Nguyên nhân và cách trị sổ mũi cho bé mà các mẹ nên biết

Tuy không mong muốn, nhưng cha mẹ không thể nào tránh khỏi được việc bị ốm của các bé. Trong các căn bệnh phổ biến, sổ mũi là căn bệnh mà các bé dễ bị mắc phải nhất. Hôm nay, hãy cùng vanhoadoisong tìm hiểu về sổ mũi và cách trị sổ mũi cho bé nhé!

Một số nguyên nhân làm cho bé bị sổ mũi

  • Không khí khô: Khi độ ẩm thấp, không khí hanh khô, nước mũi của bé bị khô, có thể thấy bé thở sụt sịt và bị sổ mũi.
  • Bé bị dị ứng: Vì mũi bé rất nhạy cảm nên có thể dễ dàng dị ứng với phấn hoa khói thuốc lá, bụi, lông chó mèo, nấm mốc,… làm cho bé bị sổ mũi.
  • Cảm cúm, cảm lạnh: Cảm cúm hoặc cảm lạnh cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi.
  • Mũi có dị vật: Những dị vật nhỏ như bụi, sỏi, hạt đậu,… cũng có thể làm cho bé bị ngứa mũi, liên tục hắt hơi và chảy nước mũi.
Một số nguyên nhân làm cho bé bị sổ mũi
Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi

Cách trị sổ mũi cho bé

Dùng nước muối sinh lý

  • Nhúng chai nước muối sinh lý vào nước ấm trước khi nhỏ vào mũi bé.
  • Để tránh ngạt thở, hãy đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra sau sao cho đầu thấp hơn chân.
  • Cho nước muối vào từng lỗ mũi. Trẻ dưới 1 tuổi ngày dùng 2 – 3 giọt, trẻ lớn hơn 4 – 5 giọt.
  • Chờ khoảng 30 giây để nước muối làm loãng chất nhầy trong mũi.
  • Cho trẻ ngồi xì mũi hoặc dùng máy hút mũi (trẻ nhỏ chưa biết xì mũi).
  • Nhỏ nước muối khoảng 4 lần mỗi ngày cho đến khi trẻ hết sổ mũi.
Dùng nước muối sinh lý
Dùng nước muối sinh lý để trị sổ mũi cho bé

Nấu nước gừng ấm cho bé tắm

Việc tắm trong nước gừng ấm sẽ làm tan chất nhầy trong mũi của bé giúp dễ dàng ra ngoài, mẹ có thể dễ dàng làm sạch chất nhầy trong khoang mũi bằng dụng cụ chuyên dụng.

Nấu nước gừng ấm cho bé tắm
Nấu nước gừng ấm cho bé tắm trị sổ mũi hiệu quả

Kê gối cao đầu cho bé khi ngủ

Nếu bạn đặt trẻ ngủ với tư thế nâng cao đầu, dịch mũi sẽ chảy ra ngoài mà không trào ngược lên khiến trẻ dễ bị nghẹt mũi.

Kê gối cao đầu cho bé khi ngủ
Kê gối cao đầu cho bé khi ngủ giúp bé không khó chịu

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu những cách trên không hiệu quả. Cha mẹ phải nghe theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý cho trẻ uống thuốc bừa bãi mà không có liều lượng nhất định.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể cho trẻ uống nhiều nướcăn đầy đủ chất để cải thiện việc bé bị sổ mũi.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để bé mau khỏi sổ mũi

Một số lưu ý mẹ cần biết khi trị sổ mũi cho bé

  • Không nhỏ nước tỏi vào mũi trẻ. Tỏi có tính cay, nóng có thể gây bỏng, phù nề, bỏng niêm mạc mũi ở trẻ.
  • Hạn chế việc vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên vì có thể làm mất đi lượng chất nhầy tự nhiên, làm khô mũi và tổn thương niêm mạc của trẻ…
  • Không dùng miệng để xì mũi cho trẻ, vì điều này có thể truyền vi khuẩn từ miệng bạn sang trẻ. Ngoài ra, hãy cẩn thận khi sử dụng máy hút mũi hoặc ống tiêm. Không đưa ống hút sâu vào trong mũi vì có thể gây phù nề niêm mạc.
  • Không lạm dụng các loại thuốc xịt mũi có chứa corticoid, kháng sinh… Vì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như giảm khả năng lành vết thương, giảm đường huyết…
Một số lưu ý mẹ cần biết khi trị sổ mũi cho bé
Lưu ý cẩn thận khi dùng đồ hút nước mũi cho bé

Cách phòng ngừa bệnh sổ mũi ở bé

  • Giữ ấm đầu, cổ, ngực, lòng bàn tay và lòng bàn chân của bé, đặc biệt là trong những ngày lạnh và thời tiết thay đổi.
  • Tạo một chế độ ăn uống khoa họcbổ sung các thực phẩm giàu vitamin (đặc biệt là vitamin C), sắt vào bữa ăn hàng ngày.
  • Đối với trẻ bú sữa mẹ, mẹ nên hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán để đảm bảo trẻ bú đủ sữa mẹ và đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
  • Dọn dẹp sạch sẽ giường của bé và đảm bảo không gian thông thoáng.
Cách phòng ngừa bệnh sổ mũi ở bé
Giữ ấm để bé không bị sổ mũi

Xem thêm:

Trên đây là cách trị sổ mũi cho bé mà các mẹ nên tham khảo. Hy vọng cha mẹ sẽ không bỡ ngỡ khi con bị sổ mũi và các em luôn khỏe mạnh nhé!

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Xem nhiều