Bản sắc Việt

Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực 3 miền ngày Tết cổ truyền

Mặc dù trong cùng một nước, song mỗi vùng miền đều mang nét ẩm thực đặc trưng riêng, độc đáo khác nhau. Trong bài viết sau đây, mình sẽ giới thiệu đến các bạn về món ăn ngày Tết của 3 miền Bắc, Trung, Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Cùng Văn Hoá Đời Sống và chuyên mục Bản Sắc Việt bắt đầu khám phá ẩm thực Tết ba miền nhé.

Điểm giống nhau

Văn hóa ẩm thực 3 miền mặc dù có một số khác biệt trong món ăn, cách bày trí nhưng tất cả đều có điểm chung chính là sự chuẩn bị chỉnh chu, tỉ mỉ trong từng khâu chế biến cũng như trong cách bày trí.

Người dân đều quan niệm mâm cỗ ngày Tết phải đủ đầy với những món ăn tươi ngon nhất. Trước để dâng cúng tổ tiên, cầu một năm mới sung túc. Sau để cả gia đình sum họp thưởng thức, trước khi bước vào một năm làm việc mới. Tất cả đều là những món ăn đậm chất Việt Nam khiến mỗi người con khi xa quê không bao thể nào quên.

Điểm giống nhau trong văn hóa ẩm thực 3 miền

Ẩm thực Tết miền Bắc

Văn hóa ẩm thực của người miền Bắc rất coi trọng hình thức, do đó mâm cơm ngày tết cần được bày biện rất công phu, tỉ mỉ và đẹp mắt.

Dù cuộc sống hiện đại có nhiều biến đổi song trong mâm cỗ tết ở miền Bắc luôn phải có các món ăn sau: xôi gấc, bánh chưng, thịt heo nấu đông, dưa hành, thịt gà luộc, giò lụa, giò thủ, nem rán, canh miến nấu măng, căng măng lưỡi lợn, canh bóng thập cẩm.

Ẩm thực Tết miền Bắc

Mâm cỗ của người Bắc luôn thể hiện sự thịnh vượng, cầu kì trong cả món ăn và chế biến mâm cỗ. Đặc biệt, thời tiết ở miền Bắc tết thường mưa phùn xen cái se lạnh, do đó mọi người thường thưởng thức các món như hạt bí rang thơm nức, bánh Sampa dài phủ đường, chè lam, kẹo lạc, mứt gừng cay, mứt kim quất.

Mâm cỗ của người Bắc luôn thể hiện sự thịnh vượng, cầu kì

Cách bày mâm cỗ:

  • Mâm cỗ Tết miền Bắc thường có 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Đối với cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc phát tài.
  • Bốn bát bao gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc.
  • Bốn dĩa bao gồm: dĩa thịt gà dĩa thịt heo, dĩa giò lụa dĩa chả quế.
  • Ngoài ra, mâm cỗ cũng có thêm các món như: thịt đông, giò thủ, xào hạnh nhân, lạp xưởng khô, trứng muối, cá kho riềng, nộm sứa hoặc nộm rau quả,…
  • Bánh Tết ở miền Bắc phổ biến nhất là bánh chưng ăn kèm dưa hành.

Ẩm thực Tết miền Trung

Miền Trung là một vùng đất coi trọng truyền thống, vì vậy mâm cơm Tết của người dân nơi đây vẫn còn giữ được những ý nghĩa văn hóa lâu đời.

Ẩm thực Tết miền Trung

Những món cơ bản như bánh tét, đồ xào, ram, cơm trắng, rau sống, thịt luộc, chả bò,… nhất định phải có.

Ở miền Trung bánh in là một trong những đặc sản xứ Huế đậm nét ẩm thực cung đình, ra đời từ thời nhà Nguyễn, thức bánh được dân lên vua vào dịp tết Nguyên Đán. Thêm vào đó, trong mâm cỗ người dân còn chuẩn bị thêm các loại bánh trái truyền thống như bánh tổ, bánh in, xôi ngọt.

