Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Lưu ý khi sử dụng võng cho bé

Đa số người lớn tuổi thường khuyến khích cho trẻ nhỏ ngủ trên võng. Như vậy sẽ giúp ngủ ngon giấc hơn nhưng đây là một lầm tưởng vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến trẻ. Vậy có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện không? Hãy cùng VHDS tìm hiểu nhé!

Ưu điểm khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

Khi nằm võng, bé sẽ cảm nhận được võng đang ôm trọn, bao bọc bé. Điều này mang lại sự an toàn, giúp bé dễ chìm sâu vào giấc ngủ.

Chuyển động đong đưa nhẹ nhàng của võng và nôi điện, mang lại cảm giác an toàn và yên tâm. Đối với những bé vừa chào đời, chuyện động quen thuộc này giúp bé cảm thấy như đang ở trong bụng mẹ.

Võng là vật dụng thân thuộc với nhiều thế hệ. Chính vì nhiều bậc phụ huynh đã được nuôi lớn bằng võng nên được nhiều cha mẹ ưa chuộng. Tuy nhiên, thiết kế của các loại võng chưa thực sự tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc về an toàn giấc ngủ của viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ (APP).

uu-diem-khi-cho-tre-nam-vong
Võng đong đưa nhẹ nhàng giúp trẻ nhanh chóng vào giấc ngủ

Nhược điểm khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

Bên cạnh những ưu điểm, trẻ sơ sinh thường xuyên ngủ trên võng chịu một số tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển, cụ thể là:

Gây hội chứng rung lắc

Đây là một dạng chấn thương ở vũng não. Nguyên nhân là do những chấn động, rung lắc quá mạnh tác động vào não bộ. Đồng thời, hệ thần kinh của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện, sự rung chấn này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Hậu quả là rối loạn khả năng định hướng, rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ, giảm thị lực,…

gay-hoi-chung-rung-lac
Sự rung chuyển quá mạnh khiến não bộ bị tổn thương

Rủi ro bị kẹt giữa các lỗ đan xen

Trên thị trường, nhiều loại võng thiết kế dạng đan xen kiểu lưới để đề cao tính thẩm mỹ. Điều này vô tình làm tăng nguy cơ kẹt tay hoặc chân của bé, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

mac-ket-giua-cac-lo-tren-vong-luoi
Võng có kết cấu lưới khiến tay hoặc chân trẻ mắc vào

Ảnh hưởng tiêu cực tới cột sống và lồng ngực

Xương trong cơ thể vẫn đang trong giai đoạn định hình nên xương của bé rất mềm. Bên cạnh đó, võng không phải một mặt phẳng mà có độ lún nhất định.

Nếu bé thường xuyên nằm võng thì cột sống sẽ không được nâng đỡ. Từ đó, gây ra tình trạng cong đốt sống lưng, vẹo cột sống hoặc gù lưng ảnh hưởng tới chức năng của tim, phổi,..

anh-huong-den-cot-song
Trẻ sử dụng võng trong thời gian dài có thể bị cong vẹo cột sống và tổn hại các cơ quan khác

Phụ thuộc vào võng

Khi nằm võng quá nhiều, bé dần hình thành thói quen xấu: phụ thuộc vào võng. Nếu không có võng sẽ không ngủ được.

phu-thuoc-vao-vong
Trẻ không thể ngủ ngon giấc nếu không có võng

Ức chế thần kinh

Khi võng đong đưa mạnh, buộc bé phải ngủ trong trạng thái rung lắc liên tục. Chuyển động của võng gây áp lực lên hệ thần kinh khiến bé luôn cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ dậy. Hoặc khi mẹ bế trẻ ra, bé bị giật mình và khóc thét. Về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho não bé.

uc-che-than-kinh
Hệ thần kinh của trẻ trở nên căng thẳng do ngủ trong trạng thái rung lắc liên tục

