Vì hệ hô hấp của trẻ sơ sinh rất non nớt nên phụ huynh cần đặc biệt chăm sóc kỹ lưỡng. Chắc hẳn nhiều cha mẹ vẫn còn băn khoăn với câu hỏi “Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh hay không?”. Nếu vẫn chưa tìm ra đáp án cho hỏi trên thì cùng đọc bài viết này để có câu trả lời nhé!
Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh?
Khi trẻ mới sinh, bên trong đường thở của trẻ có thể vẫn còn đọng lại nước ối hoặc các loại dịch do sinh nở. Do đó, các bậc phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý vô trùng để làm sạch đường thở của bé.

Việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh sẽ có những lợi ích sau mà các phụ huynh nên biết:
- Giúp làm sạch bụi bẩn cũng như dịch nhầy trong mũi. Đường thở của trẻ sẽ được thông thoáng hơn. Bên cạnh đó còn giúp ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp.
- Trong trường hợp bé bị nghẹt mũi, sổ mũi hoặc viêm mũi thì rửa mũi cũng giúp bệnh thuyên giảm. Dung dịch rửa mũi sẽ làm loãng dịch nhầy và rửa trôi chúng. Giúp cho đường hô hấp của trẻ thông thoáng và hoạt động hiệu quả hơn.
- Ngoài ra, rửa mũi cũng giúp tiêu diệt các vi khuẩn hoặc mầm bệnh trong đường thở. Giúp trẻ ngăn ngừa bệnh hoặc tránh các bệnh về viêm mũi sẽ tiến triển nặng hơn.

Khi nào nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh?
Đối với trẻ khỏe mạnh
Phụ huynh có thể rửa mũi cho trẻ khi trẻ vừa ở trong môi trường ô nhiễm có nhiều bụi bẩn. Hoặc trẻ đã tiếp xúc ở môi trường công cộng như hồ bơi, nơi nhiều khói thuốc,…
Ngoài ra, phụ huynh cũng nên rửa mũi cho trẻ khi trẻ nằm trong phòng máy lạnh nhiều. Bạn có thể rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/tuần. Nó sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn và đặc biệt là các mầm bệnh gây hại cho đường hô hấp.

Trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, mũi có dịch nhầy, dịch tiết
Trường hợp này phụ huynh nên rửa mũi cho trẻ từ 2 – 4 lần/ngày. Lượng dịch nhầy, dịch tiết khi trẻ nghẹt mũi sẽ nhiều hơn nên làm vậy sẽ giúp loãng dịch cho trẻ dễ thở hơn.
Đồng thời, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh cũng sẽ được rửa trôi. Làm cho tình trạng bệnh của trẻ không tiến triển nặng hơn.

Trẻ mắc các bệnh như viêm mũi
Các bệnh viêm mũi thường gặp ở trẻ như viêm mũi dị ứng, viêm xoang,… Phụ huynh của trẻ nên dùng dung dịch nước muối sinh lý vô trùng rửa mũi cho trẻ. Tần suất là 2 lần/ngày, 2 buổi sáng và tối mỗi ngày.
Ba mẹ cũng có thể cân nhắc dùng loại có vòi phun sương. Vì nó rất hiệu quả trong việc sát trùng toàn bộ phần khoang mũi của trẻ. Dịch nhầy trong mũi trẻ sẽ được rửa trôi và giúp trẻ dễ thở hơn (phụ huynh lưu ý là chỉ dùng cho những trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên).

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
Dưới đây là hướng dẫn rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, ba mẹ hãy xem và thực hiện theo nhé:
- Cho bé nằm lên giường và để đầu nghiêng sang 1 bên.
- Tiếp theo, dùng khăn mỏng kê cao đầu của trẻ. Lưu ý là chỉ kê cao vừa phải, kê quá cao sẽ làm nước muối chảy ngược ra ngoài.
- Ba mẹ có thể lót thêm 1 chiếc khăn ở cổ vì nước muối có thể chảy một chút ra ngoài trong quá trình rửa mũi.
- Bắt đầu quá trình rửa mũi, ba mẹ đưa đầu thuốc vào mũi của trẻ và nhỏ 1 – 2 giọt. Chờ một vài phút để nước muối làm dịch nhầy loãng ra. Khi đó, hãy dùng tăm bông để thấm hút hết dịch nhầy trong mũi của trẻ.
- Quan sát mũi của trẻ xem còn dịch nhầy ứ đọng bên trong hay không. Nếu còn thì ba mẹ có thể nhỏ thêm dung dịch nước muối rồi lấy tăm bông thấm hút cho sạch. Khi nào mũi của trẻ được thông thoáng thì ngưng nhé.
- Bước cuối cùng là dùng 1 chiếc khăn mềm để lau bên ngoài lỗ mũi của trẻ cho thật sạch.
Lưu ý: Ba mẹ hãy làm từ từ và thật nhẹ nhàng để tránh trường hợp làm niêm mạc mũi của trẻ bị tổn thương nhé.

