Hướng dẫn cách hút mũi và sử dụng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh

Hiện nay, do các vấn đề về thời tiết, môi trường mà trẻ sơ sinh thường mắc các bệnh về đường hô hấp như ngạt mũi, sổ mũi, khó thở do đờm,… Để giúp các bé cảm thấy dễ chịu và đường thở thông thoáng hơn thì các mẹ thường sử dụng biện pháp hút mũi. Vậy có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh hay không, cách hút mũi như như thế cho chính xác để không ảnh hưởng sức khỏe của bé? Bài viết dưới đây của VANHOADOISONG sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.

Nguyên nhân gây ra nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi chứa nhiều dịch nhầy, bị tắc nghẽn bởi dịch nhầy đặc, làm hẹp đường thông khí và gây khó khăn trong việc hít thở.

Trẻ sơ sinh là đối tượng thường xuyên bị nghẹt mũi bởi trẻ còn non nớt, các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu nên khả năng kháng virus, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài còn kém. Vì vậy, trẻ sơ sinh rất dễ bị nghẹt mũi bởi các nguyên nhân như:

  • Cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm
  • Tiếp xúc với không khí khô, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển lạnh
  • Dị ứng
  • Tiếp xúc với chất ô nhiễm
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn non nớt nên rất nhạy cảm với với những biến đổi từ môi trường bên ngoài nên trẻ thường hay bị các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi,…dẫn đến sổ mũi, nghẹt mũi, có nhiều chất dịch nhầy gây cản trở hô hấp.

Trong khi đó, trẻ sơ sinh chưa biết tự xì mũi để tự đẩy đờm và chất nhầy ra ngoài nên tình trạng nghẹt mũi, khò khè, khó thở sẽ kéo dài, lượng khí lưu thông vào trong phế nang ít sẽ khiến trẻ rơi vào tình trạng suy hô hấp.

Vì vậy, mẹ nên hút mũi cho trẻ để lấy đi các dịch đờm, giúp đường thở của bé thông thoáng, dễ chịu hơn.

Nên hút mũi để tạo đường thở thông thoáng cho trẻ
Nên hút mũi để tạo đường thở thông thoáng cho trẻ

Hút mũi cho trẻ sơ sinh khi nào?

Việc hút mũi là rất cần thiết để tạo đường thở thông thoáng cho bé, cụ thể mẹ nên hút mũi cho bé trong các trường hợp sau:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không có khả năng tự xì mũi khi bị cảm cúm, nghẹt mũi, khó thở.
  • Trẻ bị khó thở, sốt cao 38 – 39 độ.
  • Trẻ gặp phải các vấn đề về đường hô hấp như: ho có đờm xanh, đờm nhầy đặc, viêm mũi dị ứng, ngạt mũi, viêm phế quản,…
  • Bác sĩ chỉ định hút đờm và chất nhầy từ trong mũi của bé ra.
Hút mũi cho trẻ sơ sinh khi bé nghẹt mũi
Hút mũi cho trẻ sơ sinh khi bé nghẹt mũi

Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ đúng cách

Hiện nay có rất nhiều cách hút mũi khác nhau dành cho trẻ như: hút bằng dụng cụ hỗ trợ, sử dụng máy hút mũi, hút bằng miệng,… Dưới đây là các bước hướng dẫn để hút mũi cho bé an toàn, đúng cách tránh tổn thương niêm mạc.

Hút mũi bằng miệng

Cách truyền thống này thường được các bà, các mẹ sử dụng bởi đây là cách làm dân gian có từ xưa, được cho là nhanh chóng, an toàn với trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, các mẹ không nên sử dụng cách làm này bởi miệng có chứa nhiều vi khuẩn, hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng sẽ tạo điều kiện trực tiếp cho các vi khuẩn lây nhiễm từ khoang miệng sang cho trẻ, gia tăng tình trạng nhiễm khuẩn.

