Trung Quốc)

Người Đài Loan tiễn ông táo về trời, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ mới, đón Thần, lì xì 30 tết cũng khá giống với Việt Nam. Ngoài ra trong những ngày Tết là khoảng thời gian diễn ra nhiều hoạt động vui chơi thú vị chủ yếu phải kể đến như lễ hội thả đèn trời, đốt pháo, rước đèn,…

Tết Đài Loan luôn có những món cổ truyền như gà nguyên con tượng trưng cho sự đoàn tụ gia đình, cải bẹ xanh cọng to để nguyên cây nấu chín tượng trưng cho sự trường thọ. Hoặc củ cải trắng tượng trưng cho sự khởi đầu may mắn, hẹ trắng khi nấu để nguyên cọng tượng trưng cho sự lâu dài, và cá tượng trưng cho sự dư dả trong một năm.

Xem thêm:

Vậy là không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều quốc gia Châu Á khác cũng đón Tết cổ truyền – chào đón một năm mới với sự sung túc, may mắn và lòng biết ơn với ông bà tổ tiên. Văn Hoá Đời Sống mong rằng thông qua bài viết bạn đã có được những kiến thức thú vị. Nếu thấy hay, đừng quên chia sẻ nó với bạn bè của mình nhé. Cuối cùng, chúc bạn có một năm mới hạnh phúc bên gia đình cũng như có được sức khỏe trong dịp Tết Tân Sửu 2021 nhé!

0/5 (0 Reviews)
Thúy Hằng

Recent Posts

SeABank là ngân hàng gì? Sản phẩm, dịch vụ của SeABank có tốt không?

SeABank là một trong những ngân hàng được nhiều người tin dùng trong thời gian…

7 giờ ago

50+ câu thơ, bài thơ về áo dài Việt Nam ngắn gọn, hay, ý nghĩa

Áo dài - một trang phục truyền thống của người Việt Nam và tôn lên…

1 ngày ago

130+ stt về áo dài, cap về áo dài hay thả thính về áo dài Việt Nam

Một trend chụp hình được nhiều người yêu thích hiện nay chính là mặc áo…

1 ngày ago

TPBank là ngân hàng gì? Sản phẩm, dịch vụ của TPBank có tốt không?

TPBank là một ngân hàng có tuổi đời khá trẻ nhưng đã nhanh chóng nhận…

2 ngày ago

GPBank là ngân hàng gì? Ngân hàng GPBank có uy tín không?

GPBank là một trong những ngân hàng lâu đời tại Việt Nam, cung cấp nhiều…

2 ngày ago

UOB là ngân hàng gì? Cung cấp dịch vụ nào? Ngân hàng UOB có uy tín không?

Ngân hàng UOB Việt Nam trực thuộc tập đoàn UOB của Singapore, có nguồn vốn…

2 ngày ago

This website uses cookies.