Những lễ hội ngày Xuân miền Trung trong dịp Tết được mong đợi nhất

Dịp đầu xuân là thời điểm lý tưởng để mọi người đi trẩy hội, cầu tài lộc cho một năm mới may mắn. Bạn đang muốn lựa chọn cho mình một trong những lễ hội miền Trung đặc sắc vào đầu năm, nhưng chưa biết đi đâu? Vậy hãy cùng Văn Hoá Đời Sống và chuyên mục Bản sắc Việt tham khảo bài viết dưới đây để lựa chọn cho mình những lễ hội mà mình yêu thích nhất nhé.

Hội vật làng Sình – Huế

Thời gian: Ngày 10 tháng giêng âm lịch.

Lễ hội đầu năm ở miền Trung này được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân còn gọi là làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Huế. Đây là một hoạt động văn hóa truyền thống, giàu tinh thần thượng võ của người dân nơi đây. Tại lễ hội những đô vật sẽ thi đấu theo hình thức vòng tròn.

Bên cạnh giải Cạn dành cho người vô địch, làng còn dành riêng một khoản để thưởng cho những đô vật tham gia hội vật. Hội vật Làng Sình mang yếu tố tâm linh với mong muốn cầu mong cho dân làng khỏe mạnh, yên ổn, mùa màng tươi tốt, nâng cao sức khỏe đầy tinh thần thượng võ, lòng dũng cảm và mưu trí đối với lớp trẻ.

Hội vật làng Sình - Huế
Hội vật làng Sình – Huế

Lễ hội Vía Bà – Bình Định

Thời gian: Ngày 17 tháng giêng âm lịch.

Lễ hội Vía Bà được tổ chức tại thôn Liêm Định, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ công ơn đức độ của bà Đỗ Thị Tân – người hành nghề đỡ đẻ đã giúp nhiều sản phụ trong vùng sinh con dễ dàng, được “mẹ tròn, con vuông”.

Ngoài phần tế lễ, dâng hương, còn có phần trình diễn đội rồng, đội lân trực khai phần xướng hát lễ. Phần hội diễn ra sôi nổi với biểu diễn võ thuật của Câu lạc bộ võ cổ truyền thị xã An Nhơn, các trò chơi dân gian kéo co, đẩy gậy, đập ấm, nhảy bao bố, chạy việt dã, thi đấu bóng chuyền và xem hát tuồng.

Lễ hội Vía Bà - Bình Định
Lễ hội Vía Bà – Bình Định

Lễ hội Đống Đa – Bình Định

Thời gian: Ngày 4 và 5 tháng giêng âm lịch.

Lễ hội Đống ĐaTây Sơn là dịp tưởng nhớ công tích lẫy lừng của các thủ lĩnh phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang TrungNguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc HồiĐống Đa. Lễ hội diễn ra tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định.

Lễ hội Đống Đa - Bình Định
Lễ hội Đống Đa – Bình Định

Lễ hội Đền Vua Mai – Nghệ An

Thời gian: Từ ngày 3 đến ngày 5 âm lịch.

Đây là lễ hội truyền thống với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc và nhiều tiết mục mang đậm bản sắc văn hoá xứ Nghệ như: Đấu vật, chọi gà, đua thuyền, leo núi, bắn nỏ, lễ rước…

Những ngày đầu xuân, du khách thập phương lại về khu lăng mộ Vua Mai (núi Đụn Sơn, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn) tham dự lễ hội Đền Vua Mai, lễ hội được tổ chức thường niên nhằm tưởng nhớ công đức Vua Mai Hắc Đế.

Lễ hội Đền Vua Mai - Nghệ An
Lễ hội Đền Vua Mai – Nghệ An

Lễ hội Cầu ngư – Nghệ An

Thời gian: Từ ngày 1 tháng giêng âm lịch đến hết tháng giêng.

Hàng năm cứ vào tháng 1 âm lịch, với tấm lòng thành kính dâng lên các vị thần linh đã che chở cho mình trong những chuyến vươn khơi, ngư dân vùng ven biển Nghệ An lại tưng bừng tổ chức lễ hội Cầu Ngư cầu một năm mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang.

Lễ hội Cầu ngư đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa của người dân miền biển nơi đây. Năm sau lại được tổ chức linh đình hơn năm trước.

Lễ hội Cầu ngư - Nghệ An
Lễ hội Cầu ngư – Nghệ An

Lễ hội Cầu ngư – Huế

Thời gian: Ngày 12 tháng giêng âm lịch.

Bạn có thể tham dự lễ hội cầu Ngư được tổ chức tại làng Thái Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội nhằm để tưởng nhớ các vị thành hoàng của làng là Trương Quý Công, người Thanh Hóa đã có công dạy cho dân nghèo đánh cá và buôn bán ghe mành.

Lễ hội ba năm tổ chức một lần, lễ hội rất linh đình có tổ chức các trò mô tả, sinh hoạt của nghề đánh cá, trong đó có “búa lưới” mang ý nghĩa trình nghề, khắc họa đậm nét nghi lễ dân gian của cư dân vùng ven biển.

Lễ hội Cầu ngư - Huế
Lễ hội Cầu ngư – Huế

Lễ hội Bà Thu Bồn – Quảng Nam

Thời gian: Ngày 12 tháng 2 âm lịch

Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian của cư dân ven sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Đây là dịp người dân nơi đây tỏ lòng thành kính biết ơn sự che chở của bà cho dân làng sống trên bờ cũng như trên sông nước được bình an, ấm no.

Đây là lễ hội lớn mang màu sắc tín ngưỡng dân gian có từ bao đời thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc Chăm, Cơ Tu, Kinh sinh sống vùng thượng lưu sông Thu Bồn, Vu Gia (Quảng Nam).

Lễ hội Bà Thu Bồn - Quảng Nam
Lễ hội Bà Thu Bồn – Quảng Nam

XEM THÊM:

Trên đây là những chia sẻ của mình về các lễ hội Miền Trung đặc sắc. Văn Hoá Đời Sốngmong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích tới bạn. Chúc các bạn năm mới vui vẻ, sum vầy bên gia đình cùng người thân, bạn bè nhé!

0/5(0 Reviews)

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Bài viết xem nhiều