Có rất nhiều cách chăm sóc dân gian dành cho trẻ sơ sinh, tắm nước lá là một trong những điều đó. Tuy nhiên, khoa học ngày càng phát triển nên nhiều ba mẹ phân vân rằng thật sự có nên tắm nước lá cho trẻ sơ sinh không? Hãy cùng VHDS tìm ra câu trả lời dưới bài viết này.
Một số loại lá tắm phổ biến
Sử dụng các loại lá để tắm cho trẻ sơ sinh sẽ giúp làn da bé trở nên mịn màng, hạn chế các bệnh về da vào ngày hè. Nhưng phải dùng loại lá phù hợp với con mới mong nhận được kết quả tốt. Cùng tham khảo công dụng các loại phổ biến sau:
Lá kinh giới
Kinh giới là loại là có tính sát khuẩn giúp da bé nhanh chóng cải thiện tình trạng rôm sảy.
Mẹ giã nát lá kinh giới tươi sau đó chắt lấy nước rồi pha thành nước tắm cho con. Để tiết kiệm thời gian mẹ có thể phơi khô lá kinh giới sau đó đem đun sôi và lấy nước.

Lá dâu tằm
Lá dâu tằm nổi tiếng với công dụng trị hăm ngứa ở trẻ sơ sinh. Để tắm bé cùng lá dâu tằm rất đơn giản. Mẹ rửa sạch lá và đun sôi với lượng nước đủ tắm cho con.

Mướp đắng (Khổ qua)
Với công dụng trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh nên mướp đắng, khổ qua rất được ông bà ngày xưa ưa chuộng.
Chỉ cần lấy khoảng 2 quả đem giã rồi lấy nước tắm cho bé. Lặp lại việc tắm như vậy vài lần, làn da của trẻ sẽ dần mát lạnh và mịn màng.

Gừng tươi
Gừng một loại gia vị quá quen thuộc đối với ẩm thực nước ta. Ngoài ra, gừng còn có công dụng trị rôm sảy cho da bé.
Mẹ giã nhỏ gừng tươi, rồi đun sôi với nước để tắm cho con. Khoảng 3 ngày liên tiếp như vậy vào các buổi sáng mẹ sẽ thấy da bé được cải thiện.
Lưu ý: mẹ không để nước dính vào mắt bé bởi gừng có tính cay.

Lá khế
Lá khế trị mẩn ngứa, viêm da rất hiệu quả, lại dễ tìm nên được sử dụng phổ biến. Chỉ cần giã nát lá khế, lọc lá lấy nước là mẹ đã có một loại nước tắm tốt cho con. Mẹ cũng có thể đem lá đun sôi để tiết kiệm thời gian.

Lá sài đất
Tuy là lá của cây mọc hoang nhưng lại có thể giúp kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn có hại trên da bé. Rửa sạch lá, giã nát, đun lửa nhỏ, sau đó lấy nước là mẹ đã có thể giúp làn da của con thêm khỏe mạnh.

Lá chè xanh
Loại lá này cực kỳ nổi tiếng trong việc sát khuẩn, kháng viêm, hoàn toàn lành tính với mọi làn da. Tắm trẻ sơ sinh cùng lá chè xanh giúp da giảm tình trạng ngứa, rôm sảy.
Phu huynh đun sôi lá trà xanh với nước khoảng 30 phút. Sau đó đợi nước nguội đến nhiệt độ thích hợp và tắm cho con.

Lá tre
Dùng nước lá tre tắm cho trẻ sơ sinh làm da bé đổ nhiều mồ hôi. Từ đó làn da được thông thoáng, bụi bẩn dễ dàng đi ra ngoài. Hơn thế nữa lá tre còn giúp da bé được sát trùng và giảm hoạt động của vi khuẩn.

