Khi bé bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm, mẹ vẫn chưa biết nên bổ sung những món ăn gì vào thực đơn. Để giải quyết những nỗi lo lắng đó bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ trong giai đoạn này. Hãy theo dõi VHDS để biết thêm kinh nghiệm cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi nhé!
Dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng cho đồ ăn dặm
Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi, Tuy nhiên, từ khoảng 5 tháng tuổi, bé đã có thể tập ăn dặm nếu nguồn sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu cho trẻ.

Mẹ cần quan sát thêm các phản ứng và vận động của bé để lựa chọn thời điểm ăn dặm thích hợp. Có thể bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé có một số dấu hiệu dưới đây:
- Bé có vẻ bị đói sau khi đã bú mẹ đủ 8 đến 10 cữ bú hoặc 1000ml sữa công thức mỗi ngày.
- Bé háo hức ngả người về phía trước khi thấy người lớn ăn.
- Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
- Bé biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
- Lưỡi bé không còn phản xạ đẩy khi đưa vật lạ như thìa vào miệng.
- Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn mẹ đưa.
- Cân nặng bé gấp đôi so với khi sinh.
Nếu con bạn có những dấu hiệu như vậy nhưng bé chưa đủ 6 tháng tuổi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn dặm.
Lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp
Mẹ hãy khám phá ngay 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay để chọn phương pháp tối ưu nhất cho bé yêu. Mỗi bé sẽ phù hợp với một loại phương pháp ăn dặm khác nhau, phụ thuộc vào thể trạng cũng như tính cách.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Là sự phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nhờ đó, kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Ở những tuần đầu khi mới cho bé ăn dặm theo phương pháp này, bạn nên cho bé ăn cháo lỏng được làm mịn bằng rây. Việc này giúp bé quen với việc ăn bằng thìa, nuốt thức ăn và thức ăn khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Sau thời gian cho bé ăn cháo lỏng, mịn, bạn cho bé ăn cháo đặc hơn có kèm rau củ nghiền mịn. Giai đoạn tiếp theo, bé sẽ ăn cơm nấu bằng gạo từ nhão đến đặc kèm với cá, thịt, rau củ…
Ưu điểm:
- Trong quá trình tập cho bé ăn dặm, bạn cho bé ăn từ lỏng đến đặc, từ mịn tới thô nên giúp bé hình thành kỹ năng nuốt, nhai tốt.
- Cho bé tự bốc thức ăn giúp rèn luyện kỹ năng cầm nắm. Nhờ đó mà bé sớm biết ghim thức ăn bằng nĩa, xúc bằng thìa, tự chọn thức ăn yêu thích.
- Tạo cho bé tâm lý thoải mái khi ăn, giúp bé khám phá hương vị từng món ăn.
Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian và công sức để dạy bé ngồi và bé cầm thìa.
- Tốn thời gian cho mẹ để chế biến riêng biệt từng loại thức ăn.
Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống
Phương pháp tập ăn lâu đời được nhiều thế hệ người Việt áp dụng để tập ăn cho trẻ ăn khi bé bước vào giai đoạn làm quen với các thực phẩm khác không phải là sữa mẹ. Các bé sẽ ăn bột xay chung với các loại thực phẩm khác nhau.

Đến khi mọc răng, bé sẽ đổi sang ăn cháo kèm thức ăn xay nhuyễn. Ăn dặm kiểu truyền thống không chỉ giúp bé tăng cân nhanh do các bữa ăn đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dinh dưỡng mà còn rất dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
Ưu điểm:
- Thức ăn xay nhuyễn giúp bé dễ tiêu hóa
- Không mất nhiều thời gian chế biến, công thức đơn giản, phù hợp với những mẹ bận rộn
- Có thể cho bé ăn với khẩu phần nhiều ngay từ lúc mới tập ăn
Nhược điểm:
- Vì nhiều loại thức ăn cùng được xay nhuyễn và pha trộn lại với nhau nên bé không cảm nhận được mùi vị và mẹ khó phát hiện được bé dị ứng với loại thức ăn nào.
- Có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thức ăn thô của bé, không tập được phản xạ nhai cho bé.
Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy
Đây là phương pháp cho bé ăn dặm được các nước phương Tây áp dụng nhiều. Với phương pháp ăn dặm này, các mẹ thường không xay nhuyễn thức ăn và không đút thìa mà để bé tự ăn. Mẹ sẽ chỉ ngồi hướng dẫn bé đưa thức ăn vào miệng, việc còn lại là của bé.

