Cách trị nổi mề đay tại nhà cho trẻ đơn giản, nhanh hết mà ba mẹ cần biết

Hiện tượng nổi mề đay ở trẻ không phải hiếm gặp. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến trẻ bị ngứa ngáy, quấy khóc, bỏ ăn. Vì vậy, Văn Hoá Đời Sống và chuyên mục Cẩm Nang Mẹ Và Bé sẽ chỉ bạn những cách trị nổi mề đay tại nhà cho trẻ để giúp trẻ thoải mái hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay

Bé bị nổi mề đay thường do các kích ứng dưới đây gây ra.

Nhiệt độ thay đổi thất thường

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em chủ yếu là do thời tiết hay nhiệt độ môi trường sống tăng giảm đột ngột, đặc biệt là khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh hoặc chuyển nóng.

Nhiệt độ thay đổi thất thường cũng khiến da bé bị nổi mề đay
Nhiệt độ thay đổi thất thường cũng khiến da bé bị nổi mề đay

Đồ ăn gây dị ứng

Trẻ ăn phải những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, cua, đậu phộng, tôm, trứng, lúa mì,… có thể bị nổi mề đay.

Đồ ăn gây dị ứng
Đồ ăn gây dị ứng

Côn trùng cắn

Dị ứng do côn trùng đốt cũng khiến bé bị nổi mề đay, ngứa ngáy, sưng tấy, đau rát. Nếu nặng hơn, bé có thể bị khó thở, nôn mửa, mạch nhanh, thở khò khè,…

Côn trùng cắn cũng khiến bé bị nổi mề đay
Côn trùng cắn cũng khiến bé bị nổi mề đay

Do uống thuốc

Một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau có thể gây kích ứng khiến bé bị nổi mề đay.

Bé bị nổi mề đay do uống thuốc
Bé bị nổi mề đay do uống thuốc

Tiếp xúc với hóa chất

Tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc chất gây kích ứng mạnh trong các sản phẩm tắm gội cũng khiến da bé bị nổi mề đay. Bên cạnh đó, các sản phẩm tẩy rửa gia dụng có hóa chất mạnh cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ.

Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi bé nằm trên gối, chăn, mùng, mền hay mặc quần áo được giặt sạch bằng nước xả vải hoặc bột giặt có hóa chất tẩy rửa.

Tiếp xúc với hóa chất
Tiếp xúc với hóa chất

Da trẻ cọ xát với quần áo

Quần áo được may từ vải len hoặc vải sợi nóng bức có thể chà sát vào da bé và gây nổi mề đay.

Da trẻ cọ xát với quần áo
Da trẻ cọ xát với quần áo

Cách trị nổi mề đay tại nhà cho trẻ

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Để hạn chế tình trạng bé bị nổi mề đay, bạn hãy chọn cho bé loại vải cotton 100% thoáng mát, vải sợi tre hoặc vải bông.

Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát
Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát

Dùng kem dưỡng ẩm

Nên dưỡng da cho bé đều đặn 1 ngày 2 lần bằng kem dưỡng ẩm để bé nhanh khỏi bệnh hơn. Sau khi bôi kem dưỡng ẩm có thể sử dụng kem chống ngứa cho con để hạn chế tối thiểu tình trạng ngứa da ở trẻ.

Lưu ý: Kem chống ngứa và kem dưỡng ẩm cần có những thành phần an toàn, dịu nhẹ không kích ứng da của trẻ.

Dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ
Dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ

Sử dụng sản phẩm gốc thực vật

Loại bỏ những sản phẩm gia dụng có chứa các hóa chất có hại như chất bảo quản, VOCs, amoniac, hóa chất tạo mùi hương, chroline,… Những thành phần này thường có mặt trong các sản phẩm làm thơm, tắm gội hay sản phẩm tẩy rửa.

Sử dụng những sản phẩm chứa thành phần tự nhiên từ thực vật được cơ quan uy tín chứng nhận về độ an toàn để bảo vệ làn da của bé. Những sản phẩm này không gây hại cho da và sức khỏe còn giúp bé tránh khỏi tình trạng bị nổi mề đay.

Sử dụng sản phẩm gốc thực vật
Sử dụng sản phẩm gốc thực vật

Cho bé uống nhiều nước

Mẹ có thể cho bé uống nước hoặc nước ép trái cây để tăng khả năng thải độc của cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch nhằm giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy trên da.

