Cẩm nang mẹ và bé

Cách bao lâu thay băng vệ sinh để không gây ảnh hưởng vùng kín

Vệ sinh vùng kín là nhu cầu thiết yếu ở phụ nữ, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt. Thay băng vệ sinh không chỉ giúp chị em thoải mái, tự tin hơn mà còn tránh được nguy cơ mắc các loại bệnh viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn gây nên. Vậy phụ nữ nên thay băng vệ sinh mấy tiếng 1 lần để vùng kín luôn khô ráo và sạch sẽ? Cùng chuyên mục Cẩm nang mẹ và bé của VHĐS tìm hiểu dưới đây nhé!   

Bao lâu bạn nên thay băng vệ sinh một lần?

Ở Việt Nam, nhiều hình thức phổ biến được sử dụng trong những ngày “đèn đỏ” gồm băng vệ sinh, tampon và cốc nguyệt san. Nhưng dù bạn sử dụng hình thức nào thì việc vệ sinh luôn được ưu tiên. Điều này phụ thuộc tần suất, lưu lượng kinh và loại bạn đang dùng:

  • Băng vệ sinh: Khoảng 6 tiếng/lần hoặc 4 – 8 tiếng/lần khi bạn cảm thấy băng thấm quá nhiều.
  • Tampon: Ít nhất 4 – 8 tiếng/lần.
  • Cốc nguyệt san (có thể tái sử dụng): 8 – 12 tiếng/lần.

Ngoài ra, bạn có thể thay băng khi nhận thấy không thoải mái, băng bị ướt hoặc nặng. Đồng thời, theo dõi tình trạng băng mỗi khi đi vệ sinh. Hãy tập nó trở thành thói quen tốt để không nhận hậu quả nghiêm trọng.

Hãy thay băng vệ sinh khi cảm thấy không thoải mái

Tác hại của việc không thay băng vệ sinh đều đặn

Việc mang băng vệ sinh liên tục hơn 8 tiếng sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị viêm nhiễm ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe lẫn tâm lý của phụ nữ. Những tác hại thường gặp phải có thể kể đến:

Khô âm đạo

Với những loại tampon có khả năng thấm hút cao, trong nhiều giờ chưa thay, bạn có thể cảm nhận sự khó chịu ở âm đạo. Nguyên nhân là do các mô xung quanh dần trở nên rất khô và tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Nếu gặp phải tình huống này, hãy bình tĩnh, vệ sinh âm đạo khi lấy tampon ra và thay thế bằng một chiếc băng vệ sinh. Bạn có thể sử dụng chất bôi trơn để cấp ẩm giúp vùng kín giảm bớt “căng thẳng” và khó chịu.

Tampon siêu thấm hút làm mất cân bằng độ ẩm ở vùng kín

Mùi hôi khó chịu

Thói quen lười thay băng gây ra mùi hôi đặc trưng và khó chịu. Thậm chí, các bác sĩ phụ khoa có thể chẩn đoán được bệnh trước khi bạn giải thích tình trạng đang mắc phải.

Về bản chất, máu không có mùi. Tuy nhiên, trong những ngày “đèn đỏ”, kinh nguyệt lẫn với mồ hôi trở thành nơi sinh sôi của các loại vi khuẩn gây bệnh. Thời gian mang băng càng lâu thì mùi hôi trở càng nồng.

Lười thay băng vệ sinh là thói quen không tốt

Nhiễm trùng nghiêm trọng

Đặc biệt, đối với bạn nữ sử dụng tampon cần thường xuyên chú ý đến việc thay mới. Loại băng vệ sinh dạng tampon siêu thấm hút này tiềm ẩn rủi ro bị hội chứng sốc nhiễm độc (TSS). Nguyên nhân là do nhiễm độc máu gây ra bởi tích tụ vi khuẩn, nấm. Hậu quả là đột ngột tụt huyết áp khiến các cơ quan nội tạng bị thiếu máu nghiêm trọng, từ đó đe dọa tử vong.