Rửa mũi cho bé bằng chai xịt phun sương
Đầu tiên, ba mẹ cần lấy bớt phần dịch nhầy có trong mũi của trẻ bằng giấy ăn sạch, loại mềm mịn để vệ sinh.
- Bạn cuộn giấy nhỏ lại rồi đưa vào mũi bé một cách nhẹ nhàng. Giấy ăn sẽ thấm hút bớt nước và kéo phần dịch nhầy ra khỏi mũi.
- Bắt đầu sử dụng chai xịt phun sương vào mũi trẻ. Hãy chọn chai xịt có tia bắn nhỏ và nhẹ để trẻ không đau mũi.
- Chú ý là bạn phải để đầu chai xịt được hướng ra phía ngoài má. Kế đến, bạn xịt mỗi bên mũi từ 1 – 2 lần. Sau đó, dùng khăn sạch và mềm để lau sạch phần bên ngoài lỗ mũi cho trẻ.
- Tùy tình trạng của trẻ mà bạn có thể làm từ 4 – 6 lần mỗi ngày.

Rửa mũi bằng cách nhỏ mũi, hút mũi cho trẻ sơ sinh
Cách này khá giống với cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Nhưng nó sẽ có thêm bước hút các dịch nhầy trong mũi bằng dụng cụ hút mũi. Các bước thực hiện như sau:
- Cho bé nằm lên giường và để đầu nghiêng sang 1 bên.
- Tiếp theo, dùng khăn mỏng kê cao đầu của trẻ. Lưu ý là chỉ kê cao vừa phải, kê quá cao sẽ làm nước muối chảy ngược ra ngoài.
- Ba mẹ có thể lót thêm 1 chiếc khăn ở cổ vì nước muối có thể chảy một chút ra ngoài trong quá trình rửa mũi.
- Bắt đầu quá trình rửa mũi, ba mẹ đưa đầu thuốc vào mũi của trẻ và nhỏ 1 – 2 giọt. Chờ một vài phút để nước muối làm dịch nhầy loãng ra. Khi đó, hãy dùng tăm bông để thấm hút hết dịch nhầy trong mũi của trẻ.
- Nếu quan sát thấy mũi trẻ có nhiều dịch nhầy bị ứ đọng thì ba mẹ hãy dùng dụng cụ hút mũi loại chuyên dụng để hút hết dịch nhầy đó ra bên ngoài.
- Bước cuối cùng là dùng 1 chiếc khăn mềm để lau bên ngoài lỗ mũi của trẻ cho thật sạch.
Lưu ý: Ba mẹ hãy làm từ từ và thật nhẹ nhàng để tránh trường hợp làm niêm mạc mũi của trẻ bị tổn thương nhé.

Bơm rửa mũi
Với phương pháp này, ba mẹ sẽ phải bơm nước vào 1 bên mũi trẻ và để dịch nhầy chảy ra từ mũi bên kia. Cách này có rất nhiều tranh cãi vì có thể làm cho trẻ bị viêm tai giữa. Phụ huynh chỉ nên sử dụng khi trẻ chịu hợp tác và làm đúng theo hướng dẫn.
Thường cách này gây khó chịu cho trẻ nên chúng sẽ giãy đạp hoặc gào khóc. Do đó, nếu những phương pháp trên không hiệu quả thì ba mẹ hãy dùng tới cách này.
Lưu ý:
- Không lạm dụng nước muối sinh lý.
- Không nên rửa mũi nhiều lần trong ngày.

Những lưu ý quan trọng để rửa mũi đúng cách
Vệ sinh tay sạch sẽ
Đây là việc đầu tiên ba mẹ cần làm trước khi vệ sinh mũi cho bé. Rửa sạch tay để tránh vi khuẩn từ tay đi sang mũi bé.

Thời điểm thích hợp rửa mũi cho bé
Phụ huynh cũng cần chọn thời điểm thích hợp để rửa mũi cho trẻ. Có 2 thời điểm thích hợp nhất là trước khi cho trẻ ăn và trước lúc trẻ đi ngủ.
Không nên rửa mũi khi trẻ vừa mới ăn xong vì dễ gây tình trạng trẻ bị nôn trớ. Còn khi trẻ đang ngủ mà bạn rửa mũi cho trẻ thì dễ làm nước muối bị ứ đọng. Đôi khi, nước muối còn chày đến tai hoặc họng của trẻ. Như vậy là không tốt.

Chọn dung dịch và dụng cụ rửa mũi an toàn
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại dung dịch rửa mũi cho trẻ. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng phù hợp và an toàn. Phụ huynh nên hỏi ý kiến của các bác sĩ để tìm mua dung dịch rửa, nhỏ mũi mà bác sĩ đã kê đơn để an toàn cho trẻ.

Đảm bảo an toàn vệ sinh
Không chỉ rửa sạch tay mà ba mẹ cần rửa sạch và khử khuẩn các dụng cụ rửa, hút mũi chuyên dụng cho trẻ. Khi dùng xong thì bạn nên cất dụng cụ ở nơi khô ráo và hạn chế bụi bám vào.
Phụ huynh không nên dùng miệng để hút mũi cho trẻ vì đây là cách làm không được vệ sinh. Vì hệ miễn dịch của trẻ rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và các mầm bệnh. Nên phụ huynh cần đảm bảo an toàn vệ sinh để trẻ được khỏe mạnh.

Bài viết đã cung cấp các thông tin cụ thể về việc rửa mũi cho trẻ. Giúp phụ huynh giải đáp thắc mắc có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh hay không. Bên cạnh đó, còn hướng dẫn ba mẹ cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và đảm bảo sức khỏe cho trẻ.