Mâm cỗ Tết ở miền Trung

Cách bày mâm cỗ:

  • Mâm cỗ Tết ở miền Trung có nhiều món ăn chế biến từ thượng cầm (gia cầm biết bay như chim, gà, vịt,…), hạ thú (gia súc trên mặt đất như heo, bò,…) và thuỷ tộc (hải sản dưới nước như tôm, cua, cá,…).
  • Bạn có thể bày cả bánh chưng và bánh tét trên mâm cỗ cùng các món tráng miệng như mứt cam sành, mứt đu đủ, mứt bí đao,…
  • Nếu bày thêm bánh ngọt, bạn nên chọn các loại bánh làm từ bột ngũ cốc đóng khuôn hình chữ nhật và bọc hình hoa mai, hoa đào hay các chữ Phúc, Lộc, Thọ gói trong giấy ngũ sắc để mang lời chúc tốt lành vào đầu năm.

Ẩm thực Tết miền Nam

Trái với miền ngoài, miền Nam là vùng đất được mẹ thiên nhiên ban tặng cho nhiều đặc sản và trái cây phong phú, đa dạng. Người dân miền Nam phóng khoáng nên mâm cỗ ngày Tết của họ cũng ít câu nệ về hình thức.

Ẩm thực Tết miền Nam

Món ăn đặc trưng của người miền Nam phải kể đến thịt kho tàu (thịt kho trứng) được nấu và ăn suốt những ngày tết. Ngoài ra, không thể thiếu chính là canh khổ qua với mong muốn mọi đau khổ của năm cũ sẽ qua đi, năm mới có được nhiều vui vẻ – may mắn.

Miền Nam, đặc biệt là xứ miền Tây nổi tiếng với dừa, vì vậy khay mứt tết chắc chắn không thể thiếu mứt dừa dẻo dau, ngọt dịu, bắt mắt với nhiều màu sắc khác nhau như trắng – xanh lá – hồng.

Thịt kho và canh khổ qua là hai món không thể thiếu

Cách bày mâm cỗ:

  • Mâm cỗ ngày Tết của miền Nam cũng đa dạng hơn và gần như là sự kết hợp hài hoà các món ngon của nhiều vùng miền khác nhau.
  • Các món mặn quen thuộc gồm có: tôm rim, thịt kho tàu, cuốn ram, thịt phay, nem, chả, tré, thịt ngâm nước mắm,…
  • Các món nước phổ biến gồm có: canh khổ qua, canh hoa Kim Châm với tôm thịt, giò heo hầm, gà tiềm hạt sen,…
  • Bánh Tết không thể thiếu trong mâm cỗ Tết ở miền Nam là bánh tét ăn kèm dưa món, củ kiệu.

XEM THÊM:

Trên đây là bài viết chia sẻ những nét văn hoá ẩm thực độc đáo của từng vùng miền trong dịp Tết đến Xuân về. Văn Hoá Đời Sống mong rằng bạn đã có được những thông tin thú vị xoay quanh ẩm thực, cũng như món ăn ngày Tết cổ truyền của người Việt. Chúc các bạn đón một cái Tết hạnh phúc và an lành bên cạnh người thân yêu nhất.

0/5 (0 Reviews)
Thúy Hằng

Recent Posts

50+ câu thơ, bài thơ về áo dài Việt Nam ngắn gọn, hay, ý nghĩa

Áo dài - một trang phục truyền thống của người Việt Nam và tôn lên…

2 giờ ago

130+ stt về áo dài, cap về áo dài hay thả thính về áo dài Việt Nam

Một trend chụp hình được nhiều người yêu thích hiện nay chính là mặc áo…

4 giờ ago

TPBank là ngân hàng gì? Sản phẩm, dịch vụ của TPBank có tốt không?

TPBank là một ngân hàng có tuổi đời khá trẻ nhưng đã nhanh chóng nhận…

20 giờ ago

GPBank là ngân hàng gì? Ngân hàng GPBank có uy tín không?

GPBank là một trong những ngân hàng lâu đời tại Việt Nam, cung cấp nhiều…

23 giờ ago

UOB là ngân hàng gì? Cung cấp dịch vụ nào? Ngân hàng UOB có uy tín không?

Ngân hàng UOB Việt Nam trực thuộc tập đoàn UOB của Singapore, có nguồn vốn…

1 ngày ago

NCB là gì ngân hàng gì? Cung cấp sản phẩm, dịch vụ nào? Ngân hàng NCB có tốt không?

Ngân hàng Quốc Dân là một ngân hàng đã hoạt động lâu năm, có nhiều…

1 ngày ago

This website uses cookies.