Có nên dùng núm trợ ti cho bé? Ưu nhược điểm khi sử dụng

Núm trợ ti chắc hẳn đã quá quen thuộc với các mẹ có vấn đề về đầu ngực trong quá tình cho con bú. Tuy nhiên, một số mẹ lại chưa hiểu rõ về núm trợ ti. Hãy cùng vanhoadoisong cùng nhau tìm hiểu có nên dùng núm trợ ti cho bé thông qua bài viết này nhé!

Núm trợ ti là gì?

Núm trợ ti có vỏ bọc bằng silicone mỏng được thiết kế để áp sát vào đầu ti, có độ bám dính tốt, đồ mềm mại cao và an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Chúng được sử dụng để cho bé bú.

Núm trợ ti là người bạn đắc lực hỗ trợ các mẹ có vấn đề về đầu ngực khi cho bé bú. Núm trợ ti sẽ giúp bé dễ dàng bú sữa hơn, gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé.

Núm trợ ti có vỏ bọc bằng silicon mỏng được thiết kế để áp sát vào đầu ti
Núm trợ ti có vỏ bọc bằng silicon mỏng được thiết kế để áp sát vào đầu ti

Ưu nhược điểm khi sử dụng núm trợ ti

Ưu điểm

Một số ưu điểm của núm trợ ti mà các mẹ có thể tham khao:

  • Núm trợ ti hỗ trợ rất tốt các mẹ gặp tình trạng về ngực, giúp giảm đau cho mẹ khi bé bú.
  • Giúp các bé sinh non, gặp vấn đề về răng,… dễ dàng bú sữa hơn.
  • Giúp các bé có khớp ngậm không đúng hay thiếu kiên nhẫn trong quá trình bú.
  • Làm đầu ti của mẹ bớt thâm đendài khi cho bé bú thường xuyên.
Núm trợ ti giúp các bé sinh non, gặp vấn đề về răng,... dễ dàng bú sữa hơn
Có nên dùng núm trợ ti – Núm trợ ti giúp các bé sinh non, gặp vấn đề về răng,… dễ dàng bú sữa hơn

Nhược điểm

Một số nhược điểm của núm trợ ti:

  • Một số trường hợp bé sẽ không nhiệt tình bú khi không có núm trợ ti.
  • Bé không hợp tác bú sẽ dẫn đến sữa ra chậm và bé sẽ mất kiên nhẫn bú, gây tắc tia sữa.
  • Trẻ sơ sinh dễ bị phụ thuộc vào núm trợ ti dẫn đến việc cai sữa trở nên khó khăn.
Trẻ sơ sinh dễ bị phụ thuộc vào núm trợ ti dẫn đến việc cai sữa trở nên khó khăn
Trẻ sơ sinh dễ bị phụ thuộc vào núm trợ ti dẫn đến việc cai sữa trở nên khó khăn

Cách sử dụng núm trợ ti đúng cách

Cách sử dụng núm trợ ti rất đơn giản, mẹ chỉ cần lựa chọn đúng kích cỡ và chất liệu an toàn là được. Sau đây là các bước hướng dẫn sử dụng núm trợ ti:

Bước 1: Ngâm núm trợ ti vào nước ấm trong ít phút sẽ giúp núm trở nên mềm, dẻo hơn.

Bước 2: Nhỏ một ít sữa mẹ vào núm trợ ti để làm kín đầu núm vú và kiểm tra núm có chảy khỏi các lỗ không.

Bước 3: Mẹ hãy bẻ ngược vành núm trợ ti và dùng hai ngón tay ấn nhẹ gốc núm và đặt lên đầu vú. Cuối cùng, kéo căng vành silicone để đảm bảo núm khít với quầng vú của mẹ.

Bước 4: Kiểm tra kích thước núm trợ ti có phù hợp với vú mẹ và miệng của bé không. Núm trợ ti thích hợp sẽ có khoảng trống nhỏ giữa đầu vú thật và lớp đáy trợ ti. Ngược lại, nếu đầu núm vú thật chạm vào lớp đáy thì núm trợ ti bị nhỏ.