Hút mũi bằng miệng
Hút mũi bằng miệng

Ống tiêm bóng đèn

  • Bước 1: Ép không khí ra khỏi bóng đèn, sử dụng ngón tay cái của bạn và hai ngón tay đầu tiên để áp lực vào ống tiêm
  • Bước 2: Nhẹ nhàng đặt đầu của đầu bóng đèn vào lỗ mũi của bé. Từ từ thả ngón tay cái của bạn để cho không khí vào ống tiêm.
  • Bước 3: Buông bóng đèn để không khí trở lại. Điều này sẽ kéo chất nhầy ra khỏi mũi ra khỏi mũi. Hút lỗ mũi bên kia theo cách tương tự.
  • Bước 4: Dùng khăn giấy lau nhẹ nhàng để lấy đi nước mũi và chất nhầy
Sử dụng ống tiêm bóng đèn
Sử dụng ống tiêm bóng đèn

Lưu ý: Nếu chất nhầy quá đặc không thể hút được, bạn có thể làm loãng nó bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ đường hô hấp được kê đơn. Hạn chế hút không quá 4 lần mỗi ngày để tránh gây kích ứng mũi.

Máy hút mũi

  • Bước 1: Đặt đầu ống có góc cạnh với lỗ mũi của bé. Để đầu vòi lớn vào trong mũi bé, đầu nhỏ hơn được nối với ống trụ dài dùng để chứa dịch mũi sau khi hút ra
  • Bước 2: Tạo lực hút bằng cách hút không khí vào qua ống. Số lượng dịch mũi được lấy ra tùy vào lực hút của bạn.
Sử dụng máy hút mũi
Sử dụng máy hút mũi

Lưu ý: Không đặt vào bên trong mà chỉ áp vào lỗ mũi. Không nênhút quá mạnh, vì bạn có thể làm kích ứng mũi của trẻ. Vệ sinh máy hút mũi giữa các lần dùng để ngăn ngừa nguy cơ tái đưa vi khuẩn vào mũi trẻ.

Thuốc xịt mũi

  • Bước 1: Bắt đầu bằng cách đặt trẻ nằm ngửa.
  • Bước 2: Nhỏ 3 đến 4 giọt vào mỗi lỗ mũi.
  • Bước 3: Chờ một phút để thuốc nhỏ có thời gian phát huy tác dụng và nhớ giữ đầu con bạn nằm ngửa trong thời gian này.
Sử dụng thuốc nhỏ mũi
Sử dụng thuốc nhỏ mũi

Một số lưu ý cho cha mẹ khi hút mũi cho trẻ

Để tránh gây tổn thương niêm mạc của trẻ, các mẹ khi hút mũi cần lưu ý những điều sau:

  • Trước khi tiến hành hút đờm cho trẻ phải vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng, dung dịch sát trùng
  • Các dụng cụ sử dụng phải được tiệt trùng, rửa bằng xà phòng chuyên dụng trước và sau khi sử dụng
  • Khi vệ sinh mũi và hút mũi cho bé, mẹ cần phải làm nhẹ nhàng, cẩn thận. Chú ý khi hút bằng ống bơm thì không nên dùng lực mạnh để tránh gây tổn thương niêm mạc hay chảy máu mũi làm nặng thêm tình trạng ở trẻ.
  • Không thực hiện hút mũi quá 2-3 lần/ngày để tránh tạo tổn thương, làm mỏng thành mũi của trẻ.
Một số lưu ý khi hút mũi cho trẻ
Một số lưu ý khi hút mũi cho trẻ
  • Sau khi hút đờm xong cần phải vệ sinh mũi họng cho bé nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý
  • Khi hút đờm bé bị phản ứng mạnh, khóc dữ dội thì nên dừng lại và thử lại trong một vài tiếng sau
  • Đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn nếu tình trạng của trẻ không thuyên giảm

Xem thêm:

Hi vọng với các thông tin hữu ích bài viết đã cung cấp, mẹ có thêm thông tin về vấn đề có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh và có thể tìm ra phương pháp phù hợp để giải quyết tình trạng con đang gặp phải, giúp con khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

0/5(0 Reviews)

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Bài viết xem nhiều