Thần kinh vận động kém phát triển

Khi ngủ trên võng, các hành động sẽ bị hạn chế, khó hình thành các động tác như trườn, bò, đi lại,.. Hệ thần kinh vận động kém linh hoạt và tiếp thu chậm hơn.

than-kinh-van-dong-kem-phat-trien
Bé tiếp thu kém và phản xạ chậm

Cơ bắp kém phát triển

Tư thế nằm trên võng khiến trẻ sơ sinh bị chèn ép tay chân, vẹo đầu, vẹo cổ,.. làm kìm hãm sự tuần hoàn máu, trẻ bị tụ máu tại một vị trí. Nếu cơ bắp được co duỗi, vận động thường xuyên thì trẻ mau chóng phát triển thể chất.

co-bap-kem-phat-trien
Các nhóm cơ bị chèn ép nên bé phát triển chậm

Cản trở hô hấp và nguy cơ bị ngạt thở

Trẻ nằm võng lâu dẫn đến tư thế bé bị gập cổ. Hành động này gây cản trở hệ hô hấp và ngạt thở. Trong trường hợp, nếu không được chú ý sẽ trở nên nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

can-tro-ho-hap
Do ngủ sai tư thế, hệ hô hấp của trẻ sơ sinh bị cản trở

Nguy cơ lăn ra khỏi võng, té võng

Khi bé trở mình, võng mất cân bằng thì bé rất dễ bị rơi khỏi võng. Hoặc khi bé lật người sang một bên, cha mẹ rất khó để điều chỉnh cho bé nằm ngửa.

Câu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng đã được giải đáp. Việc sử dụng võng có quá nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bậc phụ huynh nên cho bé ngủ ở những nơi có mặt phẳng ngang và rộng rãi để không kìm hãm sự phát triển cơ thể.

Ngoài ra, cha mẹ có thể cho bé sử dụng ở nôi điện hoặc cũi để thay thế võng vì các nhược điểm của võng hầu như được cải thiện.

nguy-co-nga-khoi-vong
Nôi điện (bên phải) và cũi (bên trái)

Lưu ý khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

Tuy võng tiềm ẩn rủi ro nhưng trong điều kiện cần thiết trẻ vẫn có thể nằm võng với lưu ý sau:

  • Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên mới được dùng võng. Cha mẹ nên đầu tư cho bé một chiếc cũi để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho bé.
  • Đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa, không nằm nghiêng. Các chuyên gia nhận nhận định tư thế ngủ này giảm tỷ lệ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hoặc các trường hợp tử vong liên quan đến giấc ngủ khác.
  • Luôn luôn quan sát trẻ và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ võng để tránh các bệnh da liễu như mề đay, dị ứng,..
luu-y-cho-tre-so-sinh-khi-nam-vong
Khi trẻ nằm võng, cha mẹ nên quan sát cẩn thận, đảm bảo an toàn cho trẻ
  • Chỉ nên cho bé ngủ trên võng trong những giấc ngủ ngắn ban ngày. Không cho trẻ ngủ trên võng vào ban đêm.
  • Đảm bảo dây buộc chắc chắn, thường xuyên kiểm tra nút thắt và treo ở độ cao vừa phải. Nên có dụng cụ chắn ngang đề phòng trường hợp bé ngã khỏi võng.
  • Chọn loại võng thiết kế thoáng mái, dễ dàng lắp đặt và vệ sinh. Không nên mua những phụ kiện đi kèm như chuông kim loại, tua rua,.. vì trẻ có thể với tay gây té ngã hoặc nghẹt thở do nuốt phải.

Xem thêm:

Qua bài viết, cha mẹ đã có lời giải cho những thắc mắc về việc có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện. Tuy võng là vật dụng tiện nghi nhưng bạn không nên lạm dụng điều đó. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ kiến thức và lưu ý cho bạn

0/5(0 Reviews)

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Bài viết xem nhiều