Thay bỉm là công việc nằm trong quy trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Đối với mẹ bỉm sữa, việc làm này tiêu tốn nhiều thời gian. Vậy đâu là cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh nhanh và hiệu quả? VANHOADOISONG sẽ hướng dẫn cách thay bỉm và cách dùng tã dán cho trẻ sơ sinh.
Khi nào cần thay bỉm cho bé
Những ngày đầu đời, trẻ sơ sinh có xu hướng đi vệ sinh rất nhiều. Mẹ nên chú ý thay bỉm mới khi bé đi đại tiện. Bên cạnh đó, cách 2 – 3 tiếng, cha mẹ có thể kiểm tra tình trạng bỉm của bé. Hạn chế để quá lâu, bé dễ mắc các bệnh da liễu. Và một số điều cần lưu ý:
- Dự trữ số lượng bỉm vừa đủ: khi cần thiết có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
- Mua bỉm phù hợp: luôn ghi nhớ cân nặng gần nhất của trẻ để chọn mua loại thích hợp với bé.
- Dự trữ khăn giấy ướt: để vệ sinh cơ thể bé.

Chuẩn bị thay bỉm cho bé
Trước khi thay bỉm mới cho trẻ, bạn nên chuẩn bị các vật dụng cần thiết và đặt trong tầm tay. Tùy vào loại bỉm, các vật dụng cụ thể bao gồm:
- Trường hợp dùng bỉm lót: Miếng lót sơ sinh mới, bỉm vải hoặc bỉm chéo, khăn giấy ướt cho trẻ sơ sinh, nước ấm, phấn rôm hoặc kem hăm.
- Trường hợp bỉm dán: Bỉm dán, khăn giấy ướt cho trẻ sơ sinh, nước ấm, phấn rôm hoặc kem hăm.

Cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Trẻ sơ sinh thường sử dụng nhiều loại tã khác nhau để thích nghi với từng quá trình phát triển. Bạn nên nắm rõ quy trình để có thể nhanh chóng thay tã mới cho con.
Các bước chuẩn bị cho quá trình thay tã là giống nhau. Nhưng khi mặc mỗi loại tã hoặc bỉm sẽ có một phương pháp thay khác nhau.
Bước chuẩn bị
Bước 1: Đặt bé lên mặt phẳng phù hợp
Đầu tiên, đặt bé lên một mặt phẳng sạch, an toàn và mềm mại. Đó có thể là đệm, cũi của bé. Bên dưới lót một tấm nệm chống thấm và khăn bảo vệ.
Mẹ nên đặt trẻ ở phần giữa giường. Không nên để trẻ nằm sát mép giường tránh tính trạng bé bị ngã. Hãy luôn đảm bảo quan sát và một tay đặt vào lòng bé dù bạn thay bỉm ở đâu.

Bước 2: Tháo và xử lý bỉm bẩn
Tiếp theo, khi mở bỉm, bạn nhớ kiểm tra xem bé vừa đi nặng hay đi nhẹ để xử lý bỉm theo quy tắc theo hướng sau:
- Cách thay bỉm đối với bé đi nhẹ: Nếu mông bé dính nước tiểu, bạn dùng khăn giấy để lau. Tiếp đó, gấp bỉm bẩn xuống dưới phía mông bé, cuộn gọn tã và để ở vị trí xa tầm tay bé.
- Cách thay bỉm đối với bé đi nặng: Nếu mông bé dính phân, bạn tạm thời lau bằng khăn giấy. Sau đó thực hiện các bước gấp tã như bên trên.

Bước 3: Vệ sinh da cho bé
Nhấc chân bé lên rồi vệ sinh vùng da bẩn bằng nước ấm và khăn giấy mềm. Nhớ lau sạch kẽ nếp nhăn trên da bé.
Khi đã vệ sinh xong, bạn nên đặt khăn và bỉm bẩn chung chỗ. Sau đó, dùng một miếng gạc thấm nước hoặc cồn y tế lau sạch các mảng bám phần cuống rốn tiếp xúc với da.
Bạn cũng có thể dùng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh nếu cần tắm cho bé. Sau khi tắm xong, lau khô nước trên cơ thể của bé. Đặt bé nằm trong vòng 1 – 2 phút.

Bước 4: Bôi phấn rôm/kem hăm
Sử dụng một ít phấn rôm hoặc kem hăm tán đều lên phần mông của bé. Hạn chế nguy cơ bị hăm, rôm sảy cho bé. Giúp làn da mịn màng, giảm cảm giác đau rát và khó chịu mặc tã.