Tuy nhiên, đây là hội chứng hiếm gặpkhả năng mắc bệnh thấp. Nếu có những triệu chứng như: sốt cao, nổi mẩn khắp cơ thể hoặc da bong tróc thành từng mảng thì hãy đến bệnh viện điều trị.

Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) tiềm ẩn khi dùng tampon

Màu sắc kinh nguyệt thay đổi

Kinh nguyệt dần đổi màu khi bạn mang băng vệ sinh trong thời gian dài. Ngoài sắc đỏ sẫm của máu, sẽ xuất hiện dịch tiết màu nâu khi hơn không thay băng hơn nửa ngày.

Kinh nguyệt chuyển sang màu nâu do không thường xuyên thay băng

Khi thay băng vệ sinh bạn cần chú trọng điều gì?

  • Rửa tay: Trước khi vệ sinh cơ thể, cần vô trùng tay bằng xà phòng để vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể.
  • Vệ sinh bằng nước ấm: Trước mỗi lần thay băng để vùng kín sạch sẽ và giảm cơn đau bụng kinh.
  • Gói băng vào túi nhỏ trước khi bỏ vào thùng rác: Trách gây mùi hôi khó chịu xung quanh nhà.
Rửa tay trước khi vệ sinh cơ thể là điều đáng được lưu ý

Chị em cần lưu ý gì trong ngày đèn đỏ?

  • Rửa vùng kín thường xuyên: Loại bỏ những nơi kinh nguyệt còn sót lại giúp vùng kín sạch khẩu và khử mùi.
  • Không sử dụng xà phòng vệ sinh âm đạo: Vì xà phòng có chất tẩy rửa cao làm mất cân bằng độ ẩm. Thay vào đó dùng nước ấm hoặc các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
  • Rửa sạch vùng kín từ trước ra sau: từ vùng kín ra hậu môn.
  • Không sử dụng 2 băng 1 lúc: Việc này không nhân đôi hiệu quả mà còn dẫn đến bí bách.
  • Đi tắm thường xuyên: Có tác dụng giảm lo âu, cải thiện tâm trạng. Đồng thời, giảm triệu chứng đau cơ lưng và đau bụng kinh.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Ăn thực phẩm nhiều dưỡng chất, vận động thường xuyên, ngủ sớm và hạn chế stress.
Xây dựng lối sống lành mạnh và tích cực

XEM THÊM:

Tóm lại, câu hỏi nên thay băng vệ sinh mấy tiếng 1 lần đã được giải đáp. Hãy ghi nhớ những lưu ý, thực hiện đúng và yêu bản thân mình hơn nhé!

0/5 (0 Reviews)
Đào Huy Đông

Recent Posts

Những lời chúc đầu tuần may mắn hay, ý nghĩa nhất cho 7 ngày

Gửi lời chúc đầu tuần ý nghĩa cho người yêu, bạn bè, gia đình là…

4 ngày ago

60+ câu nói hay về cuộc sống giúp bạn “nghĩ khác đi”

Trong cuộc sống sẽ có nhiều lúc bạn gặp khó khăn nhưng không biết phải…

4 ngày ago

Tổng hợp những lời chúc ngủ ngon dễ thương, lãng mạn, hài hước

Chúc ngủ ngon là một trong những cách đơn giản nhưng ý nghĩa thể hiện…

4 ngày ago

60+ Lời chúc mừng sinh nhật bố/mẹ hay và ý nghĩa nhất

Bố mẹ là người quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta, là người duy…

4 ngày ago

Những câu nói hay về sự cố gắng, chiến thắng bản thân

Cuộc sống luôn cần sự cố gắng để vượt qua nghịch cảnh và chiến thắng…

5 ngày ago

Những lời chúc cuối tuần vui vẻ, ấm áp hay và ý nghĩa nhất

Những lời chúc cuối tuần độc đáo chính là cầu nối trao gửi tình yêu…

5 ngày ago

This website uses cookies.