Chuẩn bị mang thai không phải là một việc dễ dàng. Vì vậy, tìm hiểu về quá trình mang thai, gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe, ăn uống lành mạnh, thư giãn,… là những hoạt động bạn cần chuẩn bị trước khi mang thai. Cùng vanhoadoisong tìm hiểu xem những việc này cần thiết như thế nào nhé!
Kiểm tra sức khỏe
Kiểm tra sức khỏe tiền sản sẽ giúp bạn có những lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa như: những việc nào nên làm, cần bổ sung những chất nào, tạm ngưng uống các loại thuốc ảnh hưởng đến thai nhi,… để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Kiểm tra di truyền
Bác sĩ sẽ kiểm tra xem hai vợ chồng có mắc những bệnh nghiêm trọng về di truyền hay không, vì con bạn có thể thừa hưởng tình trạng đó. Nên việc kiểm tra di truyền là vô cùng cần thiết trước khi mang thai.

Khám nha sĩ
Những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ sẽ làm bạn dễ mắc các bệnh liên quan đến răng miệng như: tưa miệng, sâu răng, viêm lợi,… vì nồng độ progesterone và estrogen tăng cao sẽ làm ảnh hưởng đến nướu răng. Vì vậy, việc gặp nha sĩ hết sức quan trọng.

Bỏ rượu, thuốc lá và chất gây nghiện
Việc sử dụng rượu, thuốc lá và chất gây nghiện có thể gây ra tình trạng sinh non, sẩy thai hay em bé sinh ra nhẹ cân. Nam giới khi sử dụng sẽ làm giảm chất lượng tinh trùng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai sau này.

Giảm lượng caffeine
Chất caffeine trong cà phê có thể làm giảm khả năng sinh sản. Mỗi ngày, bạn không nên nạp quá 200ml cà phê vào cơ thể vì điều đó sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiều estrogen trong cơ thể dễ dẫn đến rối loạn sinh sản thậm chí là vô sinh.

Tránh mắc nhiễm trùng trước khi mang thai
Nhiễm trùng khi không được điều trị có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng như: dị tật bẩm sinh cho em bé, mất thính giác hoặc thị lực, khuyết tật và suy giảm tâm thần mạn tính,… nên đây là điều các mẹ cần lưu tâm trước khi đi vào hành trình mang thai nhé!

Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc hóa chất độc hại
Bạn cần hết sức cẩn thận khi tiếp xúc hóa chất độc hại. Vì những loại chất này có thể gây ra các bệnh như: suy giảm sản xuất trứng, bất thường về tinh trùng, giảm số lượng tinh trùng,… ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn.

Chú ý sức khỏe tinh thần
Hãy luôn giữ một tâm trạng lạc quan, vui vẻ nếu như bạn muốn tăng khả năng thụ thai. Vì buồn bã, lo lắng dễ khiến bạn thực hiện những hành vi không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Kiểm soát tốt cân nặng
Bạn nên giữ cân nặng phù hợp với thể trạng của mình, điều đó sẽ làm tăng khả năng thụ thai.
Nó được thể hiện qua chỉ số khối cơ thể (BMI), chỉ số càng cao dễ gây ra biến chứng trong lúc mang thai và khi sinh con. Nếu có chỉ số BMI thấp dễ gặp phải tình trạng sinh con thiếu cân.

Tập thể dục thường xuyên
Thói quen tập thể dục hằng ngày là việc bạn cần duy trì. Việc vận động sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm stress và tăng khả năng thụ thai.
Điều này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc những bệnh ảnh hưởng đến sinh sản như: suy giảm buồng trứng, tinh trùng bất thường,…

Cẩn thận khi chọn các loại cá
Trong thịt cá rất giàu axit béo omega – 3 giúp phát triển não và mắt. Tuy nhiên, một số loại cá có chứa thủy ngân gây hại cho cơ thể. Do vậy, bạn cần cẩn thận khi chọn các loại cá.

Chuẩn bị tài chính vững vàng
Nếu bạn chuẩn bị mang thai, tài chính là một thứ không kém phần quan trọng. Việc mang thai sẽ phát sinh rất nhiều chi phí như: Khám tiền sản, khám thai định kỳ,… Cho nên, tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà có thể chọn bệnh viện sản phụ khoa phù hợp.

Ngừng ngay uống thuốc tránh thai
Việc sử dụng thuốc tránh thai gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn có ý định mang thai thì nên ngưng sử dụng để đưa cơ thể trở lại trạng thái ban đầu, chu kỳ kinh nguyệt ổn định, điều đó sẽ tăng khả năng thụ thai.

Ăn thực phẩm giàu dưỡng chất
Một chế độ ăn lành mạnh và giàu dưỡng chất sẽ giúp hai vợ chồng tăng khả năng thụ thai hơn so với bình thường.
Ở phụ nữ nên ăn nhiều trái cây, rau tươi hay ngũ cốc nguyên hạt. Còn đối nam giới thì bổ sung các như chất kẽm và vitamin E giúp tinh trùng khỏe mạnh.

Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng
Để có thai, bạn sẽ cần học cách đếm ngày rụng trứng và những ngày dễ thụ thai nhất bằng cách theo dõi số ngày “đèn đỏ” mỗi tháng. Từ đó, bạn sẽ biết chu kỳ của mình kéo dài bao nhiêu ngày.

Bổ sung axit folic
Axit folic là một thành phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ có thai cũng như đây là một chất quan trọng cần được bổ sung vào cơ thể hằng ngày khi bạn có ý định có em bé. Vì nó giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Tìm hiểu về tiền sử bệnh của cả hai vợ chồng
Bạn sẽ cần tìm hiểu kỹ về tiền sử bệnh của hai vợ chồng đảm bảo không mắc những bệnh nghiêm trọng về di truyền. Điều đó sẽ giúp sẽ trẻ sơ sinh giảm nguy cơ mắc các bệnh về di truyền từ bố mẹ.

Hỏi xem “Bản thân đã thực sự sẵn sàng?”
Trước khi mang thai, bạn cần phải đảm bảo mình đã “thực sự sẵn sàng để làm mẹ chưa?” Cần có sự đồng thuận và sẵn sàng xây dựng một gia đình nhỏ từ 2 vợ chồng. Điều này là vô cần thiết để xây dựng gia đình hạnh phúc.

Xem thêm:
- Bỏ túi cách sử dụng bình ủ sữa cho bé để giữ nhiệt tốt
- Cách sử dụng cháo tươi cho bé ngon miệng
- Cách sử dụng dầu oliu cho bé ăn dặm nhiều dưỡng chất nhất
Vanhoadoisong.vn đã cung cấp cho bạn một số kiến thức cần thiết để chuẩn bị trước khi mang thai. Mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Hẹn gặp bạn ở những bài viết hay khác nhé!