Có nên tắm nước lá cho trẻ sơ sinh?
Tuy mỗi lá cây đều có công dụng riêng tốt cho làn da bé khi tắm cùng. Nhưng liệu tắm nước lá cho trẻ sơ sinh có thật sự tốt?
Bác sĩ Phạm Thị Mai Hương, chuyên khoa da liễu của bệnh viện Nhi Trung Ương có nói rằng :
“Trước đây việc dùng lá cây để tắm từ xưa là việc bình thường nhưng chúng có thực sự là tốt hay không thì không dám khẳng định. Và chúng tôi cũng không khuyến khích việc tắm trẻ sơ sinh bằng lá cây. Bởi lẽ, các loại lá cây để tắm ngày nay thực sự không dám đảm bảo là chúng có thực sự sạch và lành hay không.”
Trong trường hợp da trẻ đang bị tổn thương: trầy xước, sưng tấy…lúc này da đã mất đi lớp màng bảo vệ và cực kỳ nhạy cảm. Một số loại vi khuẩn có khả năng sống sót ở nhiệt độ cao trên lá cây sẽ gây hại đến da bé.
Bác sĩ Hương cũng lên tiếng cho rằng nếu da trẻ đang khỏe mạnh, thì không cần thiết phải sử dụng lá cây để tắm. Sẽ thật dễ dàng xảy ra những chuyện không mong muốn nếu bậc phụ huynh không cẩn thận trong việc tắm cùng lá.

Để đảm bảo sức khỏe của trẻ khi tắm nước lá, ba mẹ cần chú ý những việc sau:
Phải rửa thật sạch lá cây và ngâm nước muối để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn, trứng của côn trùng.
Dù là loại lá nào đều phải đun sôi ở nhiệt độ cao, sau đó để nguội dần ở nhiệt độ phù hợp với trẻ. Đối với lá kinh giới thì phụ huynh chỉ cần nấu chín hoặc giã tươi cùng nước là có thể dùng. Vì loại lá này có chứa các tinh dầu tốt, nếu quá chín sẽ làm mất tác dụng.
Khi đun sôi xong thì lọc bã lấy nước. Không để lá cọ xát tổn thương đến làn da bé.
Trước khi tắm cùng lá mẹ nên dùng nước ấm nhằm loại bỏ bã nhờn trên da. Dùng nước sôi để nguội để rửa lại da bé sau khi tắm với lá.
Theo bác sĩ việc thêm muối vào nước tắm là không cần thiết. Ta chỉ cần dùng muối loãng để làm sạch các lá trước khi đun. Để tránh bị dị ứng mẹ có thể lấy lượng nhỏ nước tắm của lá bôi lên tay bé và quan sát.
Lưu ý khi sử dụng nước lá tắm cho trẻ sơ sinh
Khi đã quyết định tắm nước lá cho con thì cần hết sức lưu ý những điều sau:
Chọn loại lá phù hợp
Trước khi quyết định tắm nước lá toàn thân cho bé, mẹ cần thoa một lượng nhỏ lên tay và quan sát xem bé có các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa hay không. Lúc đó mới chắc được loại lá phù hợp với da của con.

Nguồn gốc rõ ràng
Mẹ cần nắm rõ nguồn gốc của lá chuẩn bị tắm cho trẻ. Phải đảm bảo nó không có thuốc trừ sâu, không mọc ven đường bởi chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm cho da bé.

Làm sạch lá
Phụ huynh phải thật kỹ từ bước làm sạch lá đầu tiên. Rửa và ngâm lá cùng nước muối loãng để đảm bảo không còn sót một vùng trừng nào hay bụi bẩn nào đọng trên lá.

Đun sôi nước lá ở nhiệt độ cao, để nguội, lọc lá rồi mới tắm
Trừ kinh giới và mướp đắng thì tất cả các lá đều phải đun sôi ở nhiệt độ cao để tiêu diệt những vi khuẩn cứng đầu. Lọc bã lá lấy nước, để nguội với nhiệt độ đủ ấm rồi mới bắt đầu tắm cho bé.

Tắm lại với nước ấm
Tắm sơ bằng nước ấm, tắm nước là và cuối cùng là làm sạch lại bằng nước ấm. Đó là quy trình mỗi khi mẹ quyết định tắm cho con bằng nước lá.

Xem thêm:
- Bỏ túi cách sử dụng bình ủ sữa cho bé để giữ nhiệt tốt
- Cách sử dụng cháo tươi cho bé ngon miệng
- Cách sử dụng dầu oliu cho bé ăn dặm nhiều dưỡng chất nhất
Những thông tin trên đã trả lời cho thắc mắc có nên tắm nước lá cho trẻ sơ sinh? Tóm lại, không phải kinh nghiệm dân gian nào cũng đúng và cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định điều gì ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Hãy cập nhật thêm những điều hữu ích cùng văn hóa đời sống nhé!