Ưu điểm
- Bé phát triển được kỹ năng nhai và kiểm soát thức ăn.
- Bé được chủ động “nắm quyền” kiểm soát thức ăn, nhờ đó bé được tự do khám phá các mùi vị mình thích.
- Bé có thể dễ dàng tham gia bữa ăn cùng tất cả mọi người trong gia đình.
Nhược điểm
- Bé tự ăn nên lượng thức ăn đưa vào cơ thể không được kiểm soát, dễ bị sụt cân, chững cân.
- Vì ngay từ khi bắt đầu bé đã ăn đồ cứng nên nguy cơ bị hóc cao.
- Trẻ ăn dặm chỉ huy hay bày bừa, ăn theo ý thích, mẹ tốn thời gian dọn dẹp sau khi bé ăn xong.
Có thể thấy, mỗi phương pháp ăn dặm đều có những ưu, nhược điểm nhất định và không có phương pháp nào là hoàn hảo nhất. Do đó, mẹ cần quan sát và chọn cho bé phương pháp ăn dặm phù hợp với sở thích, thói quen và thể trạng để đạt được kết quả tốt nhất.
Gợi ý các thực phẩm ăn dặm cho bé

Khi bú sữa xong khoảng 1h sau, bạn có thể cho bé thử thức ăn nếu bé không mệt và ngủ. Theo các chuyên gia y tế, thức ăn đầu tiên thích hợp cho con ăn dặm 6 tháng bao gồm:
- Rau nấu chín mềm: Bông cải xanh, cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, đậu Hà Lan xay nhuyễn/ nghiền
- Trái cây mềm: Chuối, xoài, việt quất, mâm xôi, bơ, lê, táo, đào nghiền hoặc làm nhuyễn
- Ngũ cốc: Bột yến mạch
Khi con đã thường xuyên ăn thức ăn dặm, bạn nên cho con ăn nhiều loại hơn để tạo thành 3 bữa ăn hàng ngày bao gồm:
Thịt, gia cầm, cá: Mềm và không có xương
Trứng được nấu chín kỹ
Sữa chua và pho mát
Thức ăn nhẹ: Bánh gạo, bánh mì, mì ống nấu chín
Các loại trái cây khác
Thông thường, lịch trình ăn dặm cho bé 6 tháng là 2-3 bữa một ngày. Lưu ý rằng mỗi em bé là khác nhau, và con bạn có thể ăn ít hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể.
Các thực phẩm cần tránh
THỰC PHẨM CẦN TRÁNH | LÝ DO |
Mật ong | Dùng thời gian dài, bé sẽ có dấu hiệu khó chịu và chóng mặt. Nguy hiểm hơn nó có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong ở trẻ |
Sữa bò | Sữa bò có hàm lượng đường lactose cao hơn có thể ảnh hưởng đến vòng bụng của con bạn |
Bơ và đậu phộng | Bơ và đậu phộng là một nguy cơ gây nghẹt thở |
Hải sản và động vật có vỏ | Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, tôm hùm, … có thể gây dị ứng cho trẻ sơ sinh |
Sô cô la | Sô cô la là một trong những thực phẩm không an toàn cho trẻ nhỏ, vì nó có chứa caffeine |
Lòng trắng trứng | Lòng trắng trứng có thể gây kích ứng, phát ban, thậm chí kích hoạt hệ tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy |
Nước trái cây đóng hộp | Nước ép trái cây đóng hộp có chất bảo quản nên không an toàn cho bé |
Trái berries | Có hàm lượng axit và Vitamin C cao, có thể gây đau bụng và thậm chí dẫn đến phát ban ở vùng quấn tã |
Nho hoặc nho khô | Kích thước và độ cứng của nho có thể khiến quả bị nghẹn hoặc gây tắc đường thở |
Đường | Ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ và phá vỡ chế độ ăn |
Những lưu ý khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé
Dù bạn có đủ kinh nghiệm cho bé ăn dặm theo cách nào đi nữa, trước hết cần lưu ý những điều sau để đồ ăn dặm cho trẻ 6 tháng được đảm bảo tốt nhất.

- Lựa chọn rau củ quả theo mùa để đảm bảo độ tươi ngon, an toàn
- Không nên đun lại một món nhiều lần trong ngày khi cho con ăn vì sẽ làm mất độ thơm ngon của món ăn. Nên chia nhỏ đồ ăn dặm rồi bảo quản, khi nào ăn thì lấy ra đun lại một lần
- Không dùng nước nóng để làm tan thực phẩm đông lạnh. Việc rã đông bằng nước sôi sẽ khiến chất dinh dưỡng bốc hơi và thực ăn kém tươi ngon hơn
- Cố gắng chuẩn bị nhiều loại thức ăn cho bé để biết con thích đồ ăn nào và không thích loại nào
Xem thêm:
- Bỏ túi cách sử dụng bình ủ sữa cho bé để giữ nhiệt tốt
- Cách sử dụng cháo tươi cho bé ngon miệng
- Cách sử dụng dầu oliu cho bé ăn dặm nhiều dưỡng chất nhất
Bạn cần theo dõi và nhận biết các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm ở con để cho bé ăn dặm dần dần. Ngoài ra, việc ép trẻ ăn nhiều để con có nhiều dinh dưỡng cũng là sai lầm không nên mắc phải. Với những thông tin này, hy vọng sẽ giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm cho bé ăn dặm tốt hơn.