Cách dùng miếng lót sơ sinh
Miếng lót sơ sinh thường được sử dụng chung với tã chéo hoặc bỉm vải. Trước khi bắt đầu, bạn nên đặt những vật dụng cần thiết trong tầm tay. Bên dưới là hướng dẫn cách thay miếng lót sơ sinh đúng cách:
Bước 5: Mặc bỉm/tã mới
Dùng bỉm vải hoặc tã chéo đã chuẩn bị trước để thay cho bé.
- Đối với bỉm vải: Chọn kích cỡ bỉm phù hợp với bé. Tiếp theo, mặc bỉm vào cho trẻ như cách mặc quần thông thường. Với những trẻ chưa rụng rốn, bạn nên điều chỉnh bỉm thấp hơn rốn. Bé sẽ cảm thấy thông thoáng, dễ chịu.
- Đối với tã chéo: Đặt bé ở giữa đai lưng và kéo vạt dưới lên. Sau đó, dán 2 miếng keo 2 bên lại sao cho tã vừa vặn, thoải mái với cơ thể bé.

Cách dùng tã dán
Tã dán hay bỉm giấy là vật dụng thiết yếu mà trẻ sơ sinh nào cũng nên có. Đặc biệt là vào ban đêm, mẹ thường xuyên đóng bỉm giúp bé ngủ ngon giấc hơn.
Bước 6: Mặc bỉm/tã mới
Kéo miếng dán ở hai bên bỉm dính lại sao cho ôm vừa người bé. Bạn nên điều chỉnh miếng dán vừa phải, thoải mái với bé.
- Tã quá chặt: giúp thấm hút tốt nhưng gây các vết hằn lên da bé.
- Tã có khe hở: rò rỉ các chất thải khi bé đi vệ sinh.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ngón tay để kiểm tra độ khít của tã dán. Hãy đảm bảo mẹ có thể chèn hai ngón tay vào giữa tã và eo của bé.

Lưu ý khi đóng bỉm giúp bé thoải mái
- Chọn loại bỉm có đáy dạng vải, không quá dày, nhất là ở phần đùi để bé luôn cảm thấy thoải mái.
- Chọn kích thước phù hợp với tuổi bé để bỉm không hằn lên bụng và đùi bé.
- Các loại bỉm hiện nay đều có phần dán rất chặt nên các mẹ không cần dùng kim băng để cài bỉm cho bé bởi rất có thế nó sẽ bật ra và khiến bé bị đau.

Lưu ý cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh
Thay bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Lưu ý về cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn. Cha mẹ nên dùng bông băng thấm nước nóng để nguội, lau sạch rồi dùng khăn mềm thấm khô vùng rốn. Ngoài ra, có thể khử khuẩn vùng xung quanh rốn của trẻ bằng cồn 70 độ rồi lau khô.
Hãy kéo và uốn cong phần bụng, lưng của bỉm, để hở phần rốn của trẻ, giúp thúc đẩy quá trình hồi phục và ngăn ngừa dính nước tiểu vào rốn hoặc nhiễm trùng rốn.

Sự khác nhau giữa thay bỉm cho bé trai và bé gái
Thực tế, quá trình thay bỉm cho bé trai và bé gái khá giống nhau. Cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo để vệ sinh bé sạch sẽ và nhanh gọn hơn.
- Đối với bé trai:
Nên để bộ phận sinh dục hướng xuống hoặc dùng khăn phủ lên vùng kín để tránh trường hợp bé tiểu tiện ngược lên trên.
Sau đó, nhẹ nhàng lau các vùng xung quanh vùng kín. Nếu bé đã cắt bao quy đầu, bạn nên vệ sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Đối với bé gái: Dùng khăn ấm lau từ phía trước ra sau để đảm bảo vi khuẩn không lây lan. Đừng quên lau các phần kẽ trên da và phần mông của bé. Không mở phần âm đạo để làm sạch bên trong.

Xem thêm:
- Bỏ túi cách sử dụng bình ủ sữa cho bé để giữ nhiệt tốt
- Cách sử dụng cháo tươi cho bé ngon miệng
- Cách sử dụng dầu oliu cho bé ăn dặm nhiều dưỡng chất nhất
Bài viết đã đưa ra hướng dẫn cụ thể từng bước và lưu ý cần thiết. Mong rằng bố mẹ đã ghi nhớ thêm được những mẹo hay về cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh và cách dùng tã dán cho trẻ sơ sinh. Hãy chia sẻ cho bạn bè cùng biết nữa nhé!