Cho bé uống nhiều nước
Cho bé uống nhiều nước

Làm mát da cho trẻ

Để con giảm viêmgiảm các triệu chứng khó chịu, sưng nóng, bạn có thể làm những cách sau để bảo vệ da bé:

  • Tắm nước ấm: Mỗi ngày bạn tắm nước ấm cho bé để nhiệt độ cơ thể của bé mát mẻ hơn. Bên cạnh đó, để giảm ngứa có thể thêm bột yến mạch vào nước khi tắm cho bé.
  • Chườm mát: Bọc đá bằng túi vải hay khăn để chườm mát cho trẻ giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, giảm viêm, nổi mẩn.
  • Lau người cho bé thường xuyên: Hàng ngày sau khi ăn uống, vui chơi, vệ sinh, học tập, bạn nên lau người cho bé sạch sẽ để loại bỏ những bụi bẩn cũng như các tác nhân khiến bé nổi mề đay.
Làm mát da cho trẻ
Làm mát da cho trẻ

Trị nổi mề đay bằng các phương pháp dân gian

Gừng

Ngoài làm gia vị, gừng còn là một vị thuốc chữa nhiều loại bệnh như hỗ trợ điều trị tình trạng hạ huyết áp, kháng viêm rất tốt. Được dùng trong các bài thuốc điều trị các bệnh như nổi mề đay, viêm xoang, viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm,…

Cách trị nổi mề đay nhanh nhất tại nhà bằng gừng gồm những bước sau:

  • Chuẩn bị 50g gừng tươi thái lát mỏng, 100g đường mía nguyên chất (cô đặc), ½ bát giấm.
  • Đun sôi hỗn hợp gồm giấm, gừng tươi, đường mía, sau đó để nguội.
  • Người nổi mề đay lấy hỗn hợp nước như trên pha chung với nước ấm và uống 3 – 4 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Gừng có thể trị nổi mề đay
Gừng có thể trị nổi mề đay

Nha đam

Lấy phần gel bên trong nha đam rồi bôi lên vùng da bị mề đay trong vòng 20 phút sau đó vệ sinh lại bằng nước sạch.

Nha đam
Nha đam

Lá bạc hà

Rửa sạch lá bạc hà tươi, đem giã và xay nát, vệ sinh da sạch sẽ cho bé rồi đắp lên. Bạn áp dụng cách này cho bé 2 lần/ ngày cho đến khi lành hẳn.

Lá bạc hà
Lá bạc hà

Lá khế

Bạn lấy lá khế tươi đã rửa sạch cho vào nước và đun sôi. Tiếp đến, bạn để nguội rồi dùng nước đó để ngâm hoặc rửa vùng da nổi mề đay của bé, áp dụng phương pháp này 2 ngày/ lần để tăng hiệu quả trị mề đay.

Lá khế
Lá khế

Lá trầu không

Việc sử dụng lá trầu không trị bệnh mề đay rất phổ biến và đem lại hiệu quả cao. Loại thảo dược này có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm nên dùng để chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa bằng các cách sau:

  • Cách 1: Dùng lá trầu không sạch sẽ, không sâu ngâm với nước muối pha loãng rồi để ráo nước. Tiếp theo, tiến hành giã nát rồi đắp lên vùng da bị nổi mề đay khoảng 30 phút, đến khi lá khô thì bỏ đi rửa da lại bằng nước sạch.
  • Cách 2: Đem một nắm lá trầu không tươi, ưu tiên lá sạch, không sâu, không hỏng, đun với nước, thêm vào 1 ít muối trắng. Dùng hỗn hợp này tắm cho trẻ không cần pha loãng.
Lá trầu không
Lá trầu không

Lá trà xanh

Đầu tiên, bạn lấy lá trà xanh đã rửa sạch đem nấu sôi với nước. Sau đó, dùng nước này pha với nước sạch để tắm cho bé hàng ngày, trị nổi mề đay rất hiệu quả.

Lá trà xanh
Lá trà xanh

Lá cây chó đẻ

Đem lá cây chó đẻ đã rửa sạch giã và xay nhuyễn rồi lấy lá đắp lên vùng da bị nổi mề đay của bé. Thực hiện cách này 1 lần/ ngày.

Lá cây chó đẻ
Lá cây chó đẻ

Bổ xung chất xơ và các vitamin A, C, E

Trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ bị nổi mề đay nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơcác loại vitamin như hoa quả tươi, rau xanh để hỗ trợ tăng sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài môi trường.

Bổ sung chất xơ và các vitamin A, C, E
Bổ sung chất xơ và các vitamin A, C, E

Dùng yến mạch

Bột yến mạch pha với nước ta được một hỗn hợp thiên nhiên có tác dụng giảm ngứa và giữ ẩm cho da. Mỗi khi nổi mề đay, có thể sử dụng hỗn hợp này đắp lên da trẻ, từ đó da mềmdễ chịu hơn nhiều.

Dùng yến mạch
Dùng yến mạch

Xem thêm:

Qua bài viết này, hy vọng đã giúp các mẹ bỉm tìm ra cách trị nổi mề đay tại nhà cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Hãy cùng đón chờ bài viết đầy thú vị và hấp dẫn đến từ Văn Hoá Đời Sống nhé!

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Xem nhiều