Hăm là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh vì bé có làn da rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Vậy hãy cùng vanhoadoisong điểm qua 8 cách trị hăm cho bé bằng phương pháp dân gian ngay tại nhà nhé!
8 cách trị hăm cho bé bằng các mẹo dân gian
Cách trị hăm cho bé ở vùng cổ
Lá trầu không
Lá trầu không là một trong những nguyên liệu tự nhiên thường được các mẹ áp dụng để chữa hăm cho bé ở vùng cổ. Vì nó có tính sát trùng, tiêu viêm và rất an toàn. Cách làm như sau:
- Đầu tiên, bạn cần có khoảng 3 – 5 lá trầu không. Rửa sạch với nước muối.
- Cho vào nồi nước, đun sôi, để nguội.
- Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho bé, dùng khăn thấm nước lá trầu không, vắt cho bớt nước rồi lau lên vùng cổ bị hăm.
- Lặp lại quá trình này 3 lần mỗi ngày. Sau 1 – 2 tuần sẽ giảm hăm rõ rệt.

Búp ổi, lá ổi
Đây là phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng. Tương tự như lá trầu không, búp ổi/lá ổi non có đặc tính sát khuẩn nên ngăn ngừa các vết loét xuất hiện, đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục của các vết hăm. Cách làm như sau:
- Chuẩn bị vài búp ổi hoặc bạn có thể dùng khoảng 10 lá ổi non.
- Rửa sạch và để ráo nước, sau đó đun sôi.
- Chờ cho nước nguội sau đó rửa lên phần cổ bị hăm cho bé.

Nụ vối
Lá và nụ vối có tính mát và không độc. Công dụng của nó là tiêu diệt được nhiều mầm vi khuẩn gây bệnh. Là một bài thuốc chữa hăm hiệu quả ở trẻ. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng 3 – 5 nụ vối, rửa sạch và để ráo nước.
- Đun nóng để nguội, rửa chỗ hăm 3 lần/ngày.

Lá mã đề tươi
Không những mát mà còn rất hữu ích đối với việc chữa hăm cho bé. Và hơn hết, lá mã đề tươi rất dễ tìm thấy. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng một nắm lá mã đề, rửa sạch.
- Đun lên lấy nước sau đó dùng khăn thấm và lau quanh vùng cổ của bé.
- Thực hiện 3 lần/ngày, sau 1 tuần hăm sẽ giảm rõ rệt.

Lá khế
Đây là một trong những cách trị hăm cho bé ngay tại nhà hiệu quả, nguyên liệu vô cùng gần gũi và dễ tìm. Các bước thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá khế sau đó rửa sạch.
- Giã nát và cho thêm một chút muối. Sau đó thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước.
- Dùng khăn thấm vào nước lá khế, sau đó lau lên vùng hăm của bé.

Dầu dừa
Dầu dừa là phương pháp dân gian được nhiều mẹ truyền tai nhau. Vì có giá thành rẻ và dễ tìm thấy nên phương pháp này ngày càng được áp dụng rộng rãi. Các bước thực hiện như sau:
- Rửa sạch vùng cổ bị hăm bằng nước ấm. Sau đó lau khô bằng khăn bông sạch.
- Dùng 2 thìa dầu dừa thoa nhẹ lên vùng da hăm của bé.
- Bôi 1 – 2 lần/ ngày, sau 1 tuần sẽ giảm rõ rệt.

Cách trị hăm cho bé ở vùng háng
Lá trà/Túi trà
Lá trà chứa nhiều vitamin tốt cho da, chất tanin và polyphenol trong lá trà còn giúp làm sạch và sát khuẩn. Từ đó giúp giảm nhanh triệu chứng hăm ở trẻ. Cách trị hăm cho bé ở vùng háng cụ thể như sau:
- Rửa lá trà sau đó ngâm với muối khoảng 5 phút.
- Đun sôi với một ít muối trong vòng 10 – 15 phút. Đợi nước nguội rồi lọc lấy phần nước.
- Dùng khăn thấm nước trà rồi lau nhẹ nhàng lên vùng da hăm của bé.

Khổ qua
Là loại quả có tính mát, giúp giảm ngứa và nóng rát cho vùng da bị hăm. Đây cũng là một bài thuốc được nhiều mẹ bỉm sữa dùng vì độ hiệu quả của nó mang lại rất cao. Cách thực hiện như sau:
- Dùng 3 trái khổ qua, rửa sạch và ngâm với nước muối, bỏ hạt và thái lát mỏng.
- Đun với 2 lít nước trong vòng 10 phút. Để nguội rồi chắt lấy phần nước.
- Rửa và mát xa nhẹ nhàng vùng da hăm của bé, sau đó lau khô.

Một số lưu ý khi trị hăm cho bé tại nhà
Hăm là một vấn đề khá thường gặp ở trẻ và việc điều trị không quá khó. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh tình trạng các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn:
- Không nên vội vàng sử dụng phấn rôm khi thấy bé có dấu hiệu bị hăm. Vì điều này có thể gây kích ứng da và làm chậm quá trình lành bệnh.
- Hạn chế sử dụng sản phẩm có hương thơm nồng vì có thể gây kích ứng, làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
- Tuyệt đối không dùng khăn giấy ướt có chứa propylene glycol.
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng các loại thuốc.

Xem thêm:
- Bỏ túi cách sử dụng bình ủ sữa cho bé để giữ nhiệt tốt
- Cách sử dụng cháo tươi cho bé ngon miệng
- Cách sử dụng dầu oliu cho bé ăn dặm nhiều dưỡng chất nhất
Bài viết đã cung cấp 8 cách trị hăm cho bé ngay tại nhà. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho các mẹ bỉm sữa trong quá trình chăm sóc con trẻ. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh nhé!