Bước 5: Sau khi dán xong là mẹ có thể cho bé bú ngay. Mẹ nên dùng tay giữ phần vành silicone bao trên quầng vú giúp cố định núm trợ ti.

Sau khi dán xong là mẹ có thể cho bé bú ngay
Sau khi dán xong là mẹ có thể cho bé bú ngay

Giải đáp 1 số thắc mắc thường gặp

Núm trợ ti có size không? Chọn như thế nào?

Núm trợ ti có thiết kế và kích thước khác nhau tùy mỗi thương hiệu. Các núm ti hiện nay thường được đo bằng đơn vị mm. Ở Việt Nam, kích thước núm trợ ti phổ biến là 20mm24mm.

Để chọn được núm trợ ti phù hợp, mẹ hãy ướm chừng kích thước miệng của bé trước khi mua. Việc lựa chọn núm trợ ti đúng cỡ sẽ giúp vú mẹ không đau mà bé còn bú dễ dàng hơn.

Ở Việt Nam, kích thước núm trợ ti phổ biến là 20mm và 24mm
Ở Việt Nam, kích thước núm trợ ti phổ biến là 20mm và 24mm

Làm thế nào để biết núm trợ bú đang hoạt động tốt?

Cách nhận biết núm trợ ti hoạt động tốt chính là mẹ hãy nhìn vào phản ứng, biểu cảm của bé. Nếu thấy bé nuốt sữa nhiều, vui vẻ thì núm trợ ti đang hoạt động tốt.

Mẹ có thể theo dõi tã của bé sau khi sử dụng để kiểm tra xem bé có bú đủ lượng sữa hay không. Một số dấu hiệu cho thấy bé bủ đủ sữa là: thay bỉm cho bé từ 6 – 8 lần trong ngày, phân có màu vàng lỏng.

Nếu thấy bé nuốt sữa nhiều, vui vẻ thì núm trợ ti đang hoạt động tốt
Nếu thấy bé nuốt sữa nhiều, vui vẻ thì núm trợ ti đang hoạt động tốt

Mẹ nên dùng dụng cụ trợ ti trong bao lâu?

Núm trợ ti là rào cản giữa ti mẹ và miệng bé nên mẹ chỉ nên sử dụng bú trong vài tuần hoặc ngắn hơn. Nếu kéo dài thời gian lâu, bé sẽ quen với cách bú có núm trợ ti dẫn đến tình trạng khó bỏ.

Sử dụng núm trợ ti có thể làm giảm hoặc gián đoạn nguồn sữa tiết ra của mẹ. Nên các mẹ không nên lạm dụng núm trợ ti sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt. Mẹ nên ngưng sử dụng núm trợ ti khi các vấn đề về vú đã hết, bé ngậm ti mẹ đã được.

Mẹ chỉ nên sử dụng núm trợ ti trong vài tuần hoặc ngắn hơn
Mẹ chỉ nên sử dụng núm trợ ti trong vài tuần hoặc ngắn hơn

Làm thế nào để giúp bé cai dùng núm trợ bú?

Để cai núm trợ ti, thời gian ban đầu mẹ hãy cho bé bú xen kẽ giữa núm trợ ti và ngậm núm trợ ti. Dần dần sẽ chuyển cho bé bú núm ti thật là có thể cai núm trợ ti được.

Mẹ cần cho bé bú đúng cử để bé không bị đói và quấy khóc. Đồng thời, cả hai mẹ con nên thường xuyên tiếp xúc với nhau để kích thích bé quen hơi và ngậm đầu ti mẹ dễ dàng hơn.

Khi bé buồn ngủ hoặc cảm thấy đã bú đủ, mẹ hãy gỡ núm trợ ti ra vì lúc này bé cảm thấy dễ chịu. Theo thời gian, việc ngậm núm trợ ti của bé sẽ ít lại và hoàn toàn biến mất.

Mẹ thường xuyên vui đùa để tạo mối gần gũi với bé
Mẹ thường xuyên vui đùa để tạo mối gần gũi với bé

Xem thêm:

Bài viết trên đã thông tin chi tiết đến các mẹ có nên dùng núm trợ ti hay không? Hy vọng những kiến thức trên sẽ hỗ ích với các mẹ trong quá trình chăm sóc bé. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